Ðề Tài: 25.Aug/ngày 25-8
Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 25-08-2008, 23:47
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,598
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định 25.Aug/ngày 25-8

Béc-cơ-ren

từ 1 tên riêng trở thành 1 đơn vị vật lý


đó là tên của nhà vật lý này

Name:  25!8 - !.jpg
Views: 1203
Size:  32.5 KB Henri Becquerel Name:  Henri_Becquerel.jpg
Views: 1521
Size:  6.7 KB

tài liệu trên mạng kể rằng:


Antoine Henri Becquerel, nhà vật lý Pháp, người phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, sinh tại Paris năm 1852, trong một gia đình gồm những nhà vật lý nổi tiếng như ông nội là Antoine César Becquerel, một trong những người sáng lập ra môn điện hóa học, có nhiều công trình về pin, điện báo; cha là Alexandre Edmond Becquerel, người đã phát minh ra quang phổ kế, chuyên nghiên cứu về từ trường, điện và quang học.

khiếp quá, 1 gia đình khoa học, biết 1 gia đình tem sẽ sinh ra ai nhỉ .. .hihih

Henri Becquerel là giáo sư vật lý tại trường Bách khoa và quốc học Pháp. Ông nghiên cứu về tia Roentgen, cho rằng nhiều loại chất khác nhau có thể phát ra tia này sau khi chúng được ánh nắng rọi vào. Ngày 1-3-1896, Becquerel đã phát hiện được rằng tinh thể muối Uranium liên tục phóng ra một loại bức xạ có khả năng xuyên qua các màn chắn ánh nắng và làm đen các kính ảnh. Đó chính là hiện tượng phóng xạ tự nhiên.

Becquerel còn có nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng phân cực quang từ, hiện tượng lân quang, phổ hồng ngoại, hiện tượng hấp thụ ánh sáng của các tinh thể. Năm 1900, ông đã nghiên cứu bản chất của tia (là một dòng electron có vận tốc lớn) bằng cách cho nó lệch trong điện trường và từ trường. Ông đi đến kết luận đó là một dòng hạt tích điện mà tỉ số e/m vào khoảng 10 triệu CGSM, tức là rất gần với e/m đối với tia âm cực và quang hiệu ứng, khẳng định electron là một hạt có mặt phổ biến trong thành phần mọi vật. Năm 1903, ông đã được tặng giải thưởng Nobel về vật lý cùng với Pierre và Marie Curie vì những công trình nghiên cứu của mình về Uranium và các chất phóng xạ nói trên.

Becquerel mất tại Le Crossie năm 1908, vào ngày 25-8 tức là đúng ngày này cách đây tròn 100 năm. Để tưởng nhớ công lao của ông, người ta đã gọi các tia phát ra từ các chất phóng xạ là tia Becquerel.

2 khối tem sau có số .... 100... hi hi nhưng đó ko phải kỉ niệm 100 năm ngày ông mất, mà là kỉ niệm 100 năm giải Nobel ra đời

Becquerel vinh dự ở mẫu tem đầu tiên

Name:  25!8.jpg
Views: 863
Size:  99.6 KB

còn ở đây mình ông 1 tem, ngồi ngoài kia là ngài Nobel thì phải

Name:  25-8.jpg
Views: 850
Size:  43.7 KB

nếu năm nay quốc gia sinh ra ông ko ra tem kỉ niệm 100 năm nữa thì phải đợi 50 hoặc 100 năm nữa mất, hoặc ko chờ ngày ông sinh, nhưng dù có hay ko, loài người vẫn nhớ tới ông mỗi khi sử dụng nguồn năng lượng mà tên ông dùng làm đơn vị đo
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran

Bài được hat_de sửa đổi lần cuối vào ngày 26-08-2008, lúc 00:28
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (25-08-2010)