Xem riêng 01 Bài
  #5  
Cũ 16-12-2008, 17:09
Dalbit_VAN's Avatar
Dalbit_VAN Dalbit_VAN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Thư ký - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 10-01-2008
Đến từ: HCMC University of Fine Arts
Bài Viết : 215
Cảm ơn: 303
Đã được cảm ơn 335 lần trong 98 Bài
Mặc định

Khi VAN tình cờ biết được chuyên mục và khá bất ngờ khi anh NTD nhắc đến VAN thì VAN cũng xin mạn phép tóm lược lại lịch sử mỹ thuật thời danh họa Rubens, và đưa ra chút nhận định của mình mong là sẽ giúp ích được bác dammanh.
Bài trên của anh NTD post là túm gọn nhất, và cháu cũng chỉ diễn giải thêm thôi


Tên tuổi của Peter Paul Rubens bao trùm cả 1 thế hệ họa sĩ Flanders (Bỉ) trong thế kỷ XVII, ông là nhân vật kiệt xuất của hội họa Baroque, giỏi về mọi thể loại, như: tôn giáo, lịch sử, thần thoại, chân dung, phong cảnh,…

Ta điểm qua một chút về tình hình xã hội lúc bấy giờ,
(vì những họa sĩ luôn làm việc theo bối cảnh, văn hóa và xu hướng thẩm mỹ từng thời kỳ, họ phải chịu ảnh hưởng của thời gian, nơi chốn và những tác phẩm của các họa sĩ đương thời cũng như những người đi trước.)
thì trước khi Hà Lan tách ra thành một nước độc lập vào TK XVII thì xứ Flanders bao gồm: Bỉ, Hà Lan và một phần phía bắc nước Pháp ngày nay. Ngay từ cuối TK XV và giữa TK XVI, Flanders hết rơi vào dòng tu phong kiến Habsburg lại rơi vào tay giáo hội Tây Ban Nha_ một giáo hội có nền chính trị hết sức phản động, và xứ Flanders cũng mở rộng cửa đón nghệ thuật (NT) Baroque đến cuối TK XVII. Do hoàn cảnh lịch sử chịu ảnh hưởng của Vương triều và tôn giáo nên tranh của ông phần lớn là tranh vẽ Hoàng gia và tranh trang trí cung đình.

Nghệ thuật Rubens cũng thuộc dòng NT Cổ điển, vẫn lấy nền tảng từ nền NT trước đó là NT Phục Hưng, mang phong cách tao nhã và thanh thoát, hài hòa về đường nét màu sắc, các đường nét khô cứng đã được lẫn vào trong không gian thể hiện được luật phối cảnh xa-gần. Mặc dù Rubens sinh ra ở Đức, nhưng về tư chất và NT người ta có thể coi ông là một người Flanders chính thống. Cùng với Ý và Tây Ban Nha Rubens góp phần làm cho xứ Flanders trở thành một trung tâm của nghệ thuật Baroque.

NT Baroque vẫn có điểm khác biệt với NT Cổ Điển Phục Hưng. Nếu như NT Cổ Điển Phục Hưng chú trọng sự cân đối trong bố cục, sự chính chắn rõ ràng về đường nét, thích đường ngay mặt phẳng thì NT Baroque thiên về đường cong mặt tròn, NT Phục Hưng mang tính chất “tĩnh” còn NT Baroque mang chất “động”.

Từ “Baroque” đối với chúng ta ngày nay không có nghĩa xấu, nhưng người đặt tên cho phong cách này đầu tiên có hàm ý cho nó là không đúng đắn. Theo nhiều học giả thì nó bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha “barroco” có nghĩa là viên ngọc to mà hình dáng ko đều đặn. Ở Pháp Baroque được dùng để chỉ dạng NT không tương ứng với thị hiếu cổ điển, không đúng với những quy luật, và phô diễn quá nhiều thứ. Ở Ý, thì Baroque là đặc tính của những dáng vẻ cầu kỳ, phức tạp mà phóng túng. Còn người Anh thì cho nó là phong cách nổi trội của NT Châu Âu giữa thời kỳ Kiểu cách và Lố lăng. Những nhân tố tạo điều kiện cho NT Baroque nảy nở và phát triển là nhà thờ, hoàng gia và các tầng lớp thị dân. Thành công của ông là những tác phẩm mang chủ đề lịch sử và tôn giáo, có cách thể hiện cảnh vật, cảnh sinh hoạt, hình thể con người… trên tranh vô cùng phong phú và lôi cuốn, có sức thuyết phục cao. Phần lớn việc xây dựng hình tượng mang tính tượng trưng và cường điệu.

Rubens là một con người tràn trề sinh lực, yêu đời và có tiềm lực sáng tạo hết sức dồi dào, ông đã để lại không dưới 3000 tác phẩm trong cuộc đời sáng tác của mình. Ưu thế đặc biệt của tranh Rubens là chất sống động, ông say mê màu sắc (tươi sáng, rực rỡ) và chuyển động.
Nhân vật trong tranh của Rubens đầy sức sống, sinh động, khỏe mạnh và hấp dẫn, nhất là thân hình người phụ nữ đẩy đà với da thịt hồng hào mang dáng dấp cổ điển và lãng mạn, ca ngợi vẻ đẹp và cá tính con người, vẻ đẹp thoáng đãng mộc mạc


Name:  1612 Roman Charity, The Hermitage, St.Petersburg.jpg
Views: 33050
Size:  138.3 KB Name:  (1630) Peter Paul Rubens-Roman Charity (Rijksmuseum, Amsterd.jpg
Views: 53169
Size:  104.6 KB
“Tình yêu bố của cô gái La Mã” -1612 , 1630
Bức tranh “Tình yêu bố của cô gái La Mã” (Roman Charity) ông mượn đề tài từ “9 cuốn sách về những việc làm và những lời nói đáng nhớ của người La Mã xưa” của Valerius Maximus - nhà sử học La Mã viết vào khoảng TK I trước công nguyên. Câu chuyện kể về một phụ nữ La Mã là Pero dũng cảm cứu bố (Cimon) chết đói trong nhà tù, làm mọi người cảm động và bọn đao phủ sửng sốt. Bức tranh chứa đựng nội dung bi hùng, có người nói là lố lăng nhưng nó biểu thị chủ nghĩa nhân đạo của tác giả.

Name:  1612 The Deposition.jpg
Views: 12976
Size:  134.6 KB
“Hạ xuống cây thập tự - 1612”
Chủ đề “Hạ xuống cây thập tự” (The Deposition) được rất nhiều họa sĩ vẽ, nhưng do nó là chủ đề khó bố cục nên thường thấy các nhân vật rời rạc, không hài hòa và không rõ trọng tâm. Ở bức “Hạ xuống cây thập tự” Rubens không rơi vào nhược điểm này. Trong tác phẩm của ông mọi sự chú ý tập trung vào thi hài Chúa Jesus, mà hai tay hai chân vừa được gỡ ra khỏi cây thập tự, rồi vòng trên là tấm vải trắng rũ xuống. Những nhân vật khác, thánh Jean, Đức bà Maria, nữ thánh Madeleine và Marie C léo patres bao quanh nâng đỡ thi hài Jesus như đóa hoa, mà thân xác Chúa là nhụy nổi bật. Sự sáng tạo ra tấm vải màu sáng làm nổi bật thân hình nhợt nhạt của Chúa giữa những da thịt ấm áp của người sống chung quanh đem lại hiệu quả cao, vừa làm cho bố cục chặt chẽ , vừ làm cho màu nóng – lạnh tương tác lẫn nhau, làm bức tranh thêm phong phú, đẹp đẽ. Tình cảm nhân vật trong công việc đau buồn này thật sâu sắc, tư thế của họ rất hiện thực.

Name:  1636-37 Helene Fourment and her Children, Claire-Jeanne and Francois  Musee du Louvre, Paris.jpg
Views: 15783
Size:  172.8 KB
“Helene và hai con 1636-37”
Rubens có trí tưởng tượng phong phú và bố cục tranh tài giỏi cho ông khả năng sáng tạo ra nhưng tranh hoành tráng về đề tài lịch sử, tông giáo, thần thoại… Nhưng khi cần ghi lại những hình ảnh thân yêu của Isabelle Brandt hay Helene Fourment thì nét bút của ông trở nên duyên dáng đầy tình cảm.
Trong tác phẩm “Helene và hai con”, ba nhân vật trong tranh được bố cục chặc chẽ, thoải mái, tự nhiên , vận dụng NT của những thiên tài thời Phục Hưng khi ông sang Ý nghiên cứu và học tập. Trừ ba gương mặt vẽ kỹ , còn thân người mẹ cùng hai người con thì ông chỉ phác sơ qua, nhiều nơi nét sơn chưa bít mặt vải. Chính những bức tranh như phác thảo này, cho ta cái thích thú, đặc biệt là thấy rõ nét bút kỳ diệu của họa sĩ, và việc sử dụng màu sắc tài tình của ông. Bằng nét phác mạnh khỏe khoắn; một ít đỏ son, một ít màu vàng đất và trắng. Rubens cho gương mặt của người vợ trẻ của mình sức sống dồi dào và vô cùng tươi sáng.


VAN vẫn chưa hiểu ý của bác dammanh cho lắm
Nếu bác hỏi về trang trí nội thất hoặc kiến trúc thì ta có thể dựa vào tranh ảnh trong khoảng thời kỳ đó, chú ý đến cấu trúc, cách bày trí, hoa văn họa tiết trang trí, …và điều gì ảnh hưởng đến tranh của Rubens nhiều nhất, có thể là đời sống, tôn giáo.

Nếu nói về những tác phẩm của Rubens hay những món đồ trang trí (giành cho nội thất), thì cháu có kể trên về ưu điểm của tranh Rubens.

Còn nếu nói quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ thì VAN thấy có 2 phần:
Thứ nhất là về trang phục, cũng như film ảnh, để thể hiện bối cảnh thời kỳ nào thì ta phải nghiên cứu tất cả những tư liệu thời kỳ đó, và sao chép lại, ta có thể nhận biết nó là xưa hay nay, thì với kinh nghiệm ta có thể biết trang phục hiện đại kết hợp với cổ điển thông qua những chi tiết trên cổ áo, tay áo, thắt lưng hay thêm thắt những hoa văn cổ.
Name:  baroque.jpg
Views: 11582
Size:  87.4 KB Name:  ColombinaBaroque copy.jpg
Views: 10934
Size:  42.2 KB

Cuối cùng là về hình thể của người phụ nữ qua con mắt của người xưa. Qua các tác phẩm mà nền NT cổ điển để lại ta thấy rằng quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ luôn tròn trịa, khỏe mạnh, đầy sức sống, mang vẻ đẹp của sự đầy đặn, hội họa cổ điển phô diễn nét đẹp con người là chính.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Dalbit_VAN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
♥ Voi Cúc Phương ♥ (07-05-2009), chie (16-12-2008), dammanh (08-05-2009), hat_de (16-12-2008), hiepsitinhyeuvadaukho (08-05-2009), hoangtuHau (08-05-2009), huuhuetran (17-12-2008), huybh (16-12-2008), manh thuong (08-05-2009), Nguoitimduong (16-12-2008), NYN (22-03-2011), open (19-05-2009), quaden@_cute (19-03-2010), xihuan (19-05-2009)