Ngắm Sài Gòn qua những đổi thay ở các khu chợ
Bài này trở nên có ý nghĩa hơn vì tại quốc nội hay hải ngoại, nhiều dân Việt sẽ nhớ lại ngày 30/04 vào bốn thập niên trước. Hàn chỉ không biết Chợ Đông ở mô mà ca dao ta từng có câu :
Trai Khôn Tòm Vợ Chợ Đông Gái Khôn Tìm Chồng Ở Chôn Ba Quân Hàn phải thỉnh ý anh bạn ở Q5 xem có phải ý nói chợ An Đông hay không? :D Chưa hết, ngày nay cụm 'Khôn Nhà Dại Chợ' có phải ý nói mua nhầm giá tại chợ Đinh Tiên Hoàng, TPHCM hay không? =)) Dân yêu chuộng tem bì có thể quen nhau tại chợ tem Đinh Tiên Hoàng Q1, đúng không? Why not? :)) Người ta bảo chợ là nơi phản ánh chân thực nhất về cuộc sống. Vì thế, muốn biết sự thay đổi chân thực nhất về nhịp sống Sài Gòn, hãy tìm đến chợ… Dù ngày nay, những siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên như nấm thì văn hóa đi chợ truyền thống vẫn in đậm dấu ấn trong đời sống người dân Sài Gòn. Gần 4 thập kỷ kể sau ngày thống nhất đất nước, chợ Sài Gòn có gì thay đổi? Về cơ bản, kiến trúc của những ngôi chợ nổi tiếng trăm tuổi ở Sài Gòn như chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, chợ Tân Định… vẫn không có nhiều thay đổi sau bao nhiêu năm tháng. Điểm khác biệt chính là phương tiện đi lại cùng sự thay đổi đối tượng khách hàng của các chợ. Chợ Bến Thành được khánh thành năm 1914, khi ấy người dân gọi là chợ Mới hay chợ Sài Gòn để phân biệt với chợ Cũ. Sau năm 1957, chợ đổi tến thành chợ Bến Thành, gồm 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm quận 1. Trong ảnh là mặt trước chợ Bến Thành do nhiếp ảnh gia John Diminis chụp năm 1961. Phương tiện di chuyển chủ yếu ngày ấy là xe đạp và xe xích lô, những người bán hàng thì quẩy gánh dập dìu trước và bên hông chợ. Không chỉ thuần túy là nơi buôn bán, gần một trăm năm qua chợ Bến Thành đã trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố. Những năm gần đây chợ Bến Thành còn là địa điểm tham quan không thể thiếu cho bất cứ tour du lịch nào đến TP. Hồ Chí Minh với các mặt hàng thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm… Chợ Bình Tây là chợ trung tâm của khu vực Chợ Lớn, nơi có nhiều người Hoa sinh sống nhất của miền Nam trước đây. Nơi đây thu hút đa số dân mua bán chuyên nghiệp bởi phần lớn hàng hóa được bán sỉ và chuyển về các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trong ảnh là chợ Bình Tây được chụp năm 1965 khi ấy mặt tiền vẫn còn thoáng đẹp với kiến trúc cổ rất đặc trưng. Ngày nay, chợ Bình Tây đã được sửa sang lại, phân khu theo ngành hàng và vẫn còn chức năng chợ đầu mối, nhưng đã vai trò đã giảm do các hãng buôn lớn đều có nhà phân phối ở các tỉnh. Chợ phát triển, các quầy hàng tấp nập, xe cộ nhộn nhịp khiến chợ mất đi vẻ đẹp hoài cổ vốn có. Chợ Tân Định được xây năm 1926, là một trong những chợ được xem là dành cho nhà giàu Sài Gòn thời ấy, bởi giá bán thường cao hơn các chợ khác. Kiến trúc chợ từ những năm 40 đến nay không thay đổi nhiều, nhưng ngày xưa thoáng đẹp, những gian hàng rộng rãi hơn. Ngày nay Tân Định là chợ nổi tiếng kinh doanh các loại vải rẻ nhất Sài Gòn. Chợ Tân Định nay bí lối, sạp hàng, ki-ốt, quảng cáo tứ bề. Đi bên đường Hai Bà Trưng, chẳng ai còn nhìn thấy mặt tiền được thiết kế nổi bật theo kiến trúc Pháp nữa. Chợ An Đông nằm trên đường An Dương Vương, Q.5, có lịch sử hoạt động 56 năm. Khu chợ cũ ngày xưa được xây dựng năm 1954, qua thời gian bị hư hại nhiều. Vào năm 1990 trên nền chợ cũ mọc lên ngôi chợ mới với 5 tầng lầu khang trang. Chợ An Đông được Donald Jellema chụp năm 1967 (ảnh trên) và Trung tâm thương mại – dịch vụ An Đông ngày nay. Những con đường ở chợ xưa luôn tấp nập người mua kẻ bán (Ảnh trên: con đường bên hông Chợ Lớn năm 1966). Ngày nay, bên cạnh những quầy hàng tất bật, người đi chợ phải chịu cảnh đồng hàng cùng hàng xe cộ chật chội (Ảnh dưới: con đường vào chợ Xóm Củi, Q.8) Bên cạnh những ngôi chợ được lưu giữ trong nhiều thập kỷ, hòa cùng nhịp phát triển của Sài Gòn, nhiều ngôi chợ đã biến mất nhường chỗ cho những công trình mới khang trang, hiện đại. Từ khoảng năm 1947, khi chợ Cầu Muối hình thành thì chợ Cầu Ông Lãnh chia thành 3 khu vực. Khu vực các vựa bán trái cây nằm từ chân câu Ông Lãnh đến đầu đường Yersin, khu vực bán cá (chợ cá) từ đầu đường Yersin đến chân cầu Calmette. Khu vực bán tạp hóa gọi là Chợ Cháy, nằm đối diện với chợ trái cây. Hàng hóa từ các nơi về chợ Cầu Ông Lãnh bằng ghe thuyền. Những chiếc ghe chở trái cây đầy ắp từ miền Tây nam Bộ chở lên cập bến chợ Cầu Ông Lãnh luôn tấp nập. Ngày 13/4/1999, chợ Cầu Ông Lãnh cháy rụi. Tất cả tiểu thương ở chợ phải chuyển sang buôn bán ở chợ đầu mối thủy hải sản Bình Điền (Bình Chánh) và chợ đầu mối trái cây Tân Xuân (Hóc Môn) từ 23/10/2003. Ngày nay, ở địa điểm tụ tập chợ Cầu Ông Lãnh xưa là cây cầu 3 làn xe nối liền khu vực Q.1 và Q.4. Những mảnh đời nghèo khổ từ lâu sống bám vào bờ rạch Bến Nghé, dọc chợ Cầu Ông Lãnh cũng phải chuyển đi trả lại mỹ quan cho đại lộ Đông Tây. Dấu ấn của khu chợ tấp nập xưa chỉ còn là những quầy hàng nhỏ lẻ dọc hai bên đường Nguyễn Thái Học và Cô Bắc. Sài Gòn thập niên 1960 – 1970 có đầy những khu chợ đen (chợ trời) trên đường Tôn Thất Đạm, Lê Lợi chuyên bán những mặt hàng giảm giá của Mỹ như thuốc lá, rượu, đồ hộp… Ngày nay những khu chợ đen ấy không còn nữa. Người dân Sài Gòn và du khách nước ngoài thỉnh thoảng vẫn đi tìm những món đồ Mỹ ngày xưa ở vài quầy hàng lưu niệm trong chợ Dân Sinh. Nếu như về kiến trúc chợ Sài Gòn xưa nay không có nhiều thay đổi thì sự biến đổi ở những sạp hàng ở chợ mới chính là điểm khác biệt lớn nhất. Thay cho những sạp hàng ngồi sệt đất và bày bán lộ thiên, những sạp hàng ngày nay được nâng cao, bày biện đẹp mắt và chuyên nghiệp hơn xưa. http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.jpg Một khu bán gà ở chợ An Đông năm 1956, những con gà được nhốt vào lồng và đem ra chợ bán (ảnh trên). Ngày nay, gà được làm sẵn sạch sẽ, người mua chỉ việc mua về và chế biến. http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.jpg http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.jpg Một quầy trái cây năm 1970 (ảnh trên) và năm 2014 ở chợ An Đông http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.JPG Một sạp bán hành ở chợ do nhiếp ảnh Donald Jellema chụp năm 1967 (ảnh trên) với chiếc cân đĩa với những quả cân 2 lạng, 5 lạng, 1kg, 5kg…Ngày nay, người bán hàng thường dùng cân điện tử tiện lợi hơn (ảnh dưới) http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.JPG Năm 1971, Sài Gòn đã có vài siêu thị, có một cái nằm trên đường Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng 8) nhưng siêu thị lúc đó chỉ là cửa hàng chủ yếu là thức ăn, một ít đồ gia dụng. Phương thức mua bán giống như cửa hàng tự chọn ngày nay. Trước 1975 cũng có một siêu thị Nguyễn Du nằm trên đường Chu Mạnh Trinh – Nguyễn Du (vị trí Tổng Công ty lương thực Miền Nam ngày nay) đây là siêu thị đầu tiên của Sài Gòn quy mô khá lớn, trong đó cũng có máy lạnh, hàng hóa rất phong phú.http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.jpg Một khu bán cá năm 1965 (ảnh trên) và năm 2014 ở chợ Xóm Củi http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.jpg http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.jpg Một quầy bán thịt năm 1966 (ảnh trên, Marilyn Rita Silverstone) và năm 2014 http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.JPG http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.jpg Một quán hủ tiếu người Hoa trong Chợ Lớn năm 1961 (ảnh trên, John Dominis) và năm 2014. http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.JPG http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.jpg Bên cạnh những khu bán sành sứ như xưa (ảnh trên, chụp năm 1956), chợ nay xuất hiện rất nhiều khu bán đồ nhựa. http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.JPG http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.jpg Một quầy hàng ăn ở chợ năm 1961 (ảnh trên, John Dominis) và năm 2014. http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.jpg Bên trong siêu thị Nguyễn Du năm 1971. Ngày xưa, siêu thị không phải là nơi ai cũng vào được, khách hàng phải có thẻ công chức, những người ăn lương nhà nước. http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w...ac-khu-cho.jpg Ngày nay, siêu thị là nơi dành cho tất cả mọi người. Với ánh đèn điện sáng choang, những lối đi mát rượi, sạch sẽ và có vô số quầy hàng trưng bày phong phú, siêu thị trở thành điểm đến của nhiều bà nội trợ hiện đại. Theo MASK Nguồn : Mask + http://www.huynhthinga.com/ngam-sai-...c-khu-cho.html |
Bạn nào ở TPHCM cũng biết Chợ lớn nhất tại TP là...Chợ Lớn. :D Dưới đây là những câu lụt bát về Chợ. Ước gì mình lấy được ta Để cùng buôn bán chợ xa, chợ gần Vui nhất là chợ Đồng Xuân Kẻ buôn, người bán xa gần thảnh thơi… * ** Ơn chàng đã có lòng vì Ngỏ lời phương tiện muốn bề tóc tơ Nhân khi em ở lại nhà Làm nghề canh cửi sớm khuya chuyên cần Vốn riêng được một vài trăm Đem đi buôn bán Đồng Xuân chợ này Buôn hàng vải lụa bấy nay Nhờ trời vốn lãi độ ngày ba trăm. * ** Kéo quân qua cửa Hùng Quan Chim muôn tiếng hát, hoa ngàn hương đưa Kể từ sông Vệ, chợ Gò Ngó vô Thi Phổ thấy đò Dắt Dây Đồng Cát buôn bán sum vầy Ngó vô Lò Thổi thấy cây xùm xòa Từ Sơn một đỗi xa xa Ngó vô Quán Sạn cũng đà nghỉ ngơi Chợ Huyện là chỗ ăn chơi Trong tê Quán Vịt là nơi hữu tình Trà Cầu sao vắng bạn mình Hai hàng chau lụy như bình nước nghiêng. * ** A Man núi ngất tầng cao Ngó về chợ Giã nao nao cam tràng Núi ngăn sao thấy được nàng Nhớ ai mặt võ mày vàng nhớ ai. Ai đâu mà chẳng biết ta Ta ở Xóm Láng, vốn nhà trồng rau Rau thơm, rau húng, rau mùi Thì là, cải cúc, đủ loài hành hoa Mồng tơi, mướp đắng, ớt cà Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên Giúp em quan tám cho bền Mượn người lịch sự gánh lên chợ trời Gánh đi lòng những bồi hồi Mong cho đến chợ còn ngồi nghỉ ngơi! * Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu** Ai lên Cam Lộ thì lên Sáu phiên một tháng không quên dạ người. * ** Ai lên chợ Thái buôn chè Để tôi buôn ấm ngồi kề một bên. * ** Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm Dù ai đi chợ Thanh Lâm Mua anh một áo vải thâm hạt dền. * ** Ai lên Quán Dốc chợ Giàu Để thương để nhớ để sầu khách vãng lai. * ** Ai ơi! Một tháng sáu phiên Mua bông đi chợ Mới Miên huyện Quỳnh. Ai về Chợ Giữa, Xóm Dưa, Ruộng nương giúp mẹ, nắng mưa chẳng màng. * ** Ai về Thạnh Phú, Tân Hương Ai về chợ huyện Thanh VânĐể mong để nhớ, để thương trong lòng. * ** Ai về chợ Mỹ quê em Ai về Chợ Vạn thì vềMua ổi xá lỵ để mừng bà con Ổi này hương vị rất ngon Anh ơi! Ăn thử hỏi còn đợi chi! * ** Hỏi xem cô Tú đánh vần được chưa Đánh vần năm ngoái năm xưa Năm nay quên hết, nên chưa biết gì! * ** Chợ Vạn có nghề cất rượu nuôi heo Ai về đừng bảo cầm khăn* ** Có một đồng bạc để dành cưới em Ba hào thời để mua tem Mời hết thiên hạ anh em xa gần Cưới em ăn uống linh đình Sơn Tây, Hà Nội đồn mình lấy ta Một hào anh mua con gà Hào hai đi chợ, hào ba đi tàu Năm xu mua gói thuốc lào Hào tư mua gói chè tầu uống chơi Một hào đong gạo thổi xôi Năm xu mua thịt, còn thời rau sưa Anh ngồi anh tính cũng vừa Cưới em đồng bạc còn thừa một xu. * ** Ai về Hoằng Hóa mà coi Ai về nhớ vải Đinh HòaChợ Quăng một tháng ba mươi phiên chiều. * ** Ai về Hà Tĩnh thì về Mặc lụa chợ Hạ, uống nước chè Hương Sơn. * ** Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu Khê Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào. * ** Ai về Nhượng Bạn thì về Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn. Ẵm em lên võng mà đưa Để mẹ đi chợ mua dừa về ăn. * ** Nghèo hèn giữa chợ ai chơi Giàu sang trong núi nhiều người tới thăm. Em đây ở rẫy ăn còng* ** Thương em như thể dây lang, Anh Hai anh tính đi môDưới rỏng, trên hàng ai dứt đừng cho Anh ơi! chớ liệu đừng lo Dù ai cấm chợ ngăn đò, có em. Còn anh ở chợ ăn ròng mắm nêm. * ** Tôi đi chợ Tết mua khô cá thiều. * ** Anh hươu đi chợ ban mai Anh đến Bến Nghé ngồi nhai thịt bò. * ** Anh ơi! buông áo em ra Để em đi chợ kẻo hoa em tàn. http://maxreading.com/data/books_ima...0bd38bb57f.jpg Anh về ghé chợ mua đinh Đóng xe song mã rước mình cùng đi. * ** Anh về hái đậu trẩy cà Để em đi chợ kẻo mà lỡ phiên. * ** Bà còng đi chợ trời mưa Ông sấm ông sét tiễn đưa bà còng. * ** Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Xem rồi ông mới bói rằng: Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn. * ** Bảng treo tại chợ Mỹ Lồng Chữ đề tên bậu không chồng có con. |
Sài Gòn có gì vui không em?
Chuyển hè Em hay nhớ về một Sài Gòn chỉ có hai mùa mưa-nắng. Sài Gòn nắng đó rồi mưa đó, chợt buồn chợt vui đỏng đảnh như cô gái mới lớn. Nhưng Sài Gòn giản dị lắm. Mưa vội và nắng nắng cũng vội. Bởi Sài Gòn phải nối hai bờ thương nhớ. Nơi hai con người đứng mỗi bên nhớ về một Sài Gòn đong đầy kỉ niệm. Một Sài Gòn từng thề hẹn lạc mất giữa hai đầu đơn côi. Sang Đông Sài Gòn không lạnh. Chỉ mang hơi thở ẩm ướt của mưa giông. Em vẫn hay nghĩ những nốt trầm trong các bản tình ca về Sài Gòn có lẽ chỉ viết trong những đêm đông của Sài Gòn tí tách nghe mưa gõ trên bậc thềm đầy lá me rơi. Cũng là những lúc Sài Gòn tĩnh mịch nhất trong những ồn ã náo nhiệt, thâm trầm nhất trong những thăng trầm triền miên. Hóa ra Sài Gòn cũng biết buồn… Vậy Sài Gòn có gì vui không em? Sài Gòn nơi em đã từng rất vui. Một Sài Gòn em đã từng mơ và sống trọn. Sài Gòn có bàn tay nắm chặt đưa em len lỏi qua những phố xá đông đúc người xe. Sài Gòn ngồi trên xe máy vi vút qua những cung đường dài, em đưa tay giữ làn tóc xõa bay như muốn nắm chặt những yêu thương mong manh dễ bị cuốn mất theo gió bụi Sài thành. Sài Gòn dịu dàng. Những khi em được trao và nhận những thương yêu bình thản giữa lòng thành phố đông đúc. Sài Gòn ấm như hơi thở. Hơi thở của những con người tựa vào nhau nhìn mặt trời lặn dần sau những ngôi nhà nhấp nhô của thành phố bên dưới và âm thầm bên nhau chờ đợi một niềm vui không tắt. Bởi đã có đôi lần em nghe ai đó nói rằng: “Cuộc đời cũng như hơi thở vậy thôi. Ta không thể hít một hơi dài quá khả năng của mình trong từng hơi thở…Nếu đã biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu?” Còn Sài Gòn nơi anh, có vui không? Mở mắt, Sài Gòn nơi anh lặng lẽ. Anh cứ cho rằng Sài Gòn chưa sang đông. Chiều muộn. Sài Gòn yên ắng ngồi bệt một mình nhâm nhi từng giọt cà phê nồng nàn hơi thở của mùa hè đã qua. Ngắm nhìn ánh chiều đổ đầy trên vai Đức mẹ, Sài Gòn nơi anh không rộn ràng… Sài Gòn qua đôi mắt anh buồn lạ. Nỗi buồn hoang hoải khi bước giữa hai hàng me rụng lá bay bay trong gió se man mác mà người ta hiếm khi cảm nhận được giữa lòng thành phố phồn hoa. Sài Gòn chuyển mùa thật nhẹ, chỉ như cái tích tắc giữa hai đầu hạ-động mà anh nhớ em vẫn hay đùa: “Thu Sài Gòn đấy!” Chợt nhận ra có thể Sài Gòn đã sang đông, thu Sài Gòn đâu có trĩu nặng như lòng anh… Nhắm mắt Anh nghe thời gian đã hết. Về một Sài Gòn lãng mạn. Về một Sài Gòn nặng tình giữa mùa lá bay. Về một Sài Gòn bỏ lại sau lưng những thề nguyền và phản bội. Nếu ngày mai là một giấc mơ, anh sẽ mơ về một Sài Gòn thật giản dị. Giản dị như sự thật, như bốn mùa, như mưa-nắng. Một Sài Gòn rất thơ và tình giữa một Sài Gòn khác-của bộn bề lo toan và tất bật mưu sinh. Một Sài Gòn mộc mạc giữa hoa lệ Sài Gòn. Một Sài Gòn trong trẻo giữa những tạp âm cuộc sống cuồng nhiệt. Sài Gòn cứ mãi như vậy khi anh nhắm mắt. Có một Sài Gòn như thế, nhưng là một Sài Gòn dĩ vãng… Vậy Sài Gòn có gì vui đâu em? Ngày xưa em đi tóc thề đã tung xõa. Sài Gòn cũng thay đổi Anh đã khác và em cũng đã khác. Nhưng em vẫn tin có một Sài Gòn chân phương tồn tại trong kí ức và cả trong sâu thẳm mỗi chúng ta hiện tại Chỉ cần anh tìm Sẽ thấy. Vậy sao Sài Gòn của chúng ta bây giờ cứ mãi cô đơn?… Thân Vinh Nguồn : http://www.huynhthinga.com/sai-gon-c...-khong-em.html Theo Hàn, hai anh chị này nếu biết chơi tem bì, muốn vui thì đến sinh hoạt CLB VietStamp một chuyến, hay ghé tiệm HongDuc Stamp trên Tân Định xin quà 30/04, làm đĩa bánh xèo Đinh Công Tráng, xơi thêm tô mì vịt tiềm Đinh Tiên Hoàng trước khi vào tham quan chợ tem gần đó. :)) |
Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 07:04. |
©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.