Xem riêng 01 Bài
  #5  
Cũ 29-04-2013, 16:31
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

05 - Bắc Sơn


Nhạc sĩ Bắc Sơn và những ca khúc đậm chất Nam Bộ.

Không chỉ là gương mặt quen thuộc với khán giả màn ảnh nhỏ với trên 50 bộ phim, ông còn là một nhạc sĩ có nhiều tác phẩm mang đậm chất dân ca như "Còn thương rau đắng mọc sau hè", "Bông bưởi hoa cau", "Hoa đào năm ngoái". Ông luôn coi điện ảnh là niềm đam mê còn âm nhạc là duyên nợ.

- Tên thật : Trương Văn Khuê
- Sinh năm : 1931
- Mất năm : 23-2-2005
- Ca khúc đầu tay: Mình gặp nhau chăng?
- Ca khúc nổi tiếng : Còn thương rau đắng mọc sau hè, Bông bí vàng, Bông bưởi hoa cau, Hoa đào năm ngoái, Em đi trên cỏ non, Hai mùa mưa nắng, Sa mưa giông, Còn thương góc bếp chái hè, Em và nỗi nhớ, Nghe tiếng piano trên đời, Lặng lẽ, Đêm nghe tiếng vọng cổ, Mẹ ngồi sàng gạo, Đêm nằm nhớ mẹ...

Phỏng Vấn Bắc Sơn

Ông viết ca khúc "Còn thương rau đắng mọc sau hè" như thế nào?

- Tôi viết bản nhạc này làm nhạc nền cho vở kịch truyền hình Bếp lửa ấm, phát trên Truyền hình Sài Gòn ngày 27/11/1974. Thời đó, tôi viết hàng loạt kịch truyện cho chương trình Quê ngoại, phát trên truyền hình nhằm mục đích vận động tinh thần dân tộc. Người hát bài này đầu tiên chính là Hoàng Oanh, nhưng bản nhạc không nổi lên được bởi thời ấy, loại nhạc này không được mấy người ưa chuộng. Sau 1975, ca sĩ Hương Lan hát và ghi âm Còn thương rau đắng mọc sau hè tại Pháp và nhanh chóng lan truyền trong giới Việt kiều bởi cùng chung tâm trạng vọng cố hương của những người xa xứ. Mọi cảm xúc để tôi viết bài hát này cứ tự nhiên mà đến, tôi nghĩ sao thì viết vậy chứ chẳng cần điều gì to tát cả. Tuy nhiên, đây không phải là bản nhạc tâm đắc nhất của tôi.

Vậy đâu là nhạc phẩm ông tâm đắc nhất?

- Có khá nhiều, chẳng hạn bài Đêm nghe tiếng vọng cổ tôi viết xong ngày 29/11/1999, trong đó có đoạn: "Đêm nghe bài vọng cổ. Ai đàn dây Long Xuyên. Mưa tuôn ngoài của sổ. Xao động nỗi niềm riêng... Điệu đàn buồn, dòng sông, dòng suối ôm lũy tre. Còn thương bụi chuối ở sau hè, bụi tre đầu ngõ để em chờ mẹ về chợ trưa...". Hoặc những bài tôi viết về mẹ như bài Mẹ ngồi sàng gạo. Mẹ tôi ngồi sàng gạo trên những bậc thềm đá ong mòn nhẵn dấu chân, trông mẹ cô đơn đến tội. Mẹ sàng gạo mướn cho bà con chòm xóm, họ tạ lại bà nửa lon gạo mới sàng... Bao nhiêu lần tôi bảo mẹ lên Sài Gòn ở với con, mẹ bảo: "Mẹ phải ở lại, đặt chân lên chỗ mòn thềm rêu, cho ấm hồn người xưa...". 2 năm sau khi mẹ mất, tôi không viết nổi một bài hát về mẹ - không dám viết thì đúng hơn. Vừa rồi tôi mới viết bài Đêm nằm nhớ mẹ. Bài này, phần đầu không có nhạc nền chỉ có câu ru làm nỗi nhớ cuộn lên, văng vẳng tiếng ếch nhái từ xa vọng về, phần giữa là nhịp hát rong, đoạn cuối êm dịu, thiết tha.

Tại sao ông thích viết nhạc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ?

- Không hẳn như vậy đâu. Tôi đã viết được khoảng 500 nhạc phẩm, trong đó có cả nhạc không lời, bán cổ điển (dài 5, 6 trang) và cả những ca khúc trữ tình như Em và nỗi nhớ, Nghe tiếng piano trên đời, Lặng lẽ... Bản nhạc đầu tay của tôi là Mình gặp nhau chăng? Riêng nhạc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ tôi viết khoảng 300 bài. Tôi thích viết bởi tôi là dân Nam Bộ. Thể loại này lạ lắm: tân không ra tân, cổ không ra cổ. Tôi cùng với các nhạc sĩ Thanh Sơn, Vũ Đức Sao Biển đã có một thời gian nghiên cứu cổ nhạc và cùng... thẩm thấu.

Sắp tới, ông sẽ viết tác phẩm gì?

- Tôi sẽ viết truyện ngắn dựa trên... ca khúc của tôi, gọi là "nhạc truyện". Ngoài ra, tôi tích lũy vốn sống cả đời rồi viết ra thành sách. Cứ viết ra, hay dở không cần thiết, biết đâu 5, 10 năm sau có chỗ dùng.

(Theo Thanh Niên)

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
nam_hoa1 (09-06-2013), Poetry (29-04-2013), ThinhVuongVu (10-06-2013), Tien (29-04-2013)