Xem riêng 01 Bài
  #53  
Cũ 03-05-2013, 08:45
MeTemViet MeTemViet vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-11-2009
Bài Viết : 331
Cảm ơn: 656
Đã được cảm ơn 3,070 lần trong 332 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi tem-truyen-thong Xem Bài
@MeTemViet : trước khi chia tay lần cuối với những con tem này, tôi xin chia sẻ tại đây vài hình ảnh về những huyền thoại con tem Thiệu 73 này.

MTV vừa nhận được một bài viết rất hay về con tem huyền thoại này, được sự đồng ý của tác giả, MTV xin đăng lại để tặng cho tất cả các bạn tem đã, đang và sẽ say mê dòng tem Việt.

MTV

VỀ MỘT CON TEM HUYỀN THOẠI


Trong lịch sử ngắn ngủi của Chính quyền VNCH, có khá nhiều những huyền thoại xung quanh các con tem. Nhưng một trong những con tem gây được sự chú ý nhất là con tem Thiệu 73 trong bộ tem ngày Nông Dân phát hành ngày 26/3/1973.

Con tem đầu tiên của Chính quyền miền Nam là con tem Bảo Đại 3p. được phát hành ngày 6/6/1951. Hầu như toàn bộ các tem của chính quyền QGVN và VNCH đều được in tại hệ thống nhà in Thomas de la Rue được đặt tại Pháp, Anh và Ý. Chỉ duy nhất có bộ Công thự bưu điện được in tại Mỹ. Bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 70, tem được in tại nhà in Nakano (Nhật). Việc in tem tại Nhật cũng gặp một vài vấn đề trục trặc về mặt kỹ thuật tráng keo, cho nên dẫn đến việc in lại 1 số con tem trong dòng tem VNCH. Nhưng đây là một chủ đề sẽ được đề cập đến ở bài khác.

Mặc dù lên nắm chính quyền khá lâu, nhưng TT Nguyễn Văn Thiệu không có mặt trên bất kỳ con tem VN nào cho đến thời điểm 1973. Hình NVT chỉ được in duy nhất trên con tem Hàn quốc phát hành ngày 27/5/1969. Với mục đích tuyên truyền và nhu cầu của chính quyền, khoảng giữa năm 1972 Tổng Nha bưu điện quyết định cho vẽ mẫu tem hình NVT chung vào bộ Ngày nông dân 73 sẽ phát hành ngày 26/3/1973. Bộ tem này dự định ban đầu chỉ phát hành 2 mẫu và đã được duyệt mẫu, gửi đi in.

Mẫu tem 10d NVT được vẽ bởi Hs Nguyễn Minh Hoàng. Được duyệt xong mẫu vào tháng 8/1972. Thế nhưng khi gửi đi in thì tất cả các nhà in từ Thomas de la Rue cho đến Nakano đều từ chối vì sợ không kịp thời gian. Trong hoàn cảnh rất bí đó, có một tay môi giới mới chỉ qua Hong Kong. Qua đến Hong Kong, đi gõ cửa khắp các nhà in lớn cũng bị lắc đầu từ chối. Cuối cùng, có 1 nhà in nhãn dầu Nhị Thiên Đường đã đồng ý in tem này. Chúng ta hãy nên nhớ in tem tiền là qui định rất nghiêm ngặt, không thể in ở những nhà in bình thường được. Vậy mà do quá cấp thiết, Tổng nha bưu điện chấp nhận in tại một nhà in rất “tệ”.

Để đảm bảo qui trình, Tổng nha có cử 4 người qua Hong Kong. Toàn bộ các con tem in sai, thử màu đều bị hủy. Khuôn in sau khi hoàn thành công việc cũng bị hủy. Số lượng chính xác số tem in ra là 32,800 tem (NST Nguyễn Bảo Tụng đưa ra con số là 90,000 tem).

Tem về VN đúng thời hạn. Trong lúc này lại có một sự kiện khác. Hội Ái hữu bưu hoa do ông Phạm Văn Trường làm chủ tịch, Hoàng Long làm tổng thư ký có đề đạt thực hiện một cuộc triển lãm tem nhân ngày ban hành luật “Người Cày Có Ruộng” tại Cần Thơ. Có 10,000 con tem Thiệu 73 được dành cho sự kiện này. Như vậy chỉ còn có 22,800 con được bán tại Sài gòn và các bưu cục trong toàn quốc. Chính vì số lượng ít như vậy, cho nên bưu điện hạn chế mỗi người chỉ được mua 5 con tem theo hàng ngang. Có thể khẳng định nguyên tờ tem lúc này tại Sài gòn không ai có được.

Lại nói về cuộc triển lãm tại Cần Thơ. Hội Ái hữu bưu hoa với nòng cốt là các hội viên của Philavina đã tự bỏ tiền túi ra để tổ chức triển lãm. Chính quyền chỉ hỗ trợ mặt bằng, thủ tục và đảm bảo sự có mặt của Nguyễn Văn Thiệu vào sáng ngày 26/3/1973. Ngoài ra, Bưu điện có cho mượn các tờ Deluxe sheet, không răng của các bộ Ngày nông dân 71,72 để làm vật phẩm triển lãm. Trung tâm triển lãm được đặt tại Bình Thủy, Cần Thơ. Các tờ tem sống Thiệu 73 được trưng lên rất nhiều trong các khung kính. Đúng sáng ngày 26/3/1973 cuộc triển lãm bắt đầu với sự hiện diện của Nguyễn Văn Thiệu.

Do số lượng được mang về Cần Thơ đến 10,000 tem. Cho nên, khá nhiều người chơi tem tại vùng miền Tây đều có thể mua tem này một cách khá dễ dàng. Nếu chúng ta nhớ rằng, 1 chỉ vàng lúc đó trị giá 2000 đồng. Một tờ tem trị giá 200 đồng là không phải quá sức đối với dân giàu có ở miền Tây. Khoảng 4000 con tem Thiệu 73 đã được bán hết. Còn 6000 con tem khác được những người tổ chức triển lãm mang về Sài gòn. Số tem này nằm chủ yếu trong tay các nhân vật trụ cột của Hội ái hữu bưu hoa Việt nam như Phạm văn Trường, Hoàng Long, Lê Văn Bền, Trương Văn Long. Số phận của chúng như thế nào cũng không được rõ. Nhưng rất có khả năng là sẽ có một số người tại Sài gòn sẽ mua được các tờ nguyên từ các nhân vật trên.

(Bài viết dựa trên tư liệu của học giả Hoàng Long cung cấp)

Bài được MeTemViet sửa đổi lần cuối vào ngày 03-05-2013, lúc 08:51
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn MeTemViet vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (03-05-2013), dammanh (03-05-2013), Dat_stamp (05-05-2013), exploration (10-05-2013), ktsmaikhuong (03-05-2013), Poetry (03-05-2013), Red-Cross (09-11-2013), Tien (03-05-2013), tranhungdn (03-05-2013), vnmission (03-05-2013)