Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 25-05-2012, 11:26
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

BƯU THIẾP ÐÔNG DƯƠNG
Bài 2


Có một đề tài khá độc đáo trong hàng chục ngàn bưu ảnh Ðông Dương. Ðó là các bưu ảnh địa danh. Mỗi bưu ảnh địa danh là một dấu hiệu mở đầu cho hàng ngàn những bức ảnh chụp về thiên nhiên và con người trong địa danh đó.


Hình 1 : Bưu ảnh địa danh Ðông Dương
Name:  Picture 696.jpg
Views: 2651
Size:  32.2 KB


Các mẫu tự trong địa danh được cắt từ lô ảnh chụp trong lãnh thổ địa danh đó. Thành ra, có một bưu ảnh địa danh là có hàng hai ba chục những bức ảnh chụp người, vật, và phong cảnh.


Hình 2: Bưu ảnh địa danh Bắc Kỳ
Name:  Picture 697.jpg
Views: 2739
Size:  47.4 KB


Hình 2a: Bưu ảnh địa danh Hà Nội và Hải Phòng
Name:  Picture 698.jpg
Views: 2817
Size:  56.0 KB


Hình 2b: Bưu ảnh địa danh Bắc Ninh và Nam Ðịnh.
Bưu ảnh địa danh mầu ngày nay hiếm và giá trị khá cao.
Name:  Picture 699.jpg
Views: 2707
Size:  46.8 KB


Hình 2c: Bưu ảnh địa danh Ðáp Cầu và Quảng Yên
Name:  Picture 700.jpg
Views: 2767
Size:  42.1 KB


Hình 2d: Bưu ảnh địa danh Móng Cáy (Cái) và Hòn Gay (Gai)
Name:  Picture 701.jpg
Views: 2684
Size:  45.2 KB


Hình 3 : Bưu ảnh địa danh Trung Kỳ và Huế
Name:  Picture 702.jpg
Views: 2736
Size:  47.7 KB


Hình 4: Bưu ảnh địa danh Nam Kỳ
Name:  Picture 703.jpg
Views: 2637
Size:  46.7 KB


Hình 4a: Bưu ảnh địa danh Sài Gòn
Name:  Picture 704.jpg
Views: 2801
Size:  48.3 KB



Từ ảnh chụp trở thành bưu thiếp, những vật phẩm này được phổ biến trong công chúng và nhiều người còn giữ trong những kỷ niệm gia đình, nhất là ở Pháp. Ngày nay, đây là kho tài liệu lịch sử về đất nước và con người Việt Nam trong thế kỷ 20, khi xã hội người Việt chìm đắm dưới sự cai trị của thực dân Pháp. Về phương diện tích cực, đây là những đền đài dinh thự cầu đường phố xá... được xây dựng khi văn minh Tây Phương du nhập vào nước ta. Về phương diện tiêu cực, đây là hình ảnh anh hùng dân tộc bị thực dân Pháp hành hình.

Qua bưu ảnh, ngày nay người ta biết được cách chém tử tội của các đao phủ thủ. Tức là chém một nhát, và chém từ sau gáy xéo xuống cổ, máu thịt sẽ chẩy xuống ngực tử tội mà không vung vãi. Nguyên tắc là vậy, nhưng thân nhân tử tội thường đút lót đao phủ thủ để họ chém mạnh một nhát cho tử tội chết ngay, thay vì chém nhiều lần khiến tử tội đau đớn. Kỹ thuật «chém treo ngành» mà nhà văn Nguyễn Tuân viết thành tiểu thuyết không biết hư thực thế nào. Nhưng tôi nghĩ, chém mà đầu tử tội còn dính da vào cổ thì làm sao mà «bêu đầu thị chúng» như ta thấy trong những bưu ảnh của tụi Pháp?

Ðể quen tay và nhuần nhuyễn trong «nghề,» các đao phủ thủ thường luyện tập cách chém vào cây chuối. Một khi tử tội đã thọ hình, thủ cấp còn bị «bêu đầu thị chúng,» tức là bỏ vào giỏ tre và trưng bầy nơi công cộng.


Hình 5: Cách đao phủ thủ chém tử tội
Name:  Picture 705.jpg
Views: 3140
Size:  45.6 KB


Thời Pháp thuộc, các tử tội là ai, nếu không phải là các anh hùng kháng chiến chống thực dân Pháp?! Chính thế, phần lớn, nếu không nói là tất cả, các bưu ảnh thời Pháp thuộc chụp cảnh hành hình đều là hình ảnh các anh hùng Yên Thế vị quốc vong thân hồi đầu thế kỷ 20.


Hình 6: Thủ cấp vị anh hùng vị quốc vong thân Ðội Cốc,
một trong 3 người đội trong binh đội Pháp nhưng lại tham gia vụ
Hà Thành Ðầu Ðộc, và bị hành hình ngày 8 tháng Bẩy năm 1908.
Name:  Picture 706.jpg
Views: 3133
Size:  37.5 KB


Cũng như bất cứ một dạng tài liệu lịch sử nào khác, các bưu ảnh này cần phân tích để định rõ sự chân xác. Tôi đã khám phá một số sai trái trong chú thích của một số bưu ảnh. Thí dụ: Cùng một bức ảnh, nhưng có hai ấn bản với chú thích khác nhau. Một ấn bản chú thích là Trường Pháp-Việt ở Bắc Kỳ (hình trên), và ấn bản thứ hai lại chú thích là Trường Pháp Việt ở Châu Ðốc (Nam Kỳ, hình dưới.)


Hình 7: Một bức ảnh, hai chú thích
Name:  Picture 707.jpg
Views: 2816
Size:  61.5 KB


Từ đầu thiên niên kỷ thứ 3 trong nước đã xuất hiện một số sách khai thác bưu ảnh cổ thời Pháp thuộc. Ðó là sách Bách Khoa Thư Hanoi Vietnam xuất bản tại Hà Nội năm 2000 và Văn Hoá Việt Nam Qua Bưu Ảnh Cổ cũng xuất bản tại Hà Nội. Mới đây hơn, có bộ sách "Việt Nam Xưa" do tạp chí Xưa Nay và nhà xuất bản Thời Ðại, Hà Nội, phát hành, như Việt Nam Xưa, Hà Nội Xưa, Sài Gòn Xưa, Ðà Nẵng Xưa, Ðà Lạt Xưa...

Hình 8: Hai bộ sách đầu tiên giới thiệu bưu ảnh thời
Pháp thuộc với ấn bản hạn chế: 300 bản mỗi quyển
Name:  Picture 709.jpg
Views: 2717
Size:  40.9 KB

Name:  Picture 708.jpg
Views: 2866
Size:  40.6 KB



Tháng Năm năm 2012
The smaller dragon
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
19 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (25-05-2012), Đinh Đức Tâm (31-05-2012), BoZoo (10-09-2013), chie (25-05-2012), dammanh (25-05-2012), Dat_stamp (25-05-2012), exploration (25-05-2012), hat_de (31-05-2012), hinh_hy (01-06-2012), huuhuetran (25-05-2012), lambachtung (31-05-2012), manh thuong (31-05-2012), MeTemViet (31-05-2012), Pink Kole (26-05-2012), Poetry (25-05-2012), Tien (17-07-2012), tranhungdn (31-05-2012), VAPUTIN (02-08-2013), vnmission (25-05-2012)