Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 04-12-2009, 03:56
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Đôi nét về Nouvelle Calédonie và người Việt Nam tại đó.

Bài lược dịch và hình ảnh dưới đây là của Trapard Creteux, viết ngày 24.09.09:

Giữa những năm cuối của thế kỷ 19 là có cơn sốt về nguyên liệu kền (nickel). Nhưng dân đảo NC lại không thiết tha gì lắm với công việc khai thác mỏ này, vì thế nhân công đã hoàn toàn thiếu hụt tơi smức trầm trọng. Để có thể khắc phục vấn đề hóc búa này, Pháp đã quy mộ khá nhiều dân ngoại quốc để sang NC làm việc. Có: Ấn Độ, dân đảo Salomon, Réunion...Nhưng vẫn chưa đủ, thế là họ kêu gọi tới Tầu. Nhưng đai đa số dân Tầu khi đó lại không thiết tha gì lắm tới việc phải đi làm ăn xa như vậy!

Cuối cùng, vào ngày 12.03.1891, bằng chuyến tầu Chéribon là một nhóm 791 người Việt Nam từ Hảo Phòng, đã đặt chân tới đảo. Nhưng xngười Việt Nam này được gọi là "Chân Đăng". Thời gian đầu tiên đó là những chuỗi ngày khổ cực, từ khi đặt chân xuống tầu là những ngày dài trên biển thiếu ăn, thiếu uống...Khi cặp bến, tất cả hầu như bị mắc bệnh và lập tức được gửi riêng vào trại tập trung để sống cách ly, trong vòng 40 ngày. Khi đã lại sức, họ lập tức bị đẩy ra làm việc tại những mỏ kền.

Năm 1895, tiếp tục có những nhóm người Việt Nam khác lên đảo làm ăn. Khi đó, cai thợ rất gian ác và không ngớt bắt nạt và bóc lột người lao động. Việc đánh đập, bỏ tù, cắt lương..hầu như xẩy ra rất thường xuyên, tơi smức đã có những cuộc nổi dậy chống đối của phu mỏ. Ngày làm việc bắt đầu từ 05h sáng cho tới tối mịt. Khẩu phần chỉ là những khúc bánh mì nguội, hoặc chén cơm còn sống đã được nấu sơ qua với...nước biển! Đã có không ít những tai nạn lao động xẩy ra, nhất là những công nhân bị gạch đè nát tay. Một phần lớn là do cố ý, để họ có thể ở nhà nghỉ ngơi ít lâu, hoặc lãnh được một chút tiền bồi thường. Tuy khốn khổ như thế, nhưng so với tình cảnh bên nhà vào những năm đó, thì làm phu mỏ tại NC vẫn còn là một điều...sung sướng!!!

Khi Thế Chiến thứ II bùng nổ, quân đội Mỹ đã đổ bộ lên đảo để truy lùng dân Nhật (1400 người). Và cũng là lúc dân Việt Nam tại đây đã như được...tỉnh ngủ. Họ lao ra làm ăn, như: mở nhà hàng, tiệm giặt ủi cho lính Mỹ, thu mua phế liệu để chế tạo ra lại những vật dụng trong nhà...

Nhưng khi Thế Chiến thứ II chấm dứt thì cũng là lúc tình hình chính trị và quân sự tại Đông Dương trở nên nóng bỏng! Dân Việt Nam còn tại NC, lại bị dân đảo tẩy chay và ruồng rẫy! Một số đành phải bỏ về nước, vì không còn làm ăn gì nổi tại đảo này.

Cuộc kiểm tra dân số vào năm 1976 cho thấy số người Việt Nam đang sinh sống tại NC là 1535 người. Nhưng theo ông Bernard Brou (thuộc Hội nghiên cứu lịch sử của NC) thì phải có ít nhất là 8000 người (nếu tính luôn những người Việt Nam đã lai hai dòng máu).


(Phụ nữ Việt Nam lao động tại đồn điền Nouvelle Calédonie)


(Phu mỏ Việt Nam tại Nouvelle Calédonie)


(Giấy tùy thân và chứng nhận lao động của dân Việt Nam tại NC)


(Thợ mỏ Việt Nam trong một mỏ chrome năm 1940)


(Một quầy bán hàng kỷ niệm cho lính Mỹ tại NC)


(Chờ xuống tầu để hồi hương, năm 1964)

Bài được ke vo danh sửa đổi lần cuối vào ngày 04-12-2009, lúc 03:59
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (06-12-2009), Đinh Đức Tâm (04-12-2009), chienbinh (05-12-2009), dammanh (07-04-2010), hat_de (04-12-2009), huuhuetran (04-12-2009), manh thuong (07-12-2009), Ng.H.Thanh (04-12-2009), open (07-04-2010), quaden@_cute (30-08-2010), The smaller dragon (02-09-2010), Tien (05-12-2009), xihuan (29-08-2010)