Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Những kinh nghiệm quý (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=162)
-   -   Sưu tập Phong bì thực gửi (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=1189)

The smaller dragon 02-05-2008 10:29

Sưu tập Phong bì thực gửi
 
Nhu da loan bao, hom nay toi gioi thieu voi gioi suu tam tem VN mot phong bi thuc gui co tinh cach gioi thieu nuoc VNDCCH.
Nhung truoc het, toi muon xac dinh la nguoi dan tem cho phong bi thuc gui di Bi ngay 12/5/1955 voi bo BL co tem BD va NP da thieu xot khong dan tem tuong trung cho mien Bac (Ho Hoan Kiem) vi trong thang 5/1955, tem HHK van con duoc phep luu hanh tai Sai Gon.
Phong bi thuc gui toi gioi thieu hom nay duoc gui di tu Hai Phong ngay 31/8/1960, dau Buu Dien chuyen tiep la Ha Noi ngay 2/9/1960 dong o mat sau cua phong bi. Nguoi gui co ten la PhMr. J. Kordac thuoc Benh Vien Tiep tai Hai Phong (chi tiet in va viet tay o mat sau phong bi). Nguoi gui hay nguoi nhan chac cung thuoc gioi suu tap, vi tem duoc chon de dan tren phong bi co tinh cach dai dien cho rat nhieu khia canh khac nhau cua nuoc VNDCCH. Ve lanh tu, co tem Chu Tich HCM va Le-Nin. Ve chinh the, co tem quoc huy va co Lien So. Ve dau tranh co tem Chien Thang Dien Bien, Phu Loi va dau tranh thong nhat. Ve lich su, co tem ky niem Hung Vuong. Ve san vat, co tem dua. Ve cac dan toc, co tem nguoi Kinh va nguoi Thuong (E De). Ve sinh hoat cua dan chung, co tem the duc the thao (mo^n ban sung va boi loi). Viec mot nguoi ngoai quoc chon va dan tem theo chu? y' gioi thieu nuoc VNDCCH da giup gioi choi tem ngay nay co mot vat pham doc dao va day y nghia.
Toi dang cho doi su gop y cua cac ban -lao luyen hay moi buoc chan vao nghe suu tap- ve hai phong bi thuc gui ma toi gioi thieu tren website cua CLB Viet Stamp nay. Neu trong so quy vi va cac ban, cac em, cac chau (toi tren 60 tuoi roi, bat dau suu tam tem VN tu nam 1956!) co nguoi thich loai suu tap nay (tuc suu tam chuyen de "Lich Su Buu Chinh (Postal History)", toi se tiep tuc. Neu khong co ai huong ung, toi se thoi, de khong lam mat thi gio va cho^~ tro^'ng cua website nay nua.

Poetry 12-05-2008 09:16

Poetry đã post phong bì của bác The smaller dragon lên rồi. :D

hat_de 12-05-2008 09:23

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi Poetry (Post 7056)
Poetry đã post phong bì của bác The smaller dragon lên rồi. :D

:-O trời ơi 1 bì thư vô giá, "khủng" quá =P~ lại có cả tem bơi trên sông Hồng :((

Lu Tich Nguyen 13-05-2008 10:47

FDC - Một hướng sưu tập thú vị
 
Mấy cái bì thực gửi mà bạn The Small Dragon post trên thật là quý báo, nếu như bạn là người chuyên chơi về đề tài "Lịch sử bưu chính", thì ủng hộ bạn hảy giới thiệu thêm cho các bạn trẻ học hỏi. Rất tiếc trâugià là người mua bán tem, bản thân không có một bộ sưu tầm gì có thể gọi là độc đáo, giử được trong tay cơ hồ là những gì chưa bán ra được, thì tự an ủi nói thứ đó là tem mình sưu tậm.

Theo thiển ý của trâugià, bì có giá trị về lịch sử bưu chính phải là những bì thực gửi, chứ không phải những bì như FDC đống dấu đẹp đẹp mà chưa có gửi qua đường bưu chính. Mà bì thực gửi còn chia làm 2 loại, 1 là những bì thư mà người gửi thuần túy là vì gửi thư mà gửi, tiếng Mỹ gọi là commercial cover cái thứ 2 cũng là bì có thực gửi qua đường bưu điện, nhưng người gửi
không phải vì cằn gửi thư mà gửi, mà là vi mục đích chơi tem mà gửi, loai bì này tiếng Mỹ gọi là philatelic cover, nói tới giá trị thì đương nhiên là bì commercial cover cao hơn philatelic cover. Trâugià từ trước đến nay, không chơi FDC, sau năm 1976, mới biết thiên hạ giờ này thịnh hành chơi bì thực gửi, nên mới bất đầu giử lại hết những bì mà bạn bè bốn phương gửi về, nói thật 99% là bì philatelic. vì bạn mình đều là dân chơi tem. với lại thời còn chưa di dân sang Mỹ, còn ở Cholon, chính tự tay mình cũng gửi qua nhiều bì dán tem đặc biệt mà thực gửi, sau khi qua Mỹ rồi, vì cằn tiền nuôi gia đình, cũng đã bàn đi rất nhiều, nhưng vẫn còn giử lại được vài cái mình thích để chơi, như cái bì post dưới đây. tg dán 10 con tem hoa hướng dương đều không bình thường, đặc biệt là 2 con tem bên trái, con trên là mất màu đỏ, con dưới là màu vàng in 2 lần, 1 lần là in ngược.

hat_de 13-05-2008 11:05

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi contraugia (Post 7102)
...commercial cover ...philatelic cover...

bì thực gửi đúng với bản chất của nó là những tài sản vô giá ko chỉ của người chơi tem mà còn của lịch sử.
bì thực gửi mang tính sưu tập tuy giá trị lịch sử ko bằng nhưng đẹp và đôi khi rất ý nghĩa.

Mỗi cái có 1 thế mạnh riêng, rất vui được tiếp tục xem các vật phẩm của các bác :D

Chúc các bác mạnh khỏe và có thời gian rảnh đề truyền đạt kinh nghiệm và niềm đam mê !

The smaller dragon 13-05-2008 20:01

Lich su buu chinh
 
May hom nay ban chuyen, hom nay moi vao website Viet Stamp, thay y kien cua contraugia rat chinh xac, va y kien cua hat_de rat dung. Vay toi se tiep tuc gioi thieu nhung bi thuc gui va mong cac the he tre rut duoc mot hai kinh nghiem trong viec suu tam.

Theo thie^?n y' cua toi, gia tri lich su buu chinh tu thap den cao cua ba loai phong bi tem la: phong bi ngay dau tien (First Day Cover, FDC), phong bi choi tem (toi tam dich chu Philatelic Cover, PC), va phong bi thuc gui (Commercial Cover, CV). Neu nhin theo khia canh my thuat, thi phong bi FDC dep nhat voi day du bo tem va dau Buu Dien chinh thuc xac nhan ngay phat hanh dau tien bo tem ay. Loai FDC cung la nhung phong bi sach se nhat vi FDC khong phai trai qua mot hanh trinh "gian kho" nao! Neu nhin theo khia canh tem suu tam, thi phong bi choi tem hay nhat voi nhung con tem in sai, dac biet, co y nghia, van van (nhu contraugia da lam nhieu). Nhung nhin ve khia canh lich su buu chinh, thi nhung phong bi thuc gui co gia tri nhat vi khi gui, tem tren phong bi da dong dung vai tro cua no: nhung 'bie^n lai" de Buu Dien mot quoc gia chung to da thu tien cong chuyen mot la thu hay mot buu kien tu nguoi gui den tay nguoi nhan.

Ve FDC, choi FDC rat cau ky, tuy theo quan niem cua tung nguoi va tuy "tui tien" nua. Bo suu tap FDC VNCH cua toi co bo co toi hon 30 cai khac nhau. Nhung neu ai chi co FDC moi bo mot cai cung da du roi, vi truoc het no dem lai niem vui cho nguoi suu tam va neu chung ta co moi bo tem mot cai FDC thi dau co the noi la ...thieu duoc?!

Ve PC, trong gioi choi tem mien Nam, toi thay co hai nguoi lam nhieu Phong Bi Choi Tem la bac Nguyen Bao Tung (da mat) truoc nam 1975, va contraugia sau nam 1975. Khong biet bac Dam Trung Thien (da mat?) o mien Bac co lam PC khong? Nen nho rang nhung phong bi Lien Khu V hien co bay gio RAT, RAT NHIEU CAI GIA, nhung hoi cuoi nhung nam 1940's khi o Thanh Hoa, gia dinh toi da nhan duoc PHONG BI LKV CO DAN TEM LKV nen phong bi LKV co tem la CO THUC day!

Ve CV, thi nguoi suu tap chung ta chi co mot cach la co gang tim kiem, va phai biet ...chi tie^`n! Truoc nam 1975, o mien Bac co mot nguoi ten Trinh Xuan Con co gui nhieu phong bi sang DDu''c rat hay. Day la nhung phong bi TXC dung de gui tem sang cho mot nguoi o Duc (nguoi nay ten la Theo Klewitz, mot nha suu tam va nghien cuu sau sac ve tem VNDCCH va CHXHCNVN), nen nhung phong bi nay la loai Phong Bi Thuc Gui, chu khong phai loai Phong Bi Choi Tem.

Toi da lam mot vat pham buu chinh hoi nam 1997, trong dip "Trien Lam Tem The Gioi Pacific 97" de ky niem lan dau gap go Giam Doc Cong Ty Cotevina dem tem VN sang gioi thieu va ban o Hoa Ky. Do la mot cai postal card cua Buu Dien Hoa Ky voi tem cau Golden Gate (cau nay o San Francisco, CA.) va tem co hinh cau Golden Gate cua Viet Nam cung con dau cua hai nuoc, nhan dip VN tham du cuoc Trien Lam Quoc Te ay.

TAI BUT. Ten hieu cua toi la The smaller dragon, khong phai la The small dragon dau! Cam on.

Lu Tich Nguyen 14-05-2008 03:37

FDC - Một hướng sưu tập thú vị
 
Trước tiên, xin báo tin cho bạn The Smaller Dragon là trâugià vừa mới nhận được thư của ông Dương Hội Louis (Mirador). Ổng còn khỏe, trên thư có địa chỉ của ổng, nếu bạn muốn liên lạc thì gửi thư đi địa chỉ trên là được rồi.


Rất cám ơn ý kiến của bạn The Smaller Dragon. Chơi tem là chơi cái sở thích của mình, trâugià nhận thấy, đại đa số là thích chơi FDC, đặc biệt là FDC với nhiều cachet khác nhau, nhưng bản thân tg thì không thích FDC. Trước năm 1975, tg cũng không chơi bì thực gửi luôn, đến nay có vài cái vẫn giử là vì mấy cái đó có kỷ niệm đặc biệt. Sau năm 1975, có ông bạn buôn tem ở Hong Kong, nhờ tg làm rất nhiều bì thực gửi gửi sang HK cho ổng, ống nói là thiên hạ giờ này thịnh hành chơi bì thực gửi, bán có giá, cũng vì biết vậy, nên tg cũng tự làm một số bì thực gửi, đặc biệt là bì có dán tem dị bản, in sai, gửi đi cho các con ở HK và Mỹ, và các bạn thân, dặn họ giử lại hết phong bì, để sau này tg lấy lại. Và cũng vì tg gửi bì qua HK cho bạn, trên bì có tên người gửi, mà ông bạn đó bán bì qua Tây Đức cho ông Theo Klewitz, khi ông Theo thấy tên và địa chỉ của tg, thì biên thư hỏi có thể cung cấp tem cho ổng không? tg vốn là người buôn tem, đương nhiên là được, vậy lại có liên lạc với ông Theo từ năm 1978. Ổng là người chuyên sưu tầm tem và bì của VNDCCH và CHXHCNVN nổi tiếng, rất tiếc ổng đã mất vào tháng 10 năm 2004.

Sau năm 1975, Từ Hà Nội có nhiều tay buôn tem cầm tem của VNDCCH vào Saigon bán, trong đó có ông Vũ Hiếu Thắng, ông này bán cho tg nhiều nhứt, cũng có một số tem quý hiếm, đoạn đầu mua được tem, đa số là bán qua HK hoạc Pháp, không phải bán cho Dương Hội mà là bán cho ông Lê Trọng Hoàng (cũng đã mất). Sau 1978, mới bán trực tiếp cho ông Theo. Mà lúc bấy giờ, tg chưa có ý định chơi tem VNDCCH, chỉ chú tâm về tem CHXHCNVN in lổi và in sai, nên mua được tem quý hiềm cũng bán cho ông Theo hết, giờ này nghỉ lại, thật là hối hận. Tg bắt đầu chơi luôn tem VNDCCH là năm 1982, lúc đó tem hiếm đã ít thấy xuất hiện nửa, vì người có tem đã bán đi nhiều rồi!!! nên ngày nay, trong bộ tem truyền thống VNDCCH của tg không có con tem nào là quý hiếm lắm, tuy tg từng mua qua khá nhiều, nhưng vì tham tiền, cũng bán đi hết.

Ông Theo Klewitz có cho xuất bản vào 1955 một quyển sách nhỏ nhỏ nói về tem VN, đặc biệt là tem VNDCCH. Khi ổng nói với tg, thì tg xin ổng để lại 1 quyễn, nhưng ổng chỉ còn 1 quyễn củ củ và cũng đã mất hết 1 trang, ổng tặng cho tg luôn. Đây là quyễn sách giới thiệu tem thiệt thơi Liên Khu V khá nhiều, là 1 quyễn sách rất hửu ích cho những ai chơi tem VNDCCH.

Dưới đây là hình của 2 cái bì có dán tem dị bản mà tg gửi cho ông Theo và xin lại, và trang đầu của quyễn sách của ông Theo viết, in bằng tiếng Đức và tiếng Anh.






Nguoitimduong 14-05-2008 22:14

Thưa các bác, cháu có 1 thắc mắc là làm thế nào để xác định 1 phong bì quý hiếm (vd Pbì Liên khu V) là giả hay thật? Cháu nghe nói là Phong bì đó phải có chữ ký của 1 người có uy tín trong giới tem ở mặt sau (nhưng chữ ký cũng có thể giả được) hoặc được bán ra từ những bậc thầy thật uy tín thì mới dám tin, thế nếu tình cờ thấy có món đồ nào đó hay hay trên ebay hay delcampe thì làm sao xác định được và dám mua ạ?
Rất mong nhận được ý kiến quý báu từ các bậc tiền bối. Cháu cảm ơn các bác và chúc các bác nhiều sức khỏe ạ!

Lu Tich Nguyen 15-05-2008 06:17

FDC - Một hướng sưu tập thú vị
 
Bạn nêu 1 câu hỏi rất hay. Chúng ta làm sao xác định 1 cái phong bì là quý hiếm, thường thường là căn cứ vào cái giá trị lịch sử của nó, thí dụ như bì của LKV, vì bì LKV đồ giả quá nhiều, nên người mua phải rất cẩn thận, nhưng mua được bì LKV thì đương nhiên không phải là mấy người mới vào chơi tem, phải là nhửng ai đã chơi tem lâu năm và là chú tâm sưu tầm về tem Việt Nam, nhửng người chơi tem VN lâu năm thì tự nhiên phải phân biệt được cái nào là thiệt, cái nào là giả, biết nó là thiệt rồi còn phải coi theo cái giá trị thị trường mới trả giá đi mua, như bì có dán tem HCM giấy dó, năm ngoái có 1 cái bán trên ebay, do 1 người ở bên Pháp mua với giá 3000$, hình như sau:


Roi tháng trước, lại có 1 cái nữa cũng bán trên ebay, do 1 ngưới ở Mỹ mua với giá 2375$, hình như sau:


Không ngờ hôm 8 tây tháng 5 này, trên ebay lại xuất hiện thêm 2 cái nửa, 1 cái là bì nguyên vẹn, chỉ bán được 266$, thật là rẻ bất ngờ, còn cái nửa chỉ có bìa mặt, lại bán được 338$. Mấy năm trước, trâugià mua được bộ sưu tập của ông Trần Nguyên, (đã mất), là cán bộ cao cấp thuộc Nha Bưu Điện Bắc Việt khi xưa, cũng là bạn chơi tem của ông Đàm Trung Thiện, và cũng là người cọng tác biên soạn ra quyễn danh mục bưu chính do Hội Tem Việt Nam xuất bản năm 1991, trong quyễn danh mục, ổng có giới thiệu 3 phong bỉ, 1 cái là dán tem tạm thời với dấu nhật ấn bưu điện : Cẩm Giang - Hải Dương - Liên khu III, ở trang 10, và 1 bì dán tem HCM giấy dó 2d, bì đã rách thành 2 mảnh,
và 1 cái bì dán tem LKV, ở trang 14, bộ tem của ổng mà tg mua được, không có cái bì LKV, chỉ cón cái bì dán tem tạm thời và cái bì giáy dó, đương nhiên trong bộ đó còn có nhiều tem quý hiêm khác, để sau này, tg viết bài "60 năm một đới tem" mới giới thiệu cho các bạn tham khảo. Sau khi mua được, tg giử lại mấy món mình thích, còn lại thì bán ra, một để lấy vốn, hai để kiếm lời, tay buôn tem mà !!! Cái bi giấy do vì đã rách thành 2 mảnh, tg không thích lắm, mà có 1 người ở Saigon, đồng ý cho tg 1 con tem "Thiên Lý Mã" cọng thêm vài trăm đô đổi lấy cái bì đó, thì tg cho đổi rồi. Nói vậy dài dòng quá, trở lại vấn đề chính, các bạn có thể hỏi, cùng một loại bì, sao có cái bán đắt như vậy mà có cái bán rẻ mạt, nguyên nhân có thể là trước tháng 5 này, ít có thấy bi dán tem giấy dó xuất hiện, nên khi có thì người cằn cứ tranh nhau bỏ giá cao cầu mua cho được, sự thực, có thể mua cũng không có nhiều người, một khi đã có rồi, thì cái thứ 2 dù rẻ cũng không muốn mua nửa, thì có người hên nắm được cơ hội mua rẻ thôi, cơ hội này không phải có hoài đâu ! Trên ebay, sẽ còn có 4 bì dán tem giấy dó đấu giá nữa, chờ xem kết quả thế nào.

vnmission 15-05-2008 19:22

Bác Trâu Già, mọi người sẽ rất chờ đợi bài "60 năm một đời tem" của bác. Chắc chắn nó phải là một cuốn sách - bác cố cho ra đời sớm nhé!
Về mấy bì thư của mijo7570, cháu thấy bác coi là thật (?). Không hiểu sao cháu lại nghi ngờ, vì thấy chúng cứ na ná nhau, kể cả các con tem, lại có vẻ "sạch" quá, giấy trắng quá, dấu hủy đầy đủ quá... Có lẽ không ít người nghĩ như cháu, nên không bid.
Cuốn sách của Theo Klewitz, bác có thể cho diễn đàn cùng thưởng thức được không ạ?
Cảm ơn bác rất nhiều!

The smaller dragon 16-05-2008 00:14

Bi thu mijo 7570
 
Xin hoi may cai "bi thu mijo 7570" duoc dua len trong muc nao? Cam on.

nguoiyeutem 16-05-2008 00:23

1 File đính kèm
Cháu xin phép được góp vui bằng phong bì đặc biệt này. Đây là phong bì giấy dó, được gửi từ Trường Thiếu sinh quân Liên khu 10 ở Việt Bắc năm 1949. Thư quân bưu nên không dán tem. Trên phong bì có con dấu của Trường Thiếu sinh quân Liên khu 10. Quân đội Nhân dân VN khi đó còn mang tên là Quân đội Quốc gia VN.

Cháu xin được hỏi là cái bì này có giá trị sưu tập không? Và giá thị trường của nó khoảng bao nhiêu?

Kính mong các bác tiền bối giúp đỡ cho cháu. Cháu xin cảm ơn.


File Đính Kèm 6535

Poetry 16-05-2008 00:53

Poetry đã post hình 2 phong bì của bác The smaller dragon lên rồi ạ! :D

The smaller dragon 16-05-2008 01:40

Nhung kinh nghiem quy
 
Truoc het, toi xin cam on Ban Quan Tri VietStamp.net, nhat la Poetry, da chuyen mot so bai va hinh anh tu trang "Tem VNCH truoc nam" sang muc "Nhung kinh nghiem quy" thich hop hon, vi nhung bai va hinh anh ay lien he den nhieu dong tem cua VN chu khong phai chi co dong tem VNCH, va noi dung co tinh cach thong tin, trao doi kinh nghiem... co the co ich cho dan choi tem, nhat la cac the he tre moi buoc chan vao nghe choi.
Toi cung cam on contraugia ve nhung phat bieu va thong tin cua anh. Nhan viec contraugia neu y kien rieng ve cac phong bi LKV, toi xin luu y gioi choi tem trong nuoc, la trong viec suu tam tem, chung ta nen phan biet ba gioi khac nhau: Mot la nguoi suu tam tem (collector); Hai la nguoi suu tam va nghien cuu ve tem (philatelist); va Ba la nguoi buon ban tem (dealer)! Vi the, khi trao doi y kien, chung ta can biet "background" cua nguoi phat bieu, vi mo^~i gioi co cai nhin khac nhau ve cu`ng mot van de, tham chi mau thuan nhau day!
Tro lai van de tem va phong bi LKV, toi khuyen gioi collecor trong nuoc chua nen di vao khia canh nay vo^.i. Tuc la chua nen mua phong bi LKV. The nao cung bi LUA, mat nhieu tien mot cach oan uong! Phan toi, toi se khong trinh bay ve tem LKV. Kinh nghiem ve viec toi viet bai gioi thieu Buu Thiep Nam Bac hoi nam 1997 tren tap chi chuyen mon cua Hoi Tem Hoa Ky (bai tua de "Vietnam Family Postal Cards 1955-75," trong tap chi American Philatelist so 1163 (Dec. 1997), tr. 1114-1121) khien sau do gia buu thiep o VN dang tu US$.20-.50/thiep len $US$50.00-80.00/thiep va ke gian con lam gia ca buu thiep nua. Toi so rang viet bai ve LKV se gay nhieu tranh cai vo ich, va mat thi gio ma thoi! (Co the vao mot ngay dep troi nao do trong tuong lai, toi se trinh bay gop vui cung chung ta!) De thong tin, toi xin bao la thang Gieng nam 1995, mot dealer nguoi Duc ten la Reiner B. rao ban dau gia mot so luong rat lon (160 cai) phong bi LKV tai nuoc Duc. Hau qua la sau do, anh dealer nay bi Hoi Tem Hoa Ky (American Philatelic Society, APS) khai tru khoi Hoi vi buon ban do gia!
Nhung toi se gioi thieu tem cua Vuong quoc Sedang (vung Pleiku-Kontum bay gio) thoi Phap thuoc. Chac dai da so cac ban tre o VN -ke ca o hai ngoai- chua he nghe noi ve tem Sedang phai khong?

hat_de 16-05-2008 08:30

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi The smaller dragon (Post 7304)
.... chung ta nen phan biet ba gioi khac nhau: Mot la nguoi suu tam tem (collector); Hai la nguoi suu tam va nghien cuu ve tem (philatelist); va Ba la nguoi buon ban tem (dealer)....

Em thấy quan điểm này rất đúng và mọi người nên có ý thức về việc đó
chơi về LK hầu hết là những người chơi truyền thống, ít nhiều cũng có chút kinh nghiệm xong vẫn có thể bị lừa
còn nhưng bạn trẻ collector thì ko lo lắm vì họ ko mua, đơn giản là họ thích tem chuyên đề hơn

tham gia xung quanh LK là các nhà bán tem, nhà nghiên cứu và nhà sưu tầm. ở đó dealer lừa collector, còn philatelist ít hơn vì đôi khi họ chỉ nghiêm cứu mà ko phải lúc nào cũng mua, thông thường là như vậy.

Sẽ có 1 lượng lớn đồ giả được luân chuyển tạo nên sự hấp dẫn cho kênh tem lạ thường này.

Hy vọng thật giả vì cũng nên giới thiệu hết trên mạng làm kho tư liệu tham khảo cho cả người sưu tầm mới và người nghiên cứu.

vnmission 16-05-2008 10:40

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi The smaller dragon (Post 7300)
Xin hoi may cai "bi thu mijo 7570" duoc dua len trong muc nao? Cam on.

Chính là mấy cái bì thư mà bác Trâu Già đã nói đang rao bán trên eBay đó ạ, người bán có nick là mijo7570:

http://search.ebay.com/search/search...fsoo%3D2&fgtp=

vnmission 16-05-2008 11:24

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi gung (Post 7301)
bì này có giá trị sưu tập không? Và giá thị trường của nó khoảng bao nhiêu?

Tôi không có kinh nghiệm gì về bì thư, cũng hoàn toàn không phải là "tiền bối" nên không dám lạm bàn. Chỉ xin phép nêu nhận xét: bì thư này chắc là chuyển tay, vì chưa qua bưu điện và không ghi địa chỉ của người nhận - nếu ở mặt sau có dấu/địa chỉ thì lại là chuyện khác - vì vậy giá trị không cao. Nhưng nó 99% là thực, vì người ta chả làm giả bì thư chuyển tay như vậy làm gì, hơn nữa bì thư làm từ giấy dó hơi bị hiếm, nên giá trị của nó không thấp. Nó thực sự có giá trị sưu tập! Nếu thấy trên eBay chẳng hạn, tôi sẽ bid US$100, nhưng chắc nó sẽ bán được khoảng US$500.

The smaller dragon 16-05-2008 14:59

mijo 7570
 
Xin cam on vnmission ve thong tin ve mijo 7570. Ong ta/anh ta thu mua duoc nhieu phong bi (vua thuc gui vua choi tem) tu VN gui sang Hoa Lan, co nhieu cai tot lam!
Tro lai phong bi LKV, toi de nghi gioi choi tem chung ta dung lam on ao, keo mot gia dinh o Ha Noi lai tiep tuc lam phong bi gia ("phong bi ga'c be^'p") tung ra thi truong! (Thong tin ve viec lam gia nay la do hai tay choi tem lao luyen nguoi Viet va mot dealer nguoi My bao cho toi biet da lau. Toi chua kiem chung duoc nguon tin nay dung hay sai, cac ban o tai cho^~ chac biet hon toi, nhung khoang 10-15 nam truoc day, mot dealer nguoi My ten Richard Clever -chu cua cong ty buon tem Asia Philatelics o San Jose, CA- gui cho toi ba phong bi LKV de ho?i y' la that hay gia, thi toi thay mot trong ba phong bi ay co con dau tro`n "ve~" BANG TAY!).

Nguoitimduong 16-05-2008 15:42

@Thưa bác Trâu, cháu cám ơn bác rất nhiều về câu trả lời và những kinh nghiệm quý báu mà bác đã truyền đạt.
Cháu cũng có một thắc mắc từ lúc bắt đầu chơi tem Việt Nam là những dòng phong bì nào được xem là khó tìm và được giới chơi tem truyền thống đánh giá cao ạ? Thật tình là vì cháu chỉ nghe nói tới Phong bì LKV thì mới đưa ra làm ví dụ thôi chứ thật tình chúng cháu vẫn còn mù mờ về về vấn đề này lắm, mong rằng sẽ được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quý báu của những bậc đi trước. Cháu xin cảm ơn ạ.

The smaller dragon 17-05-2008 01:04

Dealer
 
Trong mot bai truoc, khi phan loai nhung nguoi lien he den phong trao suu tam, toi chua co dip noi den tam quan trong cua gioi buon ban tem, tuc cac dealer. Phan noi ngay rang neu khong co gioi buon ban tem, phong trao se rat eo uot khong the phat trien duoc, vi khong co nguon cung cap tem va cac vat pham buu chinh khac.
Nhan xet cua toi la cac nha buon tem nguoi Viet phan lon deu xuat than la nhung nguoi choi tem ca. Nhung ho co nhieu sang kien va nhung nhan dinh kha chinh xac ve thi truong tieu thu trong tuong lai. Vi the, ho da tao ra nhieu vat pham buu chinh doc dao, gia tri, khien cho khong mot nguoi choi tem nao ma khong me thich. Hom nay, nhu mot loi cam on cac nha buon tem goc Viet da dem lai cho toi nhung gio phut sang khoai sau cong viec trong suot hon mot nua the ky qua, toi xin gioi thieu mot vai vat pham buu chinh ma cac nha buon tem nguoi Viet da sang tao.
MOT, la cu Pham Van Truong (da mat) da sang tao ra nhung thiep maxima tem Dong Duong va VNCH. Cu Truong cung la nguoi da lam may cai FDC bo tem Bao Long sau nay tro nen rat hiem va dat gia.

HAI, la ong Nguyen Bao Tung (da mat) da sang tao ra nhung philatelic covers voi cac "dau co^? ddo^.ng" (postal cancellation) trong suot ba thap nien 1950-60-70 o mien Nam.

BA, la ong Lu Tich Nguyen (Nam California?, USA) da sang tao ra nhung phong bi philatelic covers voi hai ba dong tem khac nhau cua VN (tem VNDCCH, MTDTGPMNVN, CHMNVN, CHXHCNVN...) va tem di ban.

Con nhieu nha buon tem nguoi Viet da sang tao ra cac vat pham buu chinh nua, nhung chi co ba nguoi toi neu tren la san xuat kha nhieu, nhung nguoi khac thi thinh thoang moi "ra tay."

Noi di thi phai noi lai, co mot so nguoi buon tem VN da lam tem va vat pham buu chinh GIA MAO de danh lua nguoi choi. Cac the he tre moi buoc chan vao nghe choi, nen can than!

Lu Tich Nguyen 17-05-2008 05:40

Sưu tập phong bì thực gửi
 
Trước tiên, xin trả lời câu hỏi của bạn nguoitinduong, phong bì nào được coi là có giá trị và được giới chơi tem truyền thống đánh giá cao? Câu này hơi khó trả lời tý, vì phải tùy theo sở thích của mọi người, người thì cho là phải có giá trị lịch sử bưu chính, người thì cho là phải có dán với mấy con tem không bình thường, (như TG) người thì cho là cái FDC có con dấu đặc biệt, v.v., tóm lại vẫn là bì có lịch sử bưu chính giá trị cao hơn, nhưng loại bì này không có nhiều, lại sợ đồ giả, phải những người chơi tem lâu năm và có kinh nghiệm mới dám đụng tới, và cũng vì loại bì này thường bán với giá cao, không phải ai ai cũng có khả năng mua được.

Trâugià là người 100% mua bán tem, trước khi mua vô cái gì, cái suy nghĩ đầu tiên là món này mua vô rồi có dễ bán lại không? có lời không? như mấy món sẽ bán trên ebay 2 ngày sau, thì TG tuyệt đối không mua, không phải vì hoài nghi cái thiệt giả, mà là vì sẽ có nhiều người tranh giành, giá sẽ không rẻ, hai nửa là ai ai cũng biết món nay bán ra từ ebay với giá bao nhiêu bao nhiêu, thì sau này mình bán ra sẽ khó kiếm lời.

Còn vấn đề thiệt giả, theo quan niệm cá nhân của TG, thì đương nhiên là đồ thiệt càn tốt, nhưng dù là đồ già và mình đã biết nó là giả, miễn giá mua không đắt lắm, thì đồ giả TG cũng mua, mua không phải để bán lại, mà là để làm tài liệu tham khảo, vì không có giả thì làm sao so ra cái thiệt, không có xấu thì làm sao biết cái tốt cái đẹp, phải không các bạn.

hat_de 17-05-2008 08:49

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi contraugia (Post 7363)

Còn vấn đề thiệt giả, theo quan niệm cá nhân của TG, thì đương nhiên là đồ thiệt càn tốt, nhưng dù là đồ già và mình đã biết nó là giả, miễn giá mua không đắt lắm, thì đồ giả TG cũng mua, mua không phải để bán lại, mà là để làm tài liệu tham khảo, vì không có giả thì làm sao so ra cái thiệt, không có xấu thì làm sao biết cái tốt cái đẹp, phải không các bạn.

chí phải bác ạ !
cháu ủng hộ quan điểm này
tiện đây nếu bác rảnh xem hộ cháu cái này

chẳng là trong 1 đợt đi chợ tem thấy có bì thực gửi chuyên đề bơi lội Dân Chủ Cộng Hòa có 15 k, thấy rẻ cháu mua liền

trên 1 phơi tem có tới 4 con CTO nghĩ có cái bì thực gửi cho thêm tí chút xíu xíu quy hiếm, tiếc quá hình như nó ko phải đồ thiệt

http://www.vietstamp.net/forum/attac...1&d=1210674911

khi xem qua nó trên mạng 1 nhà sưu tập đã phân tích các yếu tố chứng minh đó khó có khả năng đồ thiệt, cháu cũng thấy phân tích đó có lý.

nếu rảnh bác xem qua coi thế nào !

Chúc bác cuối tuần vui vẻ mạnh khỏe để giúp lớp trẻ :D

Nguoitimduong 17-05-2008 11:56

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi contraugia (Post 7363)
Trước tiên, xin trả lời câu hỏi của bạn nguoitinduong, phong bì nào được coi là có giá trị và được giới chơi tem truyền thống đánh giá cao? Câu này hơi khó trả lời tý, vì phải tùy theo sở thích của mọi người, người thì cho là phải có giá trị lịch sử bưu chính, người thì cho là phải có dán với mấy con tem không bình thường, (như TG) người thì cho là cái FDC có con dấu đặc biệt, v.v., tóm lại vẫn là bì có lịch sử bưu chính giá trị cao hơn, nhưng loại bì này không có nhiều, lại sợ đồ giả, phải những người chơi tem lâu năm và có kinh nghiệm mới dám đụng tới, và cũng vì loại bì này thường bán với giá cao, không phải ai ai cũng có khả năng mua được.

Trâugià là người 100% mua bán tem, trước khi mua vô cái gì, cái suy nghĩ đầu tiên là món này mua vô rồi có dễ bán lại không? có lời không? như mấy món sẽ bán trên ebay 2 ngày sau, thì TG tuyệt đối không mua, không phải vì hoài nghi cái thiệt giả, mà là vì sẽ có nhiều người tranh giành, giá sẽ không rẻ, hai nửa là ai ai cũng biết món nay bán ra từ ebay với giá bao nhiêu bao nhiêu, thì sau này mình bán ra sẽ khó kiếm lời.

Còn vấn đề thiệt giả, theo quan niệm cá nhân của TG, thì đương nhiên là đồ thiệt càn tốt, nhưng dù là đồ già và mình đã biết nó là giả, miễn giá mua không đắt lắm, thì đồ giả TG cũng mua, mua không phải để bán lại, mà là để làm tài liệu tham khảo, vì không có giả thì làm sao so ra cái thiệt, không có xấu thì làm sao biết cái tốt cái đẹp, phải không các bạn.

Cháu cảm ơn bác Trâu đã trả lời cháu. Thật tình mà nói thì với khả năng hiện tại (cả về tài chính lẫn kiến thức), cháu chẳng dám mon men tới mấy món đồ độc này làm gì, nhưng khi mình đã bắt đầu chơi về tem truyền thống thì dĩ nhiên cũng muốn tìm hiểu thêm về những nét độc đáo, lôi cuốn của dòng tem này. Được nhìn ngắm các bì thư của các bác post lên đây, tuy nó không được đẹp (vẻ bề ngoài) bằng các bộ chuyên đề, nhưng ít ra thì cháu vẫn cảm giác được cái vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong qua con tem ,dấu đóng, nét chữ, sự phai màu của giấy theo thời gian... Cháu thât sự cảm ơn bác Trâu và Bác The smaller dragon rất nhiều về những kiến thức uyên thâm mà các bác đã truyền đạt trên đây. Thật sự cảm ơn... !

Lu Tich Nguyen 18-05-2008 01:22

Sưu tập phong bì thực gửi
 
Xin trả lời vấn đề của bạn GK, cái bì mà bạn post lên, hình ảnh quá mờ, và không thậy thực vật, với lại TG chỉ là người dealer (đôi khi cũng giữ lại những gì mình thích để chơi, một ngày nào đó, có ai trả giá cao, vẫn bán như thường, bản tánh người dealer mà !!!) TG không phải philatelist, nên biết mình không có tư cách xác định thật giả, nhưng nếu trên lập trường mua bán, thì loài bì như vậy TG không mua để làm hàng.

Về sử dụng máy vi tính, trâugià là hậu học tiểu bối, ngu đến nổi không biết làm cách nào trich dẫn nguyên vân của bạn GK để trên đầu bài này, viết được bài đã tự cho là giỏi lắm rồi. Đừng chê cười nha. Hehe!

Về bạn nguoitimduong, Trâugià không tán thành những ai chưa sưu tầm đủ bộ tem truyền thống của một nước nào, (như người Việt chơi tem VN, người Hoa chơi tem TQ) thì không nên dính tay vào những tem gì thuộc về tạm thời hoạc chỉ cho dùng vào một địa hạc nào đó, cái đó phải để các bậc advance collectors ( không biết phải dịch là người sưu tầm thượng hạng hay không?) hoạc philatelist đi chú tâm. Cũng may là TG thấy các giới trẻ chơi tem hiện giờ, đa số thích về tem đề tài, vì tem đề tài dễ thỏa mãn sở thích người chơi hơn, thì mấy cái bì cổ điển gì đó không lừa được các bạn trẻ trên 2 DĐ được!!!

hat_de 18-05-2008 01:49

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi contraugia (Post 7418)

Về sử dụng máy vi tính, trâugià là hậu học tiểu bối, ngu đến nổi không biết làm cách nào trich dẫn nguyên vân của bạn GK để trên đầu bài này, viết được bài đã tự cho là giỏi lắm rồi. Đừng chê cười nha. Hehe!!!

ko cần phải qoute bác à, bác diễn đạt mọi vấn đề đều sáng rõ rồi
thật nhưng nhà sưu tập lão thành làm được như bác chỉ đếm được trên đầu ngón tay
các bạn trẻ VN giờ ít chơi truyền thống, mấy vụ lừa hay mua nhầm đồ thật đồ dỏ xảy ra chưa nhiều.

Tuy phần lớn chơi chuyên đề nhưng những kinh nghiệm về truyền thống thế nay rất quý ạ !

Chúc bác mạnh khỏe và tiếp tục viết :)

huuhuetran 09-08-2008 09:08

Rất tâm đắc với các phát hiện của Bác TG , chuyên đề tem VNDCCH 1945 -1961 cúa tôi được HC ở BK2008 vừa rồi tôi cho là nhờ có các bì thực gửi thời đó ,rất mong được học hỏi nhiều hơn nữa.Thành thật cám ơn

hoangtrang 12-08-2008 12:27

cám on bác traugia va bac smaller dragon đã đề cập đến ông ĐÀM TRUNG THIỆN ,một nguời rất thân thiết với cháu,theo cháu được biết rõ thì ông ĐAM TRUNG THIỆN chưa bao giờ làm PC,Để tiếp nôi chủ đề này,một ngày gần đây cháu sẽ gửi nhờ các bác góp y về quan điểm về giá trị 1 bì thư thực gủi cũng như cách tính giá trị dựa trên những con tem và các chi tiết khác của 1 bì thư thực gửi.

hoangtrang 23-08-2008 10:33

bì thư thục gửi
 
các bác thân mến!
Một bì thư quý,đẹp theo cháu thì như sau
-chứa nhiều thông tin về bưu chính,được thể hiện qua các con tem trên đó và các nhãn tem,con dấu trên đó...
-nó quý hiếm vì nằm trong 1 giai đoạn lịch sử có nhiều khó khăn,không cho phép dễ dàng tồn tại các bì thư này.
Nhìn lại quá khứ và ra thế giới các bì thư sau thuòng quý
Nói chung các bì thư trước thế chiến 2,ở châu âu coi như cổ vật,quý hiếm,Cụ thể như bì thư THỤY SỸ,PHẦN LAN..
Các bì thư gửi từ địa danh mà lúc đo có nhiều lộn xộn như nội chiến,tình trạng khó khăn do KT,do chính sách bế quan tỏa cảng...như bì thư NGA NHẬT giai đoạn 1904-1905,bì thu vùng chiến sự trong thế chiến 2 như UCRAINA 1941-1942,bì thư BẮC TRIỀU TIÊN 1951-1952,bi thư VNDCCH 1954-1969,bi thư TRUNG QUỐC 1964-1968.
nhận xét riêng vì sao bì thư VNDCCH 1954-1969 quý có nhiều lý do,cháu sẽ tổng kết thử các bác góp ý nhé,có gì sai sót các bác bỏ qua:
-Giới sưu tâm MBVN lúc đó thưc sự có 11 người,chẳng ai có suy nghsx và tâm trí làm bì thư cả(cụ CÁN HANG TRỐNG,cụ THỨC TRANG THI,bác THẮNG LÒ ĐÚC,bác THIỆN HÀNG BẠC,bác HOÀN HÀNG GAI,bac SỀNG,bác KHÁNH HÀNG KHAY,bac VỸ SỸ QUAN QUÂN Y,bác HÙNG,bác NHẬT SỸ QUAN HẢI QUÂN và bác CHƯƠNG SỸ QUAN QUÂN Y)
-Bản thân cháu đã rửa qua tay hang trăm nghìn con tem như vậy,mỗi tuần từ 800 con đến 3000 con,trong thời gian 1962-1964,sau đó do đi sơ tán nên số lương thưa hơn,nhưng đến năm 1970 mới chấm dứt.
-do bì thư làm giấy chất lượng kém,dán bằng hồ nếp(món ăn khoái khẩu của bọn mối mọt)do thời tiết ẩm mốc,do tem dán ít tem chuyên đề và tem in còn chưa đẹp,do khó khăn KT,mọi người không còn suy nghĩ cho tem,chứ nói gì đến bì thư.v..
Đây là mặt yếu,nó cũng có mặt mạnh dẫn đến quý như có nhiêu nét riêng như dấu khắc gỗ,nhãn tem máy bay và nhãn tem bảo đảm,mực viết,địa chỉ người gửi nhiều khi chỉ là các con sốv.v..
Vài suy nghĩ nông cạn,có gì sai các bác lý giải giúp cháu nhé!cháu rất cám ơn.

Nguoitimduong 23-08-2008 10:38

Em còn được nghe nói thêm là nếu vì thư gởi từ miền Bắc sang các nước tư bản ( và ngược lại ) và các bì thư gởi từ miền Nam sang các nước XHCN ( và ngược lại ) rất khó kiếm . Hồi đó mà nhà ở Hà Nội mà nhận được một lá thư từ Mỹ thì sẽ là tâm điểm của cả phường mất ...

hat_de 23-08-2008 12:37

1 File đính kèm
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi hoangtrang (Post 14161)
các bác thân mến!
Một bì thư quý,đẹp theo cháu thì như sau
...........
Vài suy nghĩ nông cạn,có gì sai các bác lý giải giúp cháu nhé!cháu rất cám ơn.

Rất khâm phục kiến thức và hoạt động thực tiễn của bác hoangtrang
Mong được xem nhiều hơn nữa các bài nghiên cứu về bì thư và các vật phẩm của bác

Nhân có nhắc tới giáo sư - đại tá Trần Quang Vỹ

xin giới thiêu 1 tấm hình
năm ngoái tại TL tem lớn của TL bác Vỹ có tham dự 1 bộ tem 5 khung giới thiệu các bì tem có con dấu HP thời pháp, thật ngưỡng mộ, xem đi xem lại cũng chưa hiểu hết những vấn đề liên quan tới những bì đó.
ông đang cùng các bác trong hội tem thuyết minh cho ngài phó chủ tịch thành phố

File Đính Kèm 10708

từ trái sang bác Hoàng Châu Kỳ, bác Hoàng Văn Kể - phó chủ tịch tp HP, bác Vỹ, bác Vũ Văn Tỵ phó chủ tịch Hội tem Việt Nam và ngoài cùng bên phải là bác Trịnh Quang Tác - chủ tịch Hôi tem Hải Phòng.

Hy vọng bác Vỹ còn khỏe và được gặp lại ông tại TL tem Quốc Gia VIETSTAMPEX 2010 và xem những bì thư quý hiếm của người :)

vnmission 23-08-2008 17:17

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi hat_de (Post 14186)
năm ngoái tại TL tem lớn của TL bác Vỹ có tham dự 1 bộ tem 5 khung giới thiệu các bì tem có con dấu HP thời pháp

Hy vọng HAT DE hay các bạn khác co hình chụp/scan của bộ 5 khung này? Cảm ơn bạn!

vnmission 23-08-2008 18:49

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi hoangtrang (Post 14161)
đã rửa qua tay hang trăm nghìn con tem như vậy,mỗi tuần từ 800 con đến 3000 con,trong thời gian 1962-1964,sau đó do đi sơ tán nên số lương thưa hơn,nhưng đến năm 1970 mới chấm dứt.

Bạn Hoang Trang còn giữ những con tem này không? Tôi tin chắc nếu vẫn còn, thì bây giờ chúng cũng quý lắm. Không chỉ bác Bao Khanh, mà chắc chắn rất nhều người cũng sưu tập những con tem đã qua sử dụng này.

Tôi thấy người miền Bắc trước đây tâm niệm "tốt gỗ hơn tốt nước sơn", "cái nết đánh chết cái đẹp"... nên:

- Người không chơi tem, nếu giữ chỉ giữ nội dung, tức là bản thân lá thư, mà ít giữ phong bì. Thực ra thời chiến, giữ những thứ đó làm gì, trong khi phong bì có thể giúp nhóm bếp, đốt đi lại đỡ ẩm mốc, mối mọt. Đối với số rất ít những phong bì còn chưa được đưa ra nhóm bếp hoặc thu gom bán đồng nát ngay, thì một thời gian sau cũng được huy động vào nhiệm vụ cao cả này, một phần quan trọng vì cái... mùi không hề dễ chịu của chúng.

- Người chơi tem chuyên nghiệp không bao giờ "làm bì thư", vì chúng là đồ giả (!); người không chuyên thì chỉ "chơi tem", "sưu tập tem" chứ không ai "chơi/sưu tập phong bì".

hat_de 23-08-2008 20:13

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 14197)
Hy vọng HAT DE hay các bạn khác co hình chụp/scan của bộ 5 khung này? Cảm ơn bạn!

Đó là bộ tem đặc biệt, vì giá trị lịch sử và giá trị của nó trên thị trường
Trong quá trình chuẩn bị cho TL, các bộ trưng bày được được đưa tới hội tem HP, riêng bộ của bác Vỹ Hội tem Trung ương chuyển xuống trực tiếp và lắp ráp sau cùng.
TL kết thúc nó được tháo và cất ngay, ko ai được phép tiếp cận, vì thế ko thể scan, nếu có thì chỉ chụp hình TL
Giả sử gk có lưu hình đó post lên mạng thì chỉ 5-10 phút sau là bác Vỹ sẽ được biết.
Nếu ko có bản quyền e ko thể xem trừ khi tới TL tem Quốc Gia 2010.
gk cũng mong được xem lại nó vì những lần xem trước ko hiểu mấy ... híc híc

hat_de 23-08-2008 20:23

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 14203)
Bạn Hoang Trang còn giữ những con tem này không? Tôi tin chắc nếu vẫn còn, thì bây giờ chúng cũng quý lắm. Không chỉ bác Bao Khanh, mà chắc chắn rất nhều người cũng sưu tập những con tem đã qua sử dụng này.

Tôi thấy người miền Bắc trước đây tâm niệm "tốt gỗ hơn tốt nước sơn", "cái nết đánh chết cái đẹp"... nên:

- Người chơi tem chuyên nghiệp không bao giờ "làm bì thư", vì chúng là đồ giả (!); người không chuyên thì chỉ "chơi tem", "sưu tập tem" chứ không ai "chơi/sưu tập phong bì".

đúng như vậy đó, nếu chơi tem đơn thuần thì ko ai "làm bì" và "giữ bì". Tuy nhiên có những người đi trước thời đại, có tầm nhìn xa, hoặc đoán định được tương lai hoặc ít nhất cũng là tiếp cận được trào lưu đó từ đâu đó thì vẫn giữ vì và chủ động trong việc tạo bì thực gửi theo đúng nghĩa thực gửi.

Có lẽ bác Vỹ là 1 trong số những người như vậy !

hoangtrang 24-08-2008 05:05

SỰ THẬT LÀ SỰ THẬT,bạn hạt dẻ và bạn vnmission không tin cũng không sao,cái quan trọng nhất là lao động khổ sai đó đã tạo cho tôi niềm đam mê sưu tầm tem và một chút vkinh nghiệm về bì thư,còn chắc chú VỸ cũng chủ yếu mảng bì thư quân đội vn là chủ yếu!

vnmission 24-08-2008 07:41

Bạn Hoang Trang, tôi chưa hề tỏ ý nghi ngờ, chỉ có ý... tiếc thôi!

hat_de 24-08-2008 09:12

em cũng ko nói là ko tin mà
chắc anh hoangtrang hiểu nhầm 1 đoạn nào đó
đúng vậy, bác Vỹ chủ yếu mảng quân đội

bác ấy là người viết cuốn danh mục tem Quân đội VN, ko rõ năm nay cụ bao nhiêu tuổi rồi, hy vọng 2010 ông vẫn tham gia TL được !

Chúc anh và mọi người cuối tuần vui vẻ & mạnh khỏe!

duca 24-08-2008 17:49

2 File đính kèm
Sự thật việc sưu tập phong bì thực gửi cho mãi đến những năm 90 thì mới được giới chơi tem quan tâm rộng rãi và Duca còn nhớ tại thời điểm này đã nhận được lời khuyên của Bac D (một nhà buôn tem lớn ở SG) là không nên rửa tem Bác Hồ giấy dó trên phong bì vì lý do Bác D đã từng rửa các phong bì trên và con tem đã bị rã ra và không thể lấy được tem chết!. Thật là tiếc!. Tuy nhiên qua đây Duca cũng lưu ý khi sưu tập phong bì thực gửi nên lưu giữ cả lá thư vì qua nội dung thư có thể có những tư liệu giúp ích cho ta như qua phong bì sau:


File Đính Kèm 10776

File Đính Kèm 10777

hoangtrang 26-08-2008 02:13

sự thật HT chẳng giữ gì cả,ô THIỆN đổi với người bạn HUNGARY 100 tem vn chết lấy 1 bộ tem hung sống,còn bì thư hoàn toàn không có,HT đã cố tìm khi có dịp ở đông âu mà không thấy!Nhiêm vụ HT là xé hết phần giấy có mực viết,ngâm nước rồi rửa hết hồ,phơi lên báo,khi khô thi phân loại:tem mệnh giá cao,tem 0 dấu,1 dấu,2 dấu và tem rách.Tem quá nhiều đóng gói 100 con/1 gói.Đôi khi phát hiện cả tem dị bản nữa,HT chỉ rửa đuọc có 8 tem cử tạ thôi,vì sao lại nhớ kỹ thế vì nó liên quan đến 1 sự việc HT đến với tem,lúc khác kể tiếp nhé!

hat_de 26-08-2008 08:18

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi hoangtrang (Post 14413)
...HT chỉ rửa đuọc có 8 tem cử tạ thôi,vì sao lại nhớ kỹ thế vì nó liên quan đến 1 sự việc HT đến với tem,lúc khác kể tiếp nhé!

khi nào rảnh anh kể sớm nhé
8 con cử tạ đó mà còn trên bì thì thật vô giá =P~
bác Thiện hẳn có cách huy động đặc biệt để có 1 đầu vào dồi dào như vậy !


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 00:16.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.