Xem riêng 01 Bài
  #8  
Cũ 29-04-2013, 16:59
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

08 - Văn Cao

(1923-1995)




Tên thật là Nguyễn Văn Cao, gốc người Nam Định, sinh ngày15/11/1923, tại Lạch Tray, Hải Phòng. Vì nhà nghèo nên học tới lớp Bảy thì nghỉ học, xin làm sở bưu điện.

Vào năm 1939 (16 tuổi) ông sáng tác bài “Buồn Tàn Thu”. Năm 1940, ông sáng tác bản “Thiên Thai”, sau khi du ngoạn một chuyến ở Nam về. Bản Thiên Thai là một giấc mơ của người nghệ sĩ vào chốn an bình, mà người Việt khó đạt được trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ. Năm 1941, ông gặp Phạm Duy, Phạm Duy đã khuyên ông lên Hà Nội sống đời nghệ sĩ. Trong thời gian này ông sáng tác nhiều nhạc phẩm danh tiếng như “Trương Chi”, “Thu cô liêu”, “Bến Xuân”, “Suối Mơ”.


Vì mối giây liên hệ Gia đình căm thù Pháp nên Văn Cao đã theo Việt Minh dưới sự hướng dẫn và tuyên truyền của Vũ Quí.Vũ Quí đã nhờ Văn Cao soạn một bản nhạc quân hành cho trường quân sự Việt Minh, nên Văn Cao đã cho ra đời bản “Tiến quân Ca”, vào năm 1944.

Vào cuối Xuân năm 1945, Văn Cao đã có mặt trực tiếp tham dự vụ ám sát nổi tiếng, đó là vụ giết ông Đỗ Đức Phin tại Hải Phòng, bị Việt Minh kết án là Việt Gian thân Nhật. Sau vụ ám sát, Văn Cao tạm lánh một thời gian để tránh mật thám Pháp và Nhật theo dõi. Sau này khi biết nạn nhân Đ.Đ.P là một nhà hoạt động yêu nước, thì Văn Cao lại ân hận và chỉ hoạt động cầm chừng cho Việt Minh thôi.

Trong cuộc biểu tình cướp chính quyền của Việt Minh ngày 19-8-1945 tại Hà Nội, Văn Cao đánh nhịp cho đoàn Thanh Niên Xung Phong hát bài "Tiến Quân Ca" của ông trước nhà hát lớn. Về sau bài này được chọn là bản quốc ca của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN.

Sau khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1946, Văn Cao được lệnh lên chiến khu Việt Bắc và tại đây ông viết bản trường Ca "Sông Lô" năm 1947, và gia nhập đảng CS Đông Dương năm 1948. Năm 1949 ông được lệnh viê't bản lãnh tụ ca, nhưng bản này ít được nhắc đến (kể cả phía CS).

Theo tài liệu Hoàng Văn Chí, năm 1952 ông đươc gởi đi Liên Xô để nghiên cứu thêm về âm nhạc, và cuộc xuất ngoại này làm Văn Cao thất vọng về thiên đường CS.

Năm 1954, khi chiến tranh đến hồi khốc liệt và thay vì viết về đề tài Điện Biên Phủ như các văn công CS khác thì Văn Cao lại về bày tỏ ý tưởng của ông qua một bức tranh sơn dầu lập thể. Bức tranh đó được mô tả như sau:

Một cậu bé thổi sáo bằng 2 cái mồm, một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng, và 1 cái được vẽ bằng cách nhìn nghiêng. Đằng sau cậu bé, trên cái nền đông nghịt những con người trong 1 tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh.

Ý nghĩa của bức tranh được giới phê bình lý luận như thế này: "Bư'c tranh thể hiện đứa trẻ với 2 cái mồm, phải chăng hàm ý Đảng CS Đông Dương có hai miệng? ". Ý nghĩa thật của bức tranh chỉ có Văn Cao biết mà thôi.

Sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát Thanh, nhưng rất ít sáng tác. Một nghệ sĩ tài danh, say mê âm nhạc và sống với âm nhạc từ thuở nhỏ mà phải giữ mình không sáng tác thật là một khổ tâm khó nói.

Theo lời tác giả Nguyễn Thụy Kha, năm 1955, Văn Cao đã quyết định cầm bút lại sau 10 năm vắng tiếng (từ sau bài “ngoại ô mùa đông sáng tác vào năm 1945”). Qua bài thơ “Anh có nghe không” đăng trong “Giai phẩm mùa Xuân”, phát hành tháng 2-1956, người ta nhận thấy thơ của Văn Cao có lời lẻ rất buồn và chán nản.

Đặc san Giai Phẩm và báo Nhân Văn, là 2 tờ báo ở Hà Nội theo chủ trương đòi hỏi tự do báo chí và tư tưởng. Đặc san Giai Phẩm ra được 5 số, số đầu Giai Phẩm Xuân (tháng 2, 1956), đến số thứ 6 đang in thì bị tịch thu và bị đình bản vào giữa tháng 12-1956.

Như những văn nghệ sĩ có bài đóng góp cho hai tờ báo Nhân Văn Giai Phẩm, Văn Cao bị kỷ luật, phải tham dự khoá học tập chính trị vào năm 1958, và bị XD chỉ tri’ch qua bài viết “Những tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao”. Ông bị phê bình là “hai mặt, giả dối, dùng âm binh để chọi với Đảng”. Thế là Văn Cao bị loại trừ ra khỏi ban Chấp hành Hội Nhạc Sĩ sáng tác. Từ đó tên tuổi VC hầu như khg xuất hiện trên các tạp chí văn chương nghệ thuật ở Hà Nội. Ông sống âm thầm bằng đủ thứ nghề, như viết nhạc không lời cho các truyện phim và truyện kịch, trang trí sân khấu cho các đoàn kịch, và vẽ quảng cáo các báo.

Dầu rất ít sáng tác vào gần cuối đời ông, người nghệ sĩ tài hoa này cũng cho ra một bản nhạc vào cuối năm 1975, đó là bài “Mùa Xuân đầu tiên”, một bản hát rất nhẹ nhàng, êm đềm và rất tình người. Nhưng bản nhạc cũng bị phê bình là không đi đúng đường lối của Đảng, không phục vụ cho Cách Mạng, vì thế bản nhạc mới phát hành đã bị tịch thu. Tuy thế, các chương trình Việt Ngữ tại Moscow vẫn cho trình bày bài hát, nên bài hát đã không bị vào lãng quên.

Văn Cao còn là một họa sĩ. Ông đã dùng nghệ thuật này để nói lên tâm tư của ông mà không ai có thể đem ra phê bình chỉ trích gì được vì những bức họa của ông không được bày bán và lưu hành.

Văn Cao qua đời vào ngày 10-7-1995

Nguồn : http://my.opera.com/diemxuacafe/blog/show.dml/14881012
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
nam_hoa1 (09-06-2013), Poetry (29-04-2013), ThinhVuongVu (10-06-2013), Tien (29-04-2013)