Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Bưu chính Việt Nam trước năm 1889 (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=196)
-   -   Tem sử dụng ở VN trước năm 1889 (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=56)

Nguoitimduong 06-10-2007 01:16

Tem sử dụng ở VN trước năm 1889
 
Năm 1876, Pháp mở bưu cục Hải Phòng do Giám đốc Sở Kho bạc phụ trách - mở thêm bưu cục Quy Nhơn do một thư ký lãnh sự trông coi. Năm /877, các bưu cục ở nước ta bắt đầu mở ngân phiếu. Năm 1878 đã có 19 bưu cục ở Nam
Kỳ mở thêm ngân vụ điện. Thời gian này, bưu điện nằm trong tổ chức kho bạc.
Năm 1882, Bưu điện Nam Kỳ tách khỏi kho bạc, thành cơ quan riêng. Lúc này, Bưu điện đã có 150 nhân viên làm việc ở 24 bưu cục Nam Kỳ, 02 bưu cục Cam-pu-chia. Những bưu cục này chỉ đặt ở thành phố và một số địa bàn quân sự quan trọng. ỏ huyện, xã không có bưu cục, nhân viên thu thuế làm thêm việc bán tem.
Tháng 4/1882, sau khi triều đình Nguyễn ký hòa ước thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp, Pháp mở các bưu cục ở Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên, Sơn Tây, Ninh Bình (Bắc Kỳ), Huế, Thuận An, Quy Nhơn (Trung Kỳ) và
một số trạm liên lạc với các đơn vị quân đội đóng ở Cao Bằng, Lào Cai. Đến đây, Pháp đă mở bưu cục ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả Việt Nam.
Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng vào những năm 1886-1887 đã có tem dùng riêng cho Nam Kỳ (Loại tem thương mại) in đè C.CH và giá mặt mới (C.CH viết tắt chữ COCHIN-CHINE là Nam Kỳ).
Năm 1888, chính quyền Pháp cũng dùng loại tem này nhưng có in đè 2 chữ A và T cùng giá mặt mới dùng riêng cho Trung Kỳ và Bắc Kỳ (A viết tắt chữ ANNAM là Trung Kỳ và T viết tắt chữ TONKIN là Bắc Kỳ). 'Năm 1889~ tem ĐÔNG Dương (INDOCHINE) chính thức ra đời dùng chung cho cả 3 nước Việt - Lào - Cam-pu-chia. Đây là loại tem thuộc địa Pháp (1881) được in đè chữ
INDOCHINE, con số 1889 hoặc 89, hai chữ R D và chữ số 5 '(R viết tắt tên của toàn quyền RICHAUD và D viết tắt tên của giám đốc Bưu điện DES)
Năm 1892, Pháp phát hành tem ĐÔNG Dương, in hình 2 người phụ nữ Pháp ngồi trên thuyền, nâng cao lá cờ 3 sắc, tượng trưng cho ngành thương mại hàng hải, rải lá cờ nước Pháp trên mặt biển. Giá mặt trên tem là 04 xu.
Năm /897, sau khi đã mở bưu cục ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả Việt Nam và ĐÔNG Dương, Pháp từng bước kiện toàn bộ. máy bưu điện. Năm 1925, mở thêm ban bưu điện ở trường thương mại Hà Nội đào tạo nhân viên bưu điện với chương trình học 02 năm.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ Mỹ (1929 - 1930) lan sang các nước Anh, áo, Đức và đến Pháp(1932). Kinh tế Pháp suy sụp đã ảnh hưởng trầm trọng sang các xứ thuộc địa.
Tháng 3/1936, đường xe lứa Hà Nội - Sài Gòn được khánh thành, tạo phương tiện bưu vận mới xuyên Việt. Năm 1938, Hàng không bưu chính tiếp tục mở rộng qua các chuyến bay Hà Nội - Côn Minh, Hà Nội - Sài Gòn- Hồng Kông, Hà Nội - Vạn Tượng - Sài Gòn.Thời kỳ 1897 -1945, Pháp đã xoá bỏ hệ thống vậnchuyển tin tức kiểu phong kiến (chỉ dành cho nhu cầu công vụ), thay vào đó là việc phục vụ. rộng hơn và cho nhiều đối tượng, từng bước xã hội hóa ngành bưu chính. Việc lập hệ thống bưu chính nông thôn tuy còn hạn hẹp, song đã kích thích việc sử dụng bưu chính của người dân, góp phần quan trọng cho việc phát hành một số mẫu tem mới, phát triển doanh thu bưu chỉnh.Tóm lại, kể từ khi con tem đầu tiên cho tới khi tem ĐÔNG Dương cuối cùng do người Pháp cho lưu hành tại nước ta, tổng cộng có 75 bộ tem, 493 mẫu tem, 01 mẫu blốc.

Lu Tich Nguyen 10-12-2007 23:10

Tem Đông Dương
 
1 File đính kèm
[B]

Tem Cochin-Chine tổng cộng chỉ phát hành có 5 mẫu như sau:

anhthu 07-05-2008 11:21

Bác trâu gia ơi cho cháu hỏi đây là loại tem indochine http://<a href="http://imageshack.us.../anh001bq5.jpg[/IMG]phát hành vào năm nào!

anhthu 07-05-2008 11:58

Đây là những tem indochine dc phát hành nào năm nào mong mọi người giúp đỡ
 
6 File đính kèm
File Đính Kèm 5988

File Đính Kèm 5989

File Đính Kèm 5990

File Đính Kèm 5991

File Đính Kèm 5992

File Đính Kèm 5993

Nguoitimduong 04-08-2008 12:29

NTD post bài trên nhưng không có tư liệu hình ảnh về tem CCH, Annam, Tonkin, xin mọi người giúp đỡ NTD với ạ!

vnmission 07-08-2008 21:18

Chào NTD, thông tin trên của bạn thật bổ ích, chỉ tiếc không rõ nguồn và hình như trích dẫn cũng thiếu. Nếu bạn có thể bổ sung đầy đủ, chắc chắn topic này sẽ rất hay! Cảm ơn bạn nhiều!

hoangtrang 09-08-2008 04:10

Cháu còn trẻ,lịch sử vn biết quá sơ sài .các bác giải thích cho cháu tại sao BẮC KỲ lại gọi tonkin,TRUNG KỲ lai gọi annam và NAM KỲ gọi là cochinchine .Cháu muốn biết xuất sứ từ đâu có các từ này

vnmission 09-08-2008 07:32

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi hoangtrang (Post 12629)
tại sao BẮC KỲ lại gọi tonkin,TRUNG KỲ lai gọi annam và NAM KỲ gọi là cochinchine

Bạn cứ vào Wikipedia, kể cả tiếng Việt, có đủ hết. Cheers!

Nguoitimduong 09-08-2008 14:24

Mình lôi từ Wiki một số thông tin về các địa danh Bạn hoangtrang hỏi .
Link ở đây .
Tên gọi Tonkin
"Tonkin" vốn là đọc trại âm tên Hán-Việt của địa danh Hà Nội, thời nhà Lê gọi là Đông Kinh (東京). Vì đó cũng là trung tâm hành chính và thương mại miền Bắc nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh dưới nhiều dạng như Tunquin, Tonquin, Tongking, Tongkin, và Tonkin. Cách viết phản ảnh văn tự của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, AnhPháp khi phát âm "Đông Kinh". Sang thế kỷ 19 địa danh "Tonkin" được người Pháp chỉ định riêng xứ Bắc Kỳ của triều Minh Mệnh trở đi.
Tuy tên Tonkin không còn dùng về mặt hành chính nhưng trong tiếng Anh ta còn thấy nó xuất hiện trong tên gọi Vịnh Bắc Bộ "Gulf of Tonkin" và cây thiên lý "Tonkin creeper".
Tính từ tonkinois trong tiếng Pháp được dùng trong soupe tonkinois để chỉ món phở. Vincent Scotto sáng tác một bài hát vào năm 1906 với nhan đề "La petite Tonkinoise". (Cô em Bắc Kỳ nho nhỏ).

vnmission 12-08-2008 00:42

3 File đính kèm
Muốn tuân theo yêu cầu của Người Tìm Đường, nhưng tiếc là không có tem. Thôi thì đạo mấy cái trên mạng (của Juju091178, Delcampe) để các bạn xem mà... cùng thèm vậy:

Tem giữa có số 5 in đề ở dưới bị lỗi nghiêng, giá bán 350 Euros:


Tem in đè ngược, có chữ ký của Calves và Brun, 375 Euros:


Một con tem không lỗi gì nhưng có chữ ký của Brun, giá tới 275 Euros:


......

Nguoitimduong 12-08-2008 01:08

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 12841)
Muốn tuân theo yêu cầu của Người Tìm Đường, nhưng tiếc là không có tem. Thôi thì đạo mấy cái trên mạng (của Juju091178, Delcampe) để các bạn xem mà... cùng thèm vậy:

Tem giữa có số 5 in đề ở dưới bị lỗi nghiêng, giá bán 350 Euros:


Tem in đè ngược, có chữ ký của Calves và Brun, 375 Euros:


Một con tem không lỗi gì nhưng có chữ ký của Brun, giá tới 275 Euros:


......

Cảm ơn anh rất nhiều . Mà anh nói thế thì em tổn thọ mất .
Mà e thắc mắc là "Brun" là ai anh nhỉ ?
Tài liệu em post ở trên là từ cuốn "Nghệ thuật sưu tập tem" của Cty tem.

vnmission 12-08-2008 08:41

Trước đây anh đã thấy một trang web rất đầy đủ, nhưng chưa tìm lại được. Em xem tạm trang này nhé, có cả scan chữ ký. Ông Brun mà anh nói là Aime Brun.

http://www.filatelia.fi/experts/namesa.html

Lu Tich Nguyen 12-08-2008 10:49

Tem Đông Dương
 
2 File đính kèm
Ông Brun là một vị giám định viên có thẩm quyền, chuyên môn giám định những tem thiệt giả của các nước thuộc địa Pháp. Tg có 1 bộ tem Phạt 4 tem VNCH phát hành năm 1956, mất màu con rồng, mặt sau là có dấu ký tem bảo chứng là thiệt của ông A. Brun. Sự thật những loại tem mất màu nhự vậy, không cằn ai ký tem bảo chứng, chúng ta cũng biết được thiệt giả, chỉ có những tem in đề đắt tiền mà con tem góc của nó giá rẻ thì chúng ta mới cằn cái dấu kỳ tên đó mới yên tâm mua vào thôi.


Nguoitimduong 12-08-2008 23:11

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi contraugia (Post 12869)
Ông Brun là một vị giám định viên có thẩm quyền, chuyên môn giám định những tem thiệt giả của các nước thuộc địa Pháp. Tg có 1 bộ tem Phạt 4 tem VNCH phát hành năm 1956, mất màu con rồng, mặt sau là có dấu ký tem bảo chứng là thiệt của ông A. Brun. Sự thật những loại tem mất màu nhự vậy, không cằn ai ký tem bảo chứng, chúng ta cũng biết được thiệt giả, chỉ có những tem in đề đắt tiền mà con tem góc của nó giá rẻ thì chúng ta mới cằn cái dấu kỳ tên đó mới yên tâm mua vào thôi.


Cảm ơn bác .
Vậy nếu người ta giả chữ ký của ổng thì sao ạ ? Vì đâu phải khi nào cũng tìm được ổng để xác minh lại ?

@ anh vnmission : em cũng mon men lượm lặt trên delcampe mấy cái này, thấy sao sao á :(



vnmission 13-08-2008 08:51

Hi NTD, không biết vì sao không xem được ảnh của em!

Nguoitimduong 13-08-2008 15:07

6 File đính kèm
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 12970)
Hi NTD, không biết vì sao không xem được ảnh của em!

Em post lại :

vnmission 13-08-2008 21:50

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi Nguoitimduong (Post 12948)
thấy sao sao á
[/CENTER]

"Sao sao" là sao? Sao chả thấy sao! Dấu CCH vào loại đắt, dù chưa bằng một số dấu khác hiếm hơn, như OCN, ASI, CCN2-8... Ngoài dấu, chất lượng tem cũng rất quan trọng. Trong mấy con tem mà em đưa hình, anh hơi "hàm nghi" con Ceres 25c (Yv #23) vì giấy "trắng" quá - con tem này mà mint giá cao hơn nhiều, nên để đóng dấu CCH giả, người ta chắc chắn phải dùng tem giả.

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi Nguoitimduong (Post 12948)
nếu người ta giả chữ ký của ổng thì sao
[/CENTER]

Câu hỏi hơi bị khó! Trong khi chờ đợi bác Trâu, anh chỉ dám có 2 phỏng đoán:

1. Chất liệu mực của chữ ký (dấu khắc chứ không phải ký tay) rất quan trọng: vừa phải rõ ràng, vừa không được thấm ra mặt trước trong bất kỳ trường hợp nào, kể cả đối với tem đã qua sử dụng, không có gum;

2. Về mặt lô gích, nếu đã làm được tem và/hoặc dấu giả cực chuẩn rồi, người ta không cần làm chữ ký giả của mấy ông đó nữa mà vẫn bán được tem (!)

Chắc còn nhiều lý do nữa, nhưng anh chưa tìm được tài liệu nào về vấn đề này.

Nguoitimduong 13-08-2008 22:01

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 13105)
"Sao sao" là sao? Sao chả thấy sao! Dấu CCH vào loại đắt, dù chưa bằng một số dấu khác hiếm hơn, như OCN, ASI, CCN2-8... Ngoài dấu, chất lượng tem cũng rất quan trọng. Trong mấy con tem mà em đưa hình, anh hơi "hàm nghi" con Ceres 25c (Yv #23) vì giấy "trắng" quá - con tem này mà mint giá cao hơn nhiều, nên để đóng dấu CCH giả, người ta chắc chắn phải dùng tem giả.



Anh có thể giải thích cho em ý nghĩa vài loại dấu thường gặp không ạ ?
Em hỏi thêm là ông Brun có ký lên phong bì không hay chỉ ký lên tem thôi hả a?

vnmission 13-08-2008 23:02

2 File đính kèm
Hi NTD, em thử cái link này, xem có phải điều em cần hỏi không?

http://search.stores.ebay.com/ccn-cc...cusZbsQQsofpZ4

Phần lớn các phong bì (kể cả bì của Florent Tricot) không có chữ ký của chuyên gia. Bì thư này (copied from eBay) có chữ ký của Calves (ở góc dưới, bên phải):


Cũng chữ ký của Calves trên bì thư Pháp (góc dưới, bên trái):


Nguoitimduong 13-08-2008 23:30

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 13111)
Hi NTD, em thử cái link này, xem có phải điều em cần hỏi không?

http://search.stores.ebay.com/ccn-cc...cusZbsQQsofpZ4

Anh chưa thấy phong bì nào (như những bì thư của Florent Tricot) có chữ ký của chuyên gia, nếu có chắc cũng không nhiều vì làm giả bì thư không dễ.

Cảm ơn anh.
Nhưng tại sao lúc CCH, lúc CCN anh nhỉ ? hay CCH là CCN1? Hỏi câu này chắc bị ký đầu quá :">
Em tạm tổng kết thử :
CCN2 : Biên Hòa
CCN3 : Mỹ Tho
CCN 4 : bí lù
CCN5 : bí lù
CCN6 : Tây Ninh
CCN7 : Tongkeou ?
CCN8 : bí lù

Anh giúp em với .
Đây có thể được xem là những con tem đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam không anh nhỉ ?

vnmission 14-08-2008 00:31

Câu hỏi đúng là vậy, thì em có thể xem thêm tại đây (lưu ý Gò Công bị viết sai thành Cocong, Tây Ninh cũng bị viết sai):

http://www.i-net.fr/marcophilie/gue-coc.html

Trong cuốn "Sài Gòn năm xưa", Vương Hồng Sến chú thích: Danh từ "Thuận Kiều", trong vài sách Pháp lại viết "Tong Keou" khiến chúng ta hoang mang: kẻ dịch "Đông Kiều", người rằng "Đông Khấu"! Theo ông, ở Sài Gòn xưa có đường Thuận Kiều.

Bản đồ này có đủ các địa danh có bưu cục ở Nam Kỳ hồi đó:

http://florent.tricot.free.fr/pages%...ochinchine.htm

Ngoài mấy dấu trên, nghe nói còn một số dấu nữa từng được sử dụng ở Nam kỳ, có chữ C và một con số, nhưng anh chưa thấy hình thật bao giờ, kể cả trên internet. Em tìm giúp anh nhé!

PS: Trong trang bản đồ Cochinchine trên, có thể click vào BEN TRE, MY THO và TAY NINH để thấy giới thiệu các dấu C3, C11 và C16, các dấu này đều chỉ được sử dụng vài tuần trong tháng 5/1876 mà không biết lý do vì sao. BTW, chơi tem giống như học ngoại ngữ, đôi khi không nên đặt câu hỏi vì sao, NTD à!

Nguoitimduong 14-08-2008 00:58

1 File đính kèm
Cảm ơn anh nhiều về mấy cái link, em chụp lại post lên đây :

File Đính Kèm 10124


Bây giờ Sài Gòn vẫn có đường Thuận Kiều, đó là con đường nằm bên hông bv Chợ Rẫy nhưng nó không nổi tiếng bằng Thuận Kiều Plaza và Cơm tấm Thuận Kiều :D

Lu Tich Nguyen 14-08-2008 00:58

Tem Đông Dương
 
Về tem Đông Dương, Tg hiểu biết có hạn, có nhiều vấn đề không thể trả lời được, cũng câu đó, Tg là stamps dealer (người buôn tem) chứ không phải philatelist (người sưu tầm và nghiên cứu về tem).

Trước năm 1975, ở Saigon, người ngoại quốc thì Tg không rõ, người Hoa thì Tg biết có 2 tay chơi tem Đông Dương rất xuất sắc, một là ông Sioug, (hiện ở Canada,) ông này chú trọng về tem dị bản, sở hửu được nhiều con tem dị bản quý hiếm, nhưng bộ sưu tập mấy năm trước đã bán hết, vì năm nay ổng đã tám mươi mấy tuổi rồi; một người nửa là anh Phú, (Hiện ở Mỹ,) Tg xưng anh này bằng anh, vì anh này trẻ hơn Tg mấy tưởi, anh này chú trọng về những thứ in thử và proofs, hiện còn tiếp tục chơi. 2 người này đến nay vẫn còn thường xuyên có liên lạc với Tg, Trước năm 1974, 2 người này chưa quen nhau, rồi qua Tg giới thiệu, 2 người mới làm quen và trao đổi tâm đắc về tem Đông Dương, nhưng 2 người đều không có chơi phong bì thực gửi, cũng không để ý chơi về con dấu, nên thời đó về mấy con dấu như CCN hay CCH trên tem thuộc địa Pháp, ở Saigon thật là hiếm thấy. một lý do nữa, Tg chỉ có trình độ tiểu học, tiếng Việt và Pháp, tuy cũng từng hôc qua ít ít, coi như không biết gì, đến nay, tiếng Pháp đã trả lại cho thầy 95%, không còn nhớ gì, nhưng có điều là, tiếng và Chử Việt Tg lại là sang Mỹ rồi mới hộc thêm nhiều, lý do là sang Mỹ 10 năm đầu, Tg vì không tài năng gì, (thời ở VN chỉ là buôn tem) tìm không ra được việc làm khá chút, nhưng vì là di dân, không được 1 xu trợ cấp của chính phủ, xài đồng nào cũng phải là tiền mình, tuy Tg có mang theo rất nhiều tem sang Mỹ, nhưng cũng không biết chổ mà bán, cằn tiền thì chỉ có đi làm, nên sang mỷ chỉ mới 3 tháng thì nhờ người quen giới thiệu vô siêu thị ở hàng thịt bán thịt, vì siêu thị nằm trong khu đông người VN sinh sống, nên khách hàng 70% là người Việt, mà cọng sư cũng hơn nửa là người Việt, nên Tg hằng ngày là nói tiến Việt, nhưng câu gì hồi còn ở VN không hiểu, ở Mỹ lại học được. Cũng vì sang Mỹ rồi chỉ 3 tháng đầu có vào trường chuyên dạy cho người lớn mới di dân (adult school) học được một ít chử Anh, nên cũng chỉ biết được sơ sơ, thành ra những sách hoạc tư liệu bằng tiếng Pháp hoạc Anh thì Tg chỉ "bán tri bản giải", hơn nữa, vì tem Đông Dương không có nhiều người chơi, khó buôn bán, nên Tg cũng không để ý mua vô bán ra, chỉ có được 1 bộ truyền thống mình chơi thôi, nay cũng đang thương lượng bán đi
luôn, già rồi, không muốn giử nửa.

Câu hỏi của bạn NTD, coi như bạn vnmission đã trả lời rồi, Tg xin miễn luôn.

congacon 14-08-2008 12:23

10 File đính kèm
Thêm một tài liệu để cho Sơn tham khảo về dòng tem Đông Dương trong những năm đầu tiên .Đây là cuốn cẩm nang về các con dấu Lozenge trong thời gian này (1860-1892) cuối tháng 9 bác Gà về VN sẽ mang theo tập tài liệu này để cho Sơn copy lại .

File Đính Kèm 10157

File Đính Kèm 10158

File Đính Kèm 10159


Một số hình scan của các con tem với dấu Lozenge CCN .Hiện nay lô hàng này đang rao bán với giá cũng không đến nổi mắc lắm .

File Đính Kèm 10160 File Đính Kèm 10161

File Đính Kèm 10162 File Đính Kèm 10163

File Đính Kèm 10164 File Đính Kèm 10165


File Đính Kèm 10166


Nguoitimduong 14-08-2008 20:29

Cảm ơn các bác rất nhiều .
Quả là những thông tin rất bổ ích cho lớp hậu bối .
@ vnmission : em thì nghĩ khi học hay chơi đều phải tỉm hiểu, mà để tìm hiểu thì phải đặt câu hỏi tại sao ? Thật ra thì e không đủ khả năng và cũng không có ý định chơi dòng tem này, chỉ là tính tò mò về những con tem đầu tiên được sử dụng trên đất VN thôi anh ạ.:D

vnmission 24-08-2008 16:51

Cochin-Chine
 
1 File đính kèm
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi hoangtrang (Post 12629)
tại sao... NAM KỲ gọi là cochinchine

Hóa ra nguồn gốc cái tên Cochin-Chine cũng phức tạp, chưa có ai kết luận được mà chỉ toàn giả thuyết. Tôi chỉ lướt qua vài trang web và chia sẻ với các bạn:

1. Một số người cho rằng chữ “Cochin-Chine” là từ ghép của “Cochin” (một địa danh tại miền tây Ấn Độ) và chữ Chine (Trung Hoa). Nếu giả thuyết này đúng, có lẽ khi đặt chữ “Indo-Chine” (Ấn Độ-Trung Hoa) để chỉ Đông Dương vào năm 1804, ông Conrad Malte Bruun đã "học mót" từ chữ Cochin-Chine.

Và nếu vậy, nghĩa của chữ “Cochin” phải hiểu theo cách của người Ấn Độ, mà cho đến nay có rất nhiều lý giải khác nhau, như:
  • Bắt nguồn từ chữ “Kaci”, có nghĩa là “cảng”;
  • Bắt nguồn từ chữ “Kochchi”, tên con sông ở địa phương;
  • Bắt nguồn từ một chữ có ý nghĩa tôn giáo là “Cohen”;
  • Bắt nguồn từ chữ Malayalam (bản ngữ địa phương) “koch azhi”, có nghĩa “phá (hoặc biển) nhỏ”;
  • Bắt nguồn từ chữ Sanskrit “Go shree”, nghĩa là “có nhiều bò”;
  • Bắt nguồn từ chữ Sanskrit “Balapuri”, nghĩa là “thị trấn nhỏ”;
  • Hốt Tất Liệt là người đặt ra tên này khi quân Nguyên-Mông xâm chiếm Ấn Độ hồi thế kỷ XIII (lưu ý chữ “chin” trong “Cochin”)…
Dù thế nào thì cái tên “Cochin” cũng đã xuất hiện muộn nhất là từ thế kỷ XIV, khi vùng đất này được gọi là “Cocym”, “Cochym”, “Cochin” hay “Cochi”… Cochin bị Bồ Đào Nha chiếm giữ từ 1503 – 1663, sau đó về cơ bản là quản hạt của Hà Lan (đến năm 1814) trước khi chuyển qua tay người Anh (đến 1947). Theo đó, cái tên “Cochin-Chine” có thể đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVI, chậm nhất là thế kỷ XVII.

Bản đồ Việt Nam do Alexandre de Rhodes vẽ trước năm 1650 (in tại Pháp năm 1651) cũng đã có tên “Cocincina” (lúc này được hiểu là “Đàng Trong”, so với “Tvnkin” là “Đàng Ngoài”).


Có thể khi người Bồ sau khi đã chiếm được Cochin của Ấn Độ, nay đi sang vùng đất này thấy có nét gì đó tương tự (trước năm 1650, một số địa phương tại Nam Bộ vẫn thuộc Chiêm Thành, người dân ở đây da ngăm đen, mặc xàrông, theo đạo Hồi, kiến trúc Champa... giống người Ấn), nên đặt luôn tên của vùng đất đó, thêm vào chữ “Chine” ở cuối để phân biệt (?). Tôi thấy giả thuyết này có vẻ hợp lý.

2. Trái ngược với giả thuyết trên, một số người cho rằng chữ “Cochin” là nói trại của chữ Malay “Kuchi”, mà bản thân chữ này lại bắt người từ chữ tàu “Jiao zhi”, nghĩa là “Giao Chỉ”, một tên của Việt Nam thời xưa. Chả hiểu sao Wikipedia lại ủng hộ thuyết này.

3. Lại có giả thuyết cho rằng chữ “Cochin” (Cocin) là do người Bồ đọc trại từ chữ “Kẻ chợ”, là tên mà người dân thường dùng để gọi Đông Kinh thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1673) (tôi thấy thuyết này rất… chắp vá!).

4. Có một giả thuyết rất phản động, phi khoa học, liệt kê ở đây chỉ để… biết. Một số người theo Khmer Đỏ trước đây “giải thích” Cochin-Chine là do người Pháp đọc trại âm tiếng Việt chữ “Cô Chín Xin”. Họ cho rằng vua Miên lấy con gái chúa Nguyễn, một công chúa thường được gọi là “Cô Chín”. Vì "Cô Chín" can thiệp với vua Miên "xin" cho dân Việt vào lập nghiệp ở Lục tỉnh, nên vùng này gọi là đất "Cô Chín Xin" (!), người Tây họa lại thành "Cochin-Chine".

vnmission 24-08-2008 17:44

Indo-Chine
 
Tên Annam (An Nam) và Tonkin (Đông Kinh) thì đã rõ.

Về tên "Indo-Chine", theo Wikipedia thì:
Tên gọi Đông Dương (Indo-Chine) xuất hiện lần đầu tiên dưới ngòi bút của Conrad Malte Bruun (1775-1826) trong bộ sách Địa lý toán học, hình thể và chính trị của các nơi trên thế giới, xuất bản năm 1804. Trong tập 12 của bộ sách này có nói đến các nước Indo-Chine hay vương quốc Tonquin, Cochinchine, Lào...

Bốn năm sau, tên gọi Indo-Chine lại xuất hiện trong một bài báo của John Leyden (1775-1811) trên tạp chí Nghiên cứu châu Á của Hội châu Á vùng Bengan, xuất bản tại Calcutta năm 1808.
Theo tôi hiểu, lúc đầu khái niệm Indo-Chine được dùng để chỉ VN, Lào, CPC, Miến Điện, Thái Lan và bán đảo Mã lai (gồm cả Singapore). Không hiểu ai dịch chữ này một cách rất sáng tạo thành "Đông Dương" (nghĩa đen là Biển Đông)?

Nguoitimduong 24-08-2008 18:43

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 14273)
Theo tôi hiểu, lúc đầu khái niệm Indo-Chine được dùng để chỉ VN, Lào, CPC, Miến Điện, Thái Lan và bán đảo Mã lai (gồm cả Singapore). Không hiểu ai dịch chữ này một cách rất sáng tạo thành "Đông Dương" (nghĩa đen là Biển Đông)?

Hình như sau đó mọi người chỉ còn hiểu nó theo nghĩa của 1 bán đảo ( peninsula Indo_China) gồm Cam-Lào-VN thôi phải không anh?
Nói chung ngay cái tên gốc nghe đã không ổn tí nào rồi !

hoangtrang 26-08-2008 03:00

các bác đã thương thì thương cho đến cùng nhé!còn từ ANNAM nữa .Cám ơn các bác trước

Nguoitimduong 30-08-2008 04:00

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 12488)
Chào NTD, thông tin trên của bạn thật bổ ích, chỉ tiếc không rõ nguồn và hình như trích dẫn cũng thiếu. Nếu bạn có thể bổ sung đầy đủ, chắc chắn topic này sẽ rất hay! Cảm ơn bạn nhiều!

Em bổ sung thêm ít thông tin từ tài liệu của NST Nguyễn Bảo Tụng, hy vọng sẽ giúp ích :

-Bưu cục đầu tiên tại VN xuất hiện tại SG tháng 4-1860 dưới triều vua Tự Đức. Lúc đó Pháp lo đối phó với Nam Triều và những người yêu nước nổi dậy khắp nơi nên chưa kịp phát hành loại tem riêng biệt nào.
- Năm Bính Tuất ( 1886 ), Pháp cho in đè chữ C.CH (Cochinchine ) trên những con tem Pháp dành riêng cho các thuộc địa (
a vnmission có thể giúp liệt kê những con tem này không ạ ?
) gọi là Kiểu Thương Mại ( Type Commerce ) gồm 5 giá tiền với 5 đề tài : 5 trên 25.5 - 25.5 trên 25.00 - mang chữ C.CH và 15/15 trên tem 30 centimes ( Xem tem bác contraugia post). 5 giá tiền tem này chỉ lưu hành trên lãnh thổ Nam Kỳ .
-Cuối thế kỷ XIX, mặc dù Nam Kỳ thất thủ, 2 miền Trung và Bắc Kỳ vẫn trung thành với Vua. Đến năm 1888, người Pháp thiết lập chế độ bảo hộ tại 2 miền trên và năm 1889 2 miền này dưới quyền của vị Toàn quyền Đông Dương Pháp ( Gouverneur Général de l"Indochine francaise) cùng Lào và Cambodge.
-Năm Mậu Tí 1888 cũng là năm Vua Hàm Nghi bị bắt, những con tem đầu tiên của 2 miền Trung và Bắc Kỳ đựoc phát hành, cũng theo kiểu thương mại, đóng dấu đè A và T ( Annam và Tonkin ) gồm 7 giá tiền, lưu hành trên lãnh thổ 2 miền.
-Đến năm Kỷ Sửu (1889) ( Thành Thái Nguyên niên ), tem Đông Dương ( dùng cho VN , Lào, Cambodge ) đầu tiên chính thức ra đời, đóng dấu đè Indochine 89 - R.D. trên 2 giá tiền : 5 trên 25c - 5 trên 35c, loại Thương Mại của Pháp dùng chung cho các nước thuộc địa. ( R.D. : tem của Pháp phát hành năm 1881, dấu đè màu đỏ tươi - chữ R.D. là 2 chữ đầu tiên của ông Richaud ( Thống đốc thuộc địa ) và ông Demar ( Giám đốc bưu điện SG thời ấy ).
- Ngoài ra có 1 giả thiết nói rằng, Pháp bắt đầu lưu hành năm 1863 1 loại tem ( khi mới chiếm đóng ) , 4 giá tiền 0f01 - 0f05 - 0f10 - 0f40 in hình Chim Phượng Hoàng, do đó đồng bào miền Nam thường gọi tem thư là Cò, nhưng trong các danh mục tem quốc tế cũng như các văn kiện về tem thư không thấy ghi những loại tem này.

Vì thế lịch trình sưu tập tem thư Đông Dương và Việt Nam có thể phân ra các thời kỳ như sau :

1. Thời kỳ chưa thiết lập nên đô hộ chính thức 1860-1866 Bính Tuất dưới triều vua Tự Đức, tem dùng trong Nam Kỳ.
2. Thời kỳ thiết lập nền bảo hộ tại Trung và Bắc Kỳ năm 1888 đến 1889 : tem dùng cho Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
3. Thời kỳ Pháp chính thức đặt nền đô hộ trên cả 3 miền B-T-N và thôn tính cả Lào và Cam, thiết lập chế độ cai trị vĩnh viễn trên bán đảo Đông Dương. Bộ sưu tập tem thư Đông Dương bắt đầu từ đây ( từ 1889 đến 9-3-1945 ( đảo chính Nhật) (Bảo Đại thập nhị niên)).
4.5.6. Thời kỳ sau 1945 :...(phân chia cụ thể thì mọi người đã rõ )...

vnmission 30-08-2008 09:26

Nguyễn Bảo Tụng
 
Cảm ơn NTD nhiều!

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi Nguoitimduong (Post 14780)
thông tin từ tài liệu của NST Nguyễn Bảo Tụng

Cụ thể đây là tài liệu nào? Nguyễn Bảo Tụng là nhà sưu tập nổi tiếng, thông tin chắc chắn bác ấy đã kiểm tra rất kỹ. Hy vọng ai đó có thể cung cấp thêm thông tin về bưu cục đầu tiên này (địa điểm cụ thể ở đâu, phục vụ cả dân sự hay chỉ quân sự, dấu hủy như thế nào...).

Theo tôi được biết, chính thức thì bưu cục đầu tiên của Đông Dương được lập ở SG đầu năm 1863, gắn liền với việc Nam Kỳ cho lưu hành những con tem đầu tiên.

Theo colfra.com, Nam Kỳ lần đầu tiên đặt hàng lấy tem "Con cò" từ Paris vào ngày 6/1/1863 với 4 loại giá mặt, số lượng như sau:
  • Loại 1c (phát hành chung năm 1862): 3.600 tem (10 tờ, mỗi tờ 360 tem);
  • Loại 5c (phát hành chung năm 1862): 3.600 tem;
  • Loại 10c (phát hành chung tháng 6/1859): 36.000 tem;
  • Loại 40c (phát hành chung tháng 6/1859): 28.800 tem.
Sau đó, tháng 12/1863 Nam Kỳ lại lấy thêm một đợt tem nữa, số lượng tương tự, và từ 1864-69 mỗi năm đều lấy thêm 1 lần vào cuối năm. Năm 1865 Pháp cho phát hành tem Con cò giá mặt 20 và 80c, Nam Kỳ là một trong những nơi có 2 con tem này ngay từ đầu.

Nguoitimduong 30-08-2008 20:46

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 14791)
Cảm ơn NTD nhiều!



Cụ thể đây là tài liệu nào? .

Cuốn này là "Lịch sử bưu hoa Việt Nam" anh ạ!

vnmission 30-08-2008 22:39

Bưu điện đầu tiên
Sau khi phá hủy thành Gia Định chiếm được vùng đất Sài Gòn, Pháp đã nghĩ ngay đến việc thiết lập hệ thống thông tin liên lạc. Ngày 11/11/1860, "Sở dây thép" Sài Gòn (Bưu điện Sài Gòn) được thành lập. Ông Phạm Văn Trung là người Việt Nam đầu tiên làm giám đốc Bưu điện An Nam tại Sài Gòn.

Ngày 13/1/1863, Sở Dây thép Sài Gòn được chính thức khánh thành và phát hành con "tem" (xưa hay gọi là "con cò") đầu tiên. Năm 1864, dân chúng Sài Gòn bắt đầu gởi thư qua hệ thống bưu điện (nhà "dây thép").

Năm 1886, Bưu điện Sài Gòn được xây cất lại với qui mô hiện đại thay thế cho trụ sở và khu nhà ở cũ. Đến năm 1891, trụ sở mới của Bưu điện Sài Gòn được chính thức khánh thành.

Trước đó, đường dây thép Sài Gòn - Qui Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội dài 2000 km đã được chính thức hoàn thành (vào ngày 22/3/1888). Năm 1889 mở thêm đường liên lạc điện báo Sài Gòn - Băng Cốc để phục vụ cho giới kinh doanh thương mại. Từ ngày 1/7/1894 Sài Gòn bắt đầu sử dụng hệ thống điện thoại.
Nguồn: http://www.lienminhhtxhcm.com.vn/Vie...Gon/intro3.asp

Thông tin này chênh 7 tháng so với thông tin mà NTD đã trích dẫn (tháng 11 so với tháng 4/1860). Tôi nghiêng về 4/1860 hơn, vì đó là thông tin do ông Nguyễn Bảo Tụng đưa ra, hơn nữa thông tin vừa dẫn ra ở đây có điểm không chính xác (vào 1860s đã ai biết “dây thép” là gì, mà lại có thể gọi là “Sở" hay "nhà" dây thép được, mãi tới 1894 SG mới có điện thoại mà).

vnmission 31-08-2008 00:09

Thông tin, liên lạc của nước ta thời xưa
 
By Lưu Anh, http://www.suutap.com/default.asp?id=1176&muc=3
... đến thời Pháp thuộc, ở nước ta bắt đầu có tổ chức bưu điện, bưu chính theo kiểu châu Âu. Ngày 11-4-1860, thủy quân Pháp đã mở bưu cục đầu tiên ở Việt Nam, nhưng mới dùng trong nội bộ binh lính viễn chinh.

Hai năm sau, ngày 17-3-1862, đường dây thép đầu tiên được khánh thành là đường dây thép Sài Gòn - Biên Hòa. Bức điện tín đầu tiên được đánh đi từ Biên Hòa lúc 6 giờ 53 phút, đúng 3 phút sau, ở Sài Gòn, tướng Bonard nhận được.

Sở Bưu điện Sài Gòn khánh thành ngày 13-1-1863 nhưng chỉ để cho chính quyền sử dụng.

Đến đầu năm 1864, cùng với việc phát hành đợt tem thư đầu tiên, dân chúng được sử dụng bưu điện. Khi đó, người ta chưa quen dùng bưu điện, nên cả vùng Sài Gòn chỉ có duy nhất một ông bưu tá. Mỗi ngày ông bưu tá đi hai chuyến thư bằng một chiếc xe kéo. Ông ngồi nghễu nghện trên xe, dừng trước mỗi nhà có thư tín, ông dõng dạc kêu tên gia chủ ra nhận thư tín, nghe trịnh trọng như kêu danh các sĩ tử thi đỗ thời xưa.

vnmission 31-08-2008 00:12

Thôi thì cứ cóp nhặt thông tin để NTD tổng kết giúp nhé! Thank you!!!

Sau khi chiếm được Nam Kỳ, chính phủ Pháp lập ngay hệ thống điện tín để liên lạc giữa Sài Gòn với các đồn binh khác. Tháng 4 năm 1860, Sở bưu điện đầu tiên ở Việt Nam thành lập tại Sài Gòn. Trụ sở đầu tiên tại Công viên Đồng Hồ (Place de Phorloge) nơi góc đường Đồng Khởi và đường Lý Tự Trọng ngày nay. Chủ sự bưu điện (Receveur) đầu tiên là Goubeux.

Năm 1862, tuyến điện tín đường dài đầu tiên được hoàn thành từ Sài Gòn đi Biên Hòa. Bức điện tín đầu tiên được đánh từ Biên Hòa về Sài Gòn vào lúc 6 giờ 55 phút ngày 27-3-1862, người nhận là đô đốc Bonard.

Năm 1863, Nhà Bưu chính và hệ thống phát thơ được thiết lập. Năm đầu, Bưu điện Sài Gòn chỉ dành riêng cho công quyền sử dụng.

Chỉ từ năm 1864 mới có hệ thống bưu điện dân dụng (Service Postal) từ Sài Gòn đến các tỉnh phía Nam. Năm 1876 bắt đầu nhận gửi bưu điện bảo đảm (objects recommendes) và bưu thiếp (cartes postates). Năm 1877 bắt đầu nhận gửi bưu phiếu. Năm 1879 thành lập ngân điện phiếu (mandat telepraphique), Sài Gòn và Nam Kỳ có 19 bưu cục. Năm 1880, toàn bộ các hệ thống điện tín từ Sài Gòn đi các tỉnh Nam Kỳ được hoàn thành.

Năm 1887 bắt đầu phát hành tiếp thư (carte letter). Tháng 7 năm 1894, khánh thành hệ thống điện thoại (réseau telegraphique) ở Sài Gòn. Năm 1895 khánh thành hệ thống điện thoại ở Chợ Lớn.

Nguồn: http://dulich.info/Noidenchitiet.php?DiemdenID=58

Nguoitimduong 31-08-2008 00:31

Nhiều thông tin quá, thế giới muôn mặt thiệt. Dù sao cũng cảm ơn anh. Mà em cũng chỉ biết giới thiệu thông tin chứ không đủ khả năng tổng hợp đâu anh ơi ! :D

vnmission 31-08-2008 10:25

Nếu căn cứ vào bảng mà NTD đã copy lại ở trên, dấu nhật ấn có chữ "CORR. D.ARMÉES" ở phía trên, chữ "Saigon" hoạc "Indo-Chine" ở phía dưới và ngày tháng ở giữa đã bắt đầu được sử dụng từ 1861.

vnmission 31-08-2008 10:56

27 bưu cục ở Nam Kỳ 1860s - 1880s
 
Theo Florent Tricot, các bưu cục ở Nam Kỳ được mở cửa theo thứ tự như sau:
  • 1/1/1863: SaïGon
  • 15/7/1863: MyTho
  • 15/7/1863: BienHoa
  • 15/7/1863: BaRia
  • 15/7/1863: GoCong,
  • 15/7/1863: Tay-Ninh,
  • 15/7/1863: Tong-Kéou
  • 15/7/1863: Trang-Bang
  • 1864: ChoLen
  • 1865: Can-Gioc
  • 1865: GoDen (mở cửa trái phép, do đó bị đóng cửa vào 7/1866)
  • 1/3/1866: Tan-An
  • 15/6/1867: Thu-Dau-Mot
  • 7/1867: ChauDoc
  • 7/1867: SaDec
  • Trong khoang 1868–71: Cap Saint-Jacques
  • 21/2/1868 Tra-Vinh
  • 1/1/1869: Vinh-Long
  • 1/1/1869: MoCaï (đóng cửa 9/1871; mở lại khoảng 1878)
  • 9/1871: BenTré
  • 25/3/1873: HaTien
  • 26/9/1873: Rach-Gia
  • Vers 1874: Long-Xuyen
  • 21/5/1875: Soc-Trang
  • 1875: TraOn (đóng cửa 1877, chuyển sang Cantho)
  • 1877: CanTho
  • 23/2/1882: Poulo-Condore
Nguồn: http://florent.tricot.free.fr/pages%...s/histcoch.htm

vnmission 31-08-2008 11:02

1 File đính kèm
Một trong những con dấu sớm nhất được dùng tại nước ta:


Nguồn: http://www.i-net.fr/marcophilie/gue-coc.html

Nguoitimduong 01-09-2008 00:53

Anh Vnmission và mọi người có sưu tập được những vật phẩm hay về tem Đông Dương xin giới thiệu cho mọi người cùng thưởng lãm.
NTD cảm ơn ạ!


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 13:55.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.