Xem riêng 01 Bài
  #11  
Cũ 28-07-2013, 15:18
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Xem ra Việt Minh cũng có lợi nhờ đó kiếm được một số tiền của Tây để mua súng bắn Tây.
Vụ buôn tiền này cũng giúp "ươm mầm" nhiều tài năng đất nước
Cụ Bùi Trọng Liễu trong hồi ký của mình nhớ lại:

"Lại nhớ tới một giai đoạn của du học sinh Việt Nam tại Pháp, tôi muốn nói tới cái khoảng những năm trước và sau 1950 ít lâu. Cuộc sống cũng cơ cực lắm, chứ không « phây phây » như có người tưởng. Ngoại trừ những con em gia đình thật khá giả, một số gia đình gửi được con đi Pháp du học tự túc thuở ấy, là nhờ ở việc đổi tiền. Theo cuốn sách đã dẫn, từ ngày 25/12/1945 tới ngày 10/5/1953, giá hối đoái 1 đồng bạc Đông Dương (piastre) là 17 francs Pháp – nhắc lại là đây là franc cũ, chưa phải là franc « nặng » thời ông De Gaulle trở lại cầm quyền thời Cộng hòa thứ V (franc « nặng » tồn tại từ 1960 đến 2002) – cho đến ngày 11/5/1953, chính phủ Pháp « đơn phương » phá giá đồng bạc Đông Dương, 1 đồng bạc Đông Dương chỉ còn bằng 10 francs Pháp, mà không hỏi ý các chính phủ các Quốc gia Liên Kết (Etats Associés) trong Liên hiệp Pháp (Union française) – nghĩa là các chính phủ Việt Nam của « quốc trưởng » Bảo Đại (tiền thân của chính quyền Cộng hòa Việt Nam của ông Ngô Đình Diệm), và Miên, và Lào do Pháp dựng nên trong các vùng tạm chiếm – mặc dù theo các Thỏa ước ký với các chính phủ này, Pháp phải hỏi ý họ trước. Theo hai cuốn sách « Le trafic des piastres » của Jacques Despuech , nxb Deux Rives Paris, 1953, và « La guerre française en Indochine, 1945-1954 » của Alain Ruscio, nxb Editions Complexes, 1992 (cám ơn anh Vũ Ngọc Quỳnh đã cho tôi thông tin về hai cuốn sách này), trong khoảng 1945-1953 kể trên, do giá hối đoái được thặng lên – giá thực của đồng bạc Đông Dương lúc đó được ước lượng khoảng giữa 8,50 và 10 francs – có việc buôn lậu tiền. Một số chính khách và người thường, trở nên giàu to. Thí dụ như cuốn sách của Despuech kể là năm 1949, cựu hoàng Bảo Đại và vợ là bà Nam Phương chuyển sang Pháp 176.500.000 frs trên tổng số tiền chuyển 426.700.000 frs ; hoặc chuyện con gái của E. Bollaert (Cao ủy Pháp ở Đông Dương từ tháng 4/1947 đến tháng 10/1948) bị nhân viên hải quan khám ở sân bay Tân Sơn Nhứt thấy mang một bị đựng 50000 đô-la. Có mấy kiểu buôn tiền : a) Chuyển đồng bạc Đông Dương thành tiền franc sang Pháp ;
b) Chuyển đồng bạc Đông Dương thành franc, dùng franc mua lậu đôla, dùng đôla mua bạc Đông Dương, chuyển đồng bạc Đông Dương thành franc (quay vòng như vậy).
c) Dùng franc mua đồng bạc Đông Dương ở Bangkok, HongKong, với giá 1 đồng bạc Đông Dương ăn 8 francs, mang tiền bạc Đông Dương đó về một trong ba nước Đông Dương (Việt, Mên, Lào), dùng tiền đó chuyển sang Pháp với giá 1 đồng bạc Đông Dương ăn 17 francs (quay vòng như vậy).
Nhưng cũng nhờ sự buôn tiền này mà một số gia đình nghèo gửi được con sang Pháp học. Và tôi cũng được anh KV. cho biết là theo ông Hoàng Xuân Hãn kể : Nhờ có sự hối đoái thặng giá này mà nhà xuất bản Minh Tân (do ông Nguyễn Ngọc Bích thành lập) sống được và làm được mấy việc ích lợi : in lại các cuốn « Từ điển Hán Việt và Pháp Việt » của Đào Duy Anh với lời tựa ca ngợi kháng chiến, phổ biến ở vùng bị tạm chiếm ; « Danh Từ khoa học », « La Sơn phu tử » của Hoàng Xuân Hãn ; xuất bản « Từ điển thực vật học » của Đào Văn Tiến, và « Phénoménologie et matérialisme dialectique » của Trần Đức Thảo, vv.
;;;;;
Trở lại vụ buôn tiền và một số gia đình nghèo gửi được con sang Pháp học: vì hàng tháng mỗi người (thường dân) chỉ được chuyển một số tiền giới hạn, có những nhà nghèo huy động cả gia đình họ hàng gửi hộ tiền cho nhà giàu (bằng bưu phiếu, mandat-poste), rồi được trả lãi và dùng cái tiền lãi đó mà gửi cho con em mình du học ở Pháp sống. Thuở ấy, những du học sinh sống bằng cách này cơ cực lắm, có cảnh sống chung năm, sáu người trong một buồng trọ – thuở ấy ở Pháp còn đầy dãy những khách sạn cho thuê phòng ngủ hàng tháng, không có nước ; vòi nước và cầu tiêu chung ở cầu thang ; có khi không có sưởi – ăn uống rất kham khổ, một tuần mới đi tắm gội một lần ở các hiệu tắm công cộng lúc đó còn tồn tại. Nghèo đến cái mức đi thi còn có trường hợp không có đồng hồ đeo tay, phải mang theo trong cặp cái đồng hồ báo thức to bằng cái bát ! Cũng có trường hợp tối về phải giặt áo phơi cho kịp khô để ngày mai còn mặc, vì chỉ có một cái áo, nếu áo không khô thì đành mặc rồi đợi cho nó khô trên chính thân mình. (Cái khoảng những năm ấy, còn nhiều chuyện buôn bán lậu vặt ; hàng rào thuế quan trong ngay mấy nước châu Âu chưa bỏ, có những người Việt Nam hoặc một vài tiệm ăn ở Paris, như một tiệm ăn gần kế Collège de France, bán lén đô-la hay đồng hồ Thụy-sỹ lậu, vv.). Kham khổ là một phần lý do tại sao có nhiều người bị bệnh lao. Học sinh ở ký túc xá trong trường cũng còn tương đối khá hơn. Sinh viên được ở trong Cité universitaire de Paris như « Nhà Đông Dương » (trong ký túc xá đại học), được coi là hạng sinh viên « bảnh ». Cái cảnh sinh viên ngồi quán cà phê tán gẫu bàn thế sự, là chuyện hãn hữu, đôi khi là khoe hão hoặc là do sự tưởng tượng của người kể. Những năm sau, khi chính quyền Bảo Đại được Pháp nhả cho thêm một chút quyền, thì cũng có những học bổng cho sinh viên, và có những sinh viên có học bổng loại ấy để ăn học, nhưng « trái tim thì vẫn ở bên trái » ; đó là khởi thuỷ của cái câu « ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản ».

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 28-07-2013, lúc 15:23
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (31-07-2013), HanParis (28-07-2013), nam_hoa1 (29-07-2013), Poetry (30-07-2013), Tien (28-07-2013), vu.huy65 (29-07-2013)