Xem riêng 01 Bài
  #4  
Cũ 01-05-2011, 12:17
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,831 lần trong 7,659 Bài
Mặc định Kỷ niệm 125 năm ngày Quốc tế Lao động (01-05-1886 - 01-05-2011)

Kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động (01-05-1886)Trong “Lời kêu gọi” viết khi Quốc tế I thành lập năm 1864, Karl Marx (1818-1883) đã nói nhiều đến vấn đề rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế họp ở Geneva tháng 4-1864 đã coi việc đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ là nhiệm vụ trước mắt. Tại Đại hội Quốc tế họp ở London, Eugène Dupont, người đại diện cho Karl Marx, đã đưa ra một dự thảo nghị quyết đòi thực hiện ngày làm việc 8 giờ.


Tem kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế Lao động do Pháp phát hành ngày 01-5-1990

Những công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ làm ăn đã mang sang nước này phong trào đấu tranh đòi làm việc 8 giờ trong một ngày. Phong trào phát triển mạnh ở Mỹ từ năm 1827 cùng với sự phát triển của phong trào công đoàn. Năm 1868, nhà cầm quyền Mỹ buộc phải chịu thông qua đạo luật ấn định ngày làm việc 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc chính phủ, nhưng ở các xí nghiệp tư bản vẫn buộc công nhân làm việc 11-12 giờ một ngày.


Bộ tem kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế Lao động do Việt Nam phát hành ngày 01-5-1986

Tháng 01-1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago (Mỹ), Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ đã thông qua Nghị quyết nêu rõ: từ ngày 01-5-1886, ngày lao động của tất cả công nhân sẽ là 8 giờ. Chọn ngày ấy là vì hàng năm hợp đồng mới giữa chủ và thợ ký ngày 01-5 và để cho bọn chủ tư bản biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ khước từ.


Tem kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế Lao động do Nam Tư phát hành ngày 30-4-1990

Đến ngày 01-5-1886, khắp nơi công nhân đã bãi công, biểu tình, đưa ra yêu sách đòi cải thiện điều kiện lao động, thực hiện chế độ ngày làm việc 8 giờ. Ở những nơi như Miami, Chicago, công nhân đã bị nhà cầm quyền đàn áp đẫm máu, nhiều người bị chết, bị bắt và bị cầm tù. 5.000 cuộc bãi công với hơn 340.000 công nhân tham gia nổ ra khắp nước Mỹ. 12 vạn rưỡi công nhân ở một số thành phố như New York, Washington, Baltimore… đã giành được quyền làm việc 8 giờ ngay trong ngày hôm đó. Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận “Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy toàn diện trong quần chúng công nghiệp như vậy”.


Bloc tem kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế Lao động do Liên Xô phát hành ngày 25-3-1989

Ngày 20-6-1889, Quốc tế cộng sản II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1 tháng 5 hàng năm làm ngày đấu tranh của công nhân các nước, ngày biểu dương lực lượng, ngày hội đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Ngày này đã trở thành ngày Quốc tế Lao động.

Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lenin, Liên Xô là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 01-5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.

Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời năm 1930, giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày 01-5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 01-5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 01-5-1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hỏa xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc mít tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936-1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.

Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.


Bộ tem kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động do Liên Xô phát hành ngày 10-6-1947

Nhiều nước trên thế giới đã phát hành tem kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, mà sớm nhất, có lẽ là Liên Xô phát hành ngày 10-6-1947. Bộ tem kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động đầu tiên của Việt Nam mang mã số 29 được phát hành ngày 01-5-1958.

Đáng chú ý là các nước trên thế giới đều kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động tính từ năm 1889 - năm mà
Đại hội I của Quốc tế II đã quyết định lấy ngày 01-5 hàng năm là ngày Quốc tế Lao động như Liên Xô, Macau; hoặc tính từ năm 1890 - năm đầu tiên thế giới kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động; riêng Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động tính từ năm 1886 - năm diễn ra cao trào đấu tranh của công nhân Mỹ. Do đó, chỉ có Việt Nam phát hành tem kỷ niệm 100 năm Quốc tế Lao động vào năm 1986.


Bộ tem kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động đầu tiên của Việt Nam
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 01-05-2011, lúc 12:24
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (02-05-2011), hat_de (01-05-2011), j0j0 (01-05-2011), manh thuong (01-05-2011), Ng.H.Thanh (01-05-2011), shinichi (01-05-2011), Tien (01-05-2011), tuananh.tuan (01-05-2011), vnmission (01-05-2011), xihuan (01-05-2011)