Xem riêng 01 Bài
  #60  
Cũ 14-07-2013, 15:54
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi dammanh Xem Bài

LUẬN GIẢI BƯU THIẾP TÌNH HỮU NGHỊ VN-ANGERII
Trước khi luận giải bưu thiếp này dammanh có nhận xét sau khi xem trên 10 hình ảnh các bì thư năm 1954-1955 (thời kỳ chưa có thư HK) của bản thân và của một vài người bạn,cũng như các bì thư HK và Bảo Đảm năm 1956 mà dammanh có
1.đồng ý với bác Vnmission:cước phí giai đoạn này cho 1 lá thư khoảng 20 gr đi TQ là 200đ còn đi các nước XHCN ở ĐÔNG ÂU qua đường xe lửa liên vận quốc tế đi từ BÀNG TƯỜNG qua BẮC KINH,qua ULANBATOR, hồ BAICAN đến MẠC TƯ KHOA rồi đi tiêp đến các thủ đô các nước XHCN ĐÔNG ÂU như BERLIN, PRAHA, BUDAPEST, BUCARET, SOFIA v.vv là 300đ
2.Thư bảo đảm cộng thêm tối thiểu là 600 đ,do vậy đi TQ là 800 đ còn đi các nước XHCN là 900đ
3.Cuối năm 1955 có chuyển thư hàng không,lúc đó giá cước phí chuyển một lá thư 20 gr đi các nước đông âu XHCN là 500 đ,thư HK bảo đảm cộng thêm 600 đ là 1100đ.
4. Cách tính cước thực hiện đến tháng 3 năm 1957
5.Vào giai đoạn 1954-1956 bưu điện chưa in nhãn tem HK,vì thế thư hàng không thường do chủ nhân tự viết hay dán nhãn HK của nước ngoài,thậm chí cắt hình nhãn HK từ các bì thư nước khác sản xuất dán lên.Khi gửi bưu điện mới tính cước có đủ chuyển bằng máy bay hay không?
Vào năm 1956 bưu điện có dấu xác nhận thư HK ,sau khi tính cước đủ gửi hàng không.Đến nay dammanh chỉ mới biết có 3 dạng format dấu HK thông dụng.
6.Nhãn tem HK do bưu điện vn in ra có tiêu đề hk bằng tiếng việt,đặc biệt có mầu rất đặc trưng ma dammanh thấy giới sưu tầm bì thư đông âu thường gọi các bì thư có mầu như vậy một cách bóng bảy là “Bì thư mầu safia” chỉ xuất hiện từ năm 1957,chưa rõ chính xác tháng nào?
Vài dòng suy diễn ,có gì sai mong sự góp ý của các bác và các bạn.Dammanh xin cám ơn!
Luận giải bưu thiếp hữu nghị VIỆT NAM – ANGERIA
Chủ đề bức ảnh là “dắt trâu về” Chụp cảnh chiều tà trên cánh đồng của đồng bằng Bắc Bộ ,có thể nhìn thấy hình ảnh đặc trưng của Đ.B.Bắc Bộ là bụi tre nằm trên cánh đồng và đặc trưng nhất là cây gạo đứng giữa cánh đồng,bác nông dân-chủ nhân của cánh đồng (vì cải cách ruộng đất đã thực hiện) dù đi cày về rất muộn và mệt nhưng bác rất vui vì bác cầy trên chính mảnh đất bác làm chủ!
Bưu thiếp hữu nghị VN-ANGERIA do bưu điện Hà Nội phát hành kỷ niệm sự kiên 3000 lính lê dương của quân đội Pháp ở đông dương mà chủ yếu là người Angeria và Maroc,phản chiến đầu hàng chạy sang phía Việt minh vào năm 1954,sau có người ở lại vn và lấy vợ vn.
Bì thư dấu hà nội đường kính nhỏ 2,5 cm ngày 16-05-…lúc này HÀ NỘI rất nóng ,theo bút tích người viết thi nhiệt độ đến 50-54 độ
Luận theo cước phí,kích thước con dấu,thư HK , mùa hè nóng bức ở MBVN và tính thời sự của sự kiện PHẢN CHIẾN CỦA LÍNH LÊ DƯƠNG,theo dammanh thì bì thư được gửi vào năm 1956.Đây là ý kiến cá nhân,mong sự góp ý của mọi người.
Cuối cùng bì thư dammanh post lên tiếp theo,mà dammanh cũng đưa vào bộ sưu tập chủ đề đoàn kết với lý do gì?mong các bác cho ý kiến góp ý.Xin cám ơn tất cả!
Sự kiện 3000 lính Tây đen có ở lại miền Bắc XHCN vì vướng bận vợ con hay muốn theo Việt Minh thì chắc cũng không phải là sự kiện lớn lao đến mức phải in bưu ảnh ăn mừng. Bởi vì phần lớn cái đám lính đó ngoài việc đánh đấm và ăn chơi thì có biết làm cái gì khác? Khi đã lợi dụng sự kiện đó để tuyên truyền xong thì họ là gánh nặng cho miền Bắc. Họ được đưa lên Ba vì ở thành khu riêng làm kinh tế mới. Rồi dần dà họ cũng biến khỏi miền Bắc bằng cách xin hồi hương và người ta cũng khoan khoái để họ ra đi. Cái đám đó bao gồm hổ lốn Ma rốc, Sẹ nê gan, An giê ri, Tuy ni di...thì hà cớ gì chỉ in mỗi bưu thiếp hữu nghị An giê ri: Luận chứng của bác Mạnh không vững chổ này.

Va nghĩ hợp lý nhất là bưu ảnh đó ra đời nhân dịp Chính phủ lâm thời CH An-giê-ri thăm Việt Nam DCCH ngày 13/12/1958.
Chính phủ lâm thời CH An-giê-ri được thành lập ngày 19-9-1958 và VN DCCH là một trong những nước đầu tiên công nhận chính phủ này. Dây là cuộc gặp cắp cao đầu tiên giữa hai nhà nước nên đó là dịp tốt để in bưu ảnh nói trên.

Có bao nhiêu bưu thiếp hữu nghị được in? Không rõ

Nhưng tại sao chọn một cái cảnh như thế để in, cái cảnh đó có gì hay đâu,nhìn nó nếu không có chữ Hà nội thì c
ảnh đó ở khắp VN hay ở khắp Đông Nam Á cũng có? Cũng không rõ

Va đoán là lúc đó gấp quá nên người ta chỉ kịp chạy ra nhà in tìm bưu ảnh nào sắp in, sắp thêm mấy chữ "bưu thiếp hữu nghị..." rồi cho in ra.

Nếu phát hành kịp vào tháng 12-1958 thì bưu ảnh trên được gửi vào tháng 5-1959. Các bác kiểm tra xem bưu phí có hợp lệ không?

Vụ Hà nội nóng 50-54 độ là vô lý. Dù tháng 5 là tháng nóng nhất Hà nội nhưng chỉ đạt
mức kỷ lục vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố này được ghi lại ở 42,8 °C

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 14-07-2013, lúc 17:57
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (14-07-2013), HanParis (14-07-2013), Ng.H.Thanh (15-07-2013)