Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Những kinh nghiệm quý (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=162)
-   -   Những điều cần biết khi sưu tầm tem Anh (tiếp theo) (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=11319)

BoZoo 26-03-2013 06:11

Những điều cần biết khi sưu tầm tem Anh (tiếp theo)
 
4 File đính kèm
Như trong phần trước, tôi đã đề cập đến loại tem phổ thông dùng chung trong bốn khu vực mà dòng tem với hình tượng Nữ hoàng (hay là tem Machin) là khó phân loại nhất. Có lần, một người bạn STT khi nhận được chiếc FDC mà tôi tặng, ngoài lời khen ra anh ta hỏi ngay tại sao có những con tem không thấy đề giá tiền?


Điều đó cũng không phải là lạ bởi vì nếu anh cũng sống ở VQ Anh này thì chắc anh không cần phải hỏi. Chúng ta hãy làm quen một chút với đời sống hàng ngày liên quan đến việc gửi thư tín, bưu kiện và vấn đề trượt giá do sự mất giá của đồng tiền trong những năm gần đây.

Theo quy định của ngành bưu chính, những bức thư thông thường gửi trong phạm vi VQ Anh thống nhất một giá và không phân biệt gần hay xa, trong phạm vi thủ đô London hay ngoại thành, không phân biệt là gửi đến xứ Wales hay gửi đi Bắc Ireland. Người gửi có quyền lựa chọn là gửi nhanh (thư đến người nhân trong vòng một ngày) và sẽ phải trả nhiều hơn một chút bằng cách dán con tem hạng nhất, ‘First class’ (hay ‘1st ’). Ngược lại, nếu người ta gửi thư chậm (thư đến người nhân trong vòng ba ngày) thì sẽ dán tem hạng hai, ‘Second class’ (hay ‘2nd’).

Bên cạnh đó, giá tiền người gửi phải trả phụ thuộc vào trọng lượng và cỡ kích thước bì thư. Giá trên áp dụng với những bì thư dày dưới 5mm, khổ nhỏ C5 (dùng cho thư khổ A5), và trọng lượng dưới 100gr. Khi những giới hạn kích thước này bị vượt qua, có nghĩa bì thư sẽ thuộc loại khổ lớn (‘Large’). Khổ lớn này cũng có trọng lượng và kích thước quy định, cụ thể là phong bì C4 (dùng cho thư khổ A4) và chiều dày không vượt quá 25mm, và trọng lượng dưới 750gr. Nếu bì thư mà có trọng lượng, kích thước vượt quá giới hạn này, nó được coi là bưu kiện và có giá hoàn toàn khác. Từ đó dẫn đến là có thêm hai loại tem Machin khác dành cho những bì thư nội dịa VQ Anh, đó là ‘First class, Large’ (hay ‘1st Large’) và ‘Second class, Large’ (hay ‘2nd Large’).

File Đính Kèm 182348 File Đính Kèm 182345

Trình tự từ trái qua phải: 2nd (50p), 2nd Large (69p), 1st (60p) và 1st Large (90p)

Đến đây, chúng ta cũng lưu ý rằng, những con tem loại ‘First class’ hay ‘Second class’ chỉ in số ‘1st’ hay ‘2nd’ (một cách tương ứng). Tương tự, những con tem thư khổ lớn được in thêm chữ ‘Large’ và kích thước con tem đôi khi cũng in hơi nhỉnh hơn loại đã nêu một chút. Những con tem này luôn đi cùng một bộ trong mỗi đợt phát hành mới.

File Đính Kèm 182346
Sự khác biệt giữa con tem 1st và con tem 1p

Về giá của những loại tem này, tại thời điểm hiện tại, giá loại tem 2nd là 50p (pence) và loại 1st là 60p; tương tự loại 2nd Large là 69p và loại 1st Large là 90p. Vài năm trước, giá cũ của bốn loại tem này lần lượt là 36p, 46p, 58p và 75p. Điều này thể hiện một cách rõ ràng rằng những con tem phản ánh thực tế giá trị của đồng tiền và hệ thống giá cả của xã hội. Về góc độ sưu tầm thì người ta thường dễ dàng bỏ qua sự chênh lệch giá cả, nhưng đối với người dân nói chung thì những điều này khá là quan trọng, nó thể hiện sự thu nhập của họ thụt giảm bình quân gần 20% trong vòng vài năm.

Điều khá lý thú với những con tem này là nó có giá trị sử dụng nhất quán, có nghĩa là nếu trước đây bạn mua một con tem 1st với giá 46p và giữ nó cho đến nay thì bạn vẫn có thể dùng nó để gửi một bức thư hạng nhất đúng theo quy định; nhưng nếu trước đây bạn mua mấy con tem Machin có tổng giá tiền mặt 46p và để đến giờ thì bạn sẽ không thể gửi được bức thư nào.

temsong 30-03-2013 08:44

Cảm ơn bác BoZoo đã cung cấp những tư liệu quý báu này để giúp mọi người sưu tập tem nước Anh !

XuanAnh 09-04-2013 13:58

5 File đính kèm
Thêm 1 điều thú vị cần biết về Tem Anh!
Anh là quốc gia duy nhất không để tên nước trên tem của họ mà lại in bóng nghiêng của Quốc vương đương nhiệm trên tem. Sở dĩ điều này được Hiệp hội Bưu chính Thế giới cho phép vì Anh là nước phát hành ra những con tem đầu tiên trên thế giới!:P ==> Muốn xem thêm thông tin thú vị về con tem đầu tiên trên TG thì... Click here http://vietstamp.net/forum/showthrea...338#post186338

File Đính Kèm 183359
Sheet máy bay Concorde ( to quá nên scan không hết): 200k >> Chị Chie đang thanh lý đó! Ai thích mua nha! XA thích mà ko có tiền mua! rẻ đó! ^^ http://vietstamp.net/forum/showthread.php?t=11292
File Đính Kèm 183358
File Đính Kèm 183357
Hoặc đã có hình ảnh Nữ Hoàng trên tem rùi thì ko có in biểu tượng "hình bóng" đó nữa!
File Đính Kèm 183355
File Đính Kèm 183356

XuanAnh 09-04-2013 15:29

To be continued...!
 
4 File đính kèm

Năm 1964, William Shakespeare trở thành người đầu tiên không thuộc Hoàng Gia được in trên tem của Anh Quốc.
File Đính Kèm 183365
chân dung William Shakespeare


File Đính Kèm 183367
và hình trên Tem (1964) :PQuá vip:D


File Đính Kèm 183368
Shakespeare on a stamp celebrating the Bicentenary of Australian Settlement, 1988


File Đính Kèm 183369
Cả vở kịch cuả ông cũng đc lên "tem ké"...^^:D


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 13:26.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.