Xem riêng 01 Bài
  #36  
Cũ 21-05-2013, 08:47
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định

BoZoo có suy nghĩ sau. Vấn đề tem LK5 là vấn đề mà các nhà nghiên cứu lịch sử bưu chính cả trong và ngoài nước và những người có quan tâm như chúng ta hãy còn bó tay chưa có câu trả lời chính xác. Bởi vì chúng ta có quá ít thông tin. Những cơ sở để có thể giải thích được là những văn bản, quyết định hay cao hơn là sắc lệnh của chính phủ trong thời kỳ này; nhưng vẫn còn quá ít ỏi.

Tuy nhiên điều đó không ngăn cản mỗi chúng ta có quan điểm lý luận riêng của mình. Có như vậy mới có sự so sánh đối chiếu. Mấy ý sau xin tham luận:

* Hôm trước tôi có đăng lại nội dung sắc lệnh ngày 12/6/1951 của Hồ Chủ tịch về việc đổi tên Nha Bưu chính thành Nha Bưu điện-Vô tuyến điện (thuộc Bộ Giao thông Công chính) là tôi đã có ý lý giải những con tem HCT LK5 trong thời kỳ này. Anh VNMission trước đó có đưa ra lý luận rằng bộ tem Đền Ngọc sơn vẫn được in chữ Bưu điện sau khi đã đổi lại chữ Bưu chính năm 1958. Nhưng bài của anh Poetry đã giải thích hộ tôi về vấn đề này. Tôi nghĩ là ‘quân lệnh như sơn’, nên những con tem LK5 có chữ BƯU CHÍNH sau mốc 12/6/1951 quá lâu, ví dụ phát hành năm 1953 hay 1954, thì ta cũng cần phải xem xét tính hợp lý về sự tồn tại của chúng.

• Qua bài báo do anh Vaputin trích dẫn thì tôi thấy người viết cũng cần phải xem lại thông tin. Ví dụ, ‘Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin - truyền thông) đã ban hành quyết định số 814-QĐBT ngày 28-12-1946’. Ngày đó đã có TCBĐ chưa? Ta hãy xem lại sắc lệnh 12/6/1951 ở trên. Tiếp đến, địa phận LK5 chỉ được thành lập cuối 1948, đầu 1949 (sát nhập lại khu 5, khu 6 và khu 16). Trước đó chỉ có thuật ngữ ‘Khu’ mà không có thuật ngữ ‘Liên khu’.

• Trong cuốn Lịch sử BĐ VN anh VNMission trích dẫn 1 trang: Tác giả cũng cần xem lại đoạn người giao thông viên dùng xe cam nhông ray chạy trên đường sắt và đoạn ghi ‘đường thư liên tỉnh chủ yếu dựa vào xe lửa và ô tô’ vì phương tiện xe lửa nằm trong khu vực Pháp chiếm, nên không thể công khai mang cả gánh thư nặng như trước đó đã ghi đi trên xe lửa. Về ý nghĩa của câu 'Tem HCT LK5 do Sở Tín phiếu in', tôi có tự luận rằng nếu là do Sở Tín phiếu in, chắc chắn tem sẽ phải rất rõ nét và đẹp (như tín phiếu) chứ không nguệch ngoạc như ta thấy đâu.

• Cá nhân tôi cũng nghĩ rằng Quảng Ngãi là trung tâm của LK5, bởi vì tướng Nguyễn Chánh, chỉ huy và chính ủy LK5 nổi tiếng là vị chỉ huy du kích Ba Tơ (Quảng Ngãi), mà đội du kích này làm nòng cốt cho sư đoàn 308 sau này.
__________________
BoZoo

Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 22-05-2013, lúc 16:41
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (22-05-2013), Dat_stamp (21-05-2013), nam_hoa1 (23-05-2013), Poetry (21-05-2013), ThinhVuongVu (23-05-2013), Tien (21-05-2013), VAPUTIN (21-05-2013)