Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Bưu chính Việt Nam trước năm 1889 (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=196)
-   -   Bưu cục Nam Kỳ (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=5920)

vnmission 20-03-2010 09:43

Bưu cục Nam Kỳ
 
3 File đính kèm
Thu thập đây đó, chia sẻ với các bạn:


nino huynh 13-11-2011 23:09

bì thư Đông Dương dấu lạ
 
Hôm nay nhân đọc bài của bác vnmission. Nino kiểm tra lại thấy mình có bì thư Đông Dương này có dấu đẹp mà lạ lạ post lên cho mọi người cùng xem và mong được cung cấp thêm thông tin về bì có dấu này.thực ra cái này là một bức thư có dán tem mặt ngoài rồi gửi đi.không nằm trong bì...

http://img39.imageshack.us/img39/7587/photo0232.jpg

http://img853.imageshack.us/img853/2854/photo0233p.jpg

Dấu POSTE RURALE, PROVINCE DE SADEC, TAN LOC...
http://img207.imageshack.us/img207/8652/photo0234nr.jpg

Mặt trong là lá thư
http://img59.imageshack.us/img59/7403/photo0235c.jpg

http://img20.imageshack.us/img20/5452/photo0237u.jpg

http://img683.imageshack.us/img683/4986/photo0238uv.jpg

Kèm theo món này xem cho vui
http://img703.imageshack.us/img703/1293/photo0240e.jpg

Xin nói thêm vài thông tin về địa hạt SA DEC (theo cách gọi thời còn là thuộc địa Đông Dương)
Năm 1867, Pháp hủy bỏ hệ thống hành chính Nam Kỳ lục tỉnh, chia Nam Kỳ thành nhiều địa hạt. Tỉnh An Giang lúc trước lại chia làm 3 địa hạt: Châu Đốc, Sa Đéc, Ba Xuyên. Địa hạt Sa Đéc từ năm 1867 đến 1876 gồm 3 huyện An Xuyên, Vĩnh An và Phong Phú. An Xuyên tách ra từ Vĩnh An, còn Phong Phú sau này là một phần của Cần Thơ.
Năm 1889 tỉnh Sa Đéc được thành lập bao gồm các quận: quận Châu Thành(tức thị xã Sa Đéc, một phần huyện Châu Thành và các vùng lân cận), quận Cao Lãnh (tức Cao Lãnh ngày nay), quận Lai Vung (tức huyện Lai Vung và các vùng lân cận).
Tân Lộc là khu vực thuộc quận Lai Vung.thời điểm này Ấp Tân Lộc A thuộc Xã Tân Dương, Huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp.

nam_hoa1 14-11-2011 20:44

Poste rurale xin tạm dịch là : bưu chính nông thôn
Thuở xưa ở Nam Kỳ ,người Pháp thường đặt những bưu trạm nhỏ gọn , những xe bưu cục lưu động ở những vùng xa trung tâm tỉnh hoặc bưu cục chính mà người bản địa khó có thể đi lại vì phương tiên vận chuyển , địa hình phức tạp....
Mục đích của loại hình bưu chính này nhằm thu hút thư từ , điện tín trao đổi trong dân kéo dài trong một vài ngày
Tân Lộc - Lai Vung là một vùng cù lao trù phú nằm giữa sông Hậu ( ngày nay thuộc phường Tân Lập , quận Thốt nốt , thành phố Cần Thơ ) Muốn đến được đây phải đi đò từ Lai Vung qua hay sang đò từ Thốt Nốt.
Ngày xa xưa đó , muốn gửi được lá thư ,người dân phải đáp xe đến Sa Đéc hoặc xuôi về Long Xuyên . Một lượt đi là một đoạn đường dài hơn 20 km
Cho nên người Pháp đặt tại đây một trạm bưu chính nông thôn là điều tất yếu
Bức thư trên , có nội dung nói về: " người quản lý bưu trạm nông thôn Tân Lộc viết một lá thư thỉnh cầu người bán sách ở Sa Đéc cung cấp cho một số Hà Nội báo mà tiền sẽ trả sau " .
Nhưng điều cần nói về loại hình bưu chính này là con dầu của nó , xin quý vị tham khảo thêm nơi đây
http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=3557
Vành ngoài chỉ ghi loại hình bưu chính và tên tỉnh . Bên trong là tên địa phương bẳng chữ quốc ngữ , liền ở dưới là tên địa phương bằng chữ Hán , được viết ngược chiều với kiểu ta đọc chữ Việt 祿 新 . Đây là một loại dấu bưu chính hiếm hoi của người Pháp mà có cả chữ Hán , trừ con dấu bưu chính nông thôn này ta đang xem .
Có thể ở những thập niên 30 , những người đương vị ở những vùng nông thôn xa xôi đa phần đã được hấp thụ nền Nho học .Cho nên Họ dùng cà 3 loại chữ và trong đó có chữ Hán góp phần phục vụ cho nhửng vị Nho học này . Điều này cũng chờ sự góp ý thêm của các bậc tiền bối trong làng sưu tập tem .

nino huynh 14-11-2011 21:55

Cháu cảm ơn sự đóng góp thông tin quý báu từ chú Hòa. Đúng thật như cháu nghĩ,con dấu trên bì thư thật sự là môt con dấu vô cùng hiếm của bưu chính Đông Dương.Thông tin từ chú càng khẳng định điều này.đặc biệt là chi tiết chữ quốc ngữ và chữ Hán trên con dấu.Thật sự cũng chưa thấy nhiều. link này có những hình ảnh về sự mở rộng bưu cục đến những vùng xa xôi...
http://vietstamp.net/forum/showthread.php?t=4787

Ông Châu Văn chương-người buôn bán sách báo trong bì thư cũng là người nhận bì thư có tệp đính kèm như hình chụp cuối cùng mà ta thấy là địa chỉ một tờ báo từ Hà Nội gửi.có con dấu Hà Nội tonkin.

vnmission 02-09-2012 14:19

5 File đính kèm
Khi có dịp xin được trở lại trao đổi thêm với các bác về con dấu POSTE RURALE sau. Ở thread này, xin được tiếp tục với một số bì thư ở Nam Bộ trước khi có tem Indochine.

Mỹ Tho là bưu cục chính nên bì thư không hiếm lắm. Tuy nhiên tem thuộc địa có dấu CCN3 và nhật ấn Mỹ Tho thì lại không nhiều.


Bì thư dân sự, tổng cước phí 70c (tem bên trái 40c, dải 3 tem x 10c), từ Mỹ Tho 03-05-1865 (dân sự), dấu hủy tem (quân sự) CCN3, mặt sau có dấu trung chuyển Sài Gòn 05-05-1865, dấu transit Marseilles mầu đỏ Colonies Fra v. Suez 04-07-1865 (không hiểu sao đóng tới 3 lần), và dấu đến Marseilles 05-07-1865 (ở mặt sau).

Còn đây là một bì thư quân sự năm 1874, vẫn còn bức thư kèm theo:


Bạn nào xem giúp bức thư viết gì vậy?

ThinhVuongVu 03-09-2012 08:40

PD
 
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 172529)
Mỹ Tho là bưu cục chính nên bì thư không hiếm lắm. Tuy nhiên tem thuộc địa có dấu CCN3 và nhật ấn Mỹ Tho thì lại không nhiều.

http://i1075.photobucket.com/albums/...7/18650503.jpg

Chào bác vnmission với bì thư trên có thêm dấu PD ,người nhận có phải trả thêm cước phí khi thư đến và nếu phải trả thêm sẽ là bao nhiêu ?

Bảng giá cước thời đó

Từ Nam Kỳ đến Pháp

http://i1075.photobucket.com/albums/...ine-france.jpg

Từ Pháp đến Nam Kỳ
http://i1075.photobucket.com/albums/...chinetarif.jpg

vnmission 03-09-2012 09:10

1 File đính kèm
Cảm ơn bác TVV nhiều!

J. Desroussaux có ghi chép tương đối rõ về cước phí thời gian này, nhưng tôi chưa có thời gian đọc kỹ. Tôi thấy bảng cước phí trên của bác (không rõ nguồn nào?) có vẻ chính xác.

Về bì thư trên, đúng là đã có dấu PD nên người nhận không phải trả thêm khoản nào. Theo chú thích của chủ nhân bì thư:


thì cước chính là 50c (phù hợp với bảng cước phí của bác, áp dụng từ 01-01-1864, paquebots francais), còn 20c có lẽ là cước phải nhờ tàu của Anh chuyển chở giúp một đoạn nào đó (? - tôi cũng không rõ, chủ nhân ghi là "British connection, rất tối nghĩa).

ThinhVuongVu 05-09-2012 07:18

Đây là một trang rất hay , các bạn có thể tham khảo giá cước của
Annam ( Trung Kỳ ) từ năm 1857 .

http://jean-louis.bourgouin.pagesper...%20lettres.htm

Cochinchine ( Nam Kỳ ) từ năm 1857

http://jean-louis.bourgouin.pagesper...%20lettres.htm

các vùng thuộc địa của Pháp và ngoài thuộc địa Pháp thời đó

http://jean-louis.bourgouin.pagesper...FRANCAISES.htm

dammanh 18-11-2012 02:48

3 File đính kèm

Lượm được vài con tem trong quyển sổ nhỏ góp vui với các bác! thú thật dammanh mù tịt!


vnmission 18-11-2012 11:51

Tem thuế với nhật ấn PHNOM PENH / CAMBODGE 24-12 04 khá hiếm, mức độ tương đương với dấu BACLIEU / COCHINCHINE 16-9 05. Con tem 1Fr có thể là nhật ấn SAIGON CENTRAL / COCHINCHINE 29-5 92 – giá khá thấp vì có nhiều. Nếu bác đưa lên eBay, lô này có thể bán được khoảng 15$, nhưng cũng ít người mua.


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 21:31.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.