Xem riêng 01 Bài
  #13  
Cũ 19-10-2010, 13:12
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,598
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định lại tâm sự dài :D !!!!

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi dammanh Xem Bài
Trước khi tranh luận tiếp tục,phải vào cám ơn Hatde trước đã.Cháu lập luận rất rõ ràng,chú cũng hoàn toàn nhất trí phần cháu bổ xung về tính sáng tạo và mức độ quý hiếm mà trong TL VIETSTAMPEX 2010 quy định.Cám ơn cháu rất nhiều và chú rất thích (phải nói là khoái!)những cuộc tranh luận lành mạnh và bình đẳng như thế này.
CÁM ƠN CHÁU!
Cảm ơn bác Mạnh, đó là 1 vài suy nghĩ và kinh nghiệm thực tế trải qua .. chắc vẫn cần hoàn thiện bổ sung hơn nữa ... mong sớm được học hỏi từ các bác.

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi chimboica Xem Bài
Hôm vừa rồi đáng lẽ CBC muốn nói nhiều điều với TÁC GIẢ , nhưng có viêc vội đi , nên chỉ nói đôi điều ngắn gọn

Hôm nay vào đây xin nói chia xẻ cùng tác giả ,
gk cũng có đôi điều muốn giãi bày mà mấy hôm qua cứ lu bu nên chưa nói được

đêm qua đã tắt máy đi nghỉ ... nhưng lại trở vô ... để viết nhưng đen đủi thay mạng cứ phập phù thành thử ko xong ...

nhân trưa nay bớt chút thời gian để tham gia cùng làng xóm

mục bình trưa nay có
2 phần:

phần 1: bàn về quan điểm trưng triển sau

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi chimboica Xem Bài
Nếu như ở phần Nguồn gốc các dân tộc

Tác giả đã có con Tem không răng khó kiếm của Newcaledonie, có bì thực gửi của con tem đó , KỶ NIỆM 100 NGƯỜI VIẾT SÔNG TRÊN NEWCALEDONIE

Nếu tác giả đặt 1 con tem có răng cạnh con tem không răng

1FDC ngày phát hành đầu tiên cạnh bì thư thực gửi

người ta sẽ thấy sự SẮC BÉN của người sưu thật công phu và cầu kỳ

Vì khi sưu tầm tem của nước ngoài , để đầy đủ từ những yếu tố cớ bản của người sưu tầm là 1 sự rất khó khăn , anh được cái này thì thiếu cái kia
Thực tế quan sát các kì TL cho thấy, đúng là có nhiều bộ bày theo cách mà a.CBC đề cập ở trên.

Tuy nhiên đánh giá 1 cách kĩ càng hơn sẽ thấy trong nhiều tình huống sự chọn lựa ưu tiên ko phải như vậy.

Trước khi giải thích tại sao chúng ta cùng xem xét và so sách 2 loại trình bày triển lãm phổ biến.

1. với loại Truyền thống - Tranditional Exhibition

Với loại này thì việc sưu tầm càng đủ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Ví như 1 món tem đựơc phát hành người sưu tầm truyền thống cần có đủ các món: tem sống, tem chết thực gửi, tem chết CTO, tem ko răng, tem specimen, bản thử màu, bản in hảo hạng ... rồi các món bì, gồm bì FDC, bì thực gửi thường, bì FDC thực gửi, rồi MC ... rồi dị bản các kiểu ... càng nhiều càng tốt ... nói chung đủ các loại ... càng phong phú càng tốt miễn là liên quan tới món tem đó.

Đây là điều cần thiết thể hiện sự vất vả sưu tầm, sự kì công của người sưu tập. Có thể nói càng nhiều món tác phẩm càng hay.

2. với loại Chuyên đề - Thematic Exhibition
... thì thế nào:

Trên thực tế nhiều chỗ trong bộ triển lãm, 1 số tác giả cũng bày theo hướng trên (hướng lai truyền thống). Tuy nhiên đặc thù của loại chuyên đề ko đặt nặng việc này lắm. Khuyến khích bày các món quý nhưng vẫn phải lưu ý dành không gian cho nội dung.

Nếu truyền thống thiên về tem, về bưu chính mà ko quan tâm lắm tới nội dung thể hiện của con tem thì "chuyên đề" lại khác. Đây là tác phẩm trưng bày mà tác giả dùng nội dung trên tem để diễn đạt 1 vấn dề gì đó. Đành rằng bày các món càng phong phú liên quan tới 1 món tem thì càng tốt, nhưng điểm hại của việc này là làm tốn diện tích trưng bày. Khung tem thì có hạn, ưu tiên việc trên thì sẽ mất đất cho nội dung. Vậy tác giả sẽ phải lựa chọn 1 trong 2 hướng. Và nội dung là thứ cần ưu tiên hơn.

Nếu quá đi sâu vào việc trưng bày như trên sẽ ko còn chỗ để diễn đạt các vấn đề khác. Nếu ko đủ vật phẩm để trải hết 5 khung thì có thể kết hợp việc trên. Vừa lai truyên thống vừa lai chuyên đề. Ngược lại, nếu đồ sưu tầm dư thừa để thực hiện t/g sẽ chỉ chọn những gì đặc biệt nhất.

Ví dụ: có tem thường và ko răng sẽ ưu tiên tem ko răng
nếu có cả bì FDC, bì thực gửi và cả FDC thực gửi liên quan tới 1 món tem ... thì FDC thực gửi là món ưu tiên nhất.

Vừa thể hiện được nội dung cần trình bày
, vừa chứa đựng trong đó 1 hàm lượng thông tin bưu chính cần thiết. Nghĩa là vật phẩm đó có cả tính chuyên đề và tính bưu chính.

Chưa bày hết các khung tem, nhưng có thể đoán rằng tác giả đã chọn phương án tối ưu trên. Cụ thể là đã nén rất chặt nội dung, (nếu ko sẽ ko diễn đạt hết những gì mà tem thế giới nói về VN) đồng thời cũng tuyển chọn những vật phẩm tối ưu khi cần minh hoạ. Làm như vậy sẽ hài hoà được cả 2 yếu tố, và như thế việc bày tem theo cách truyền thống sẽ tạm đứng sang 1 bên.

Và khi FDC thực gửi được bày trong 1 bộ triển lãm thì nó giá trị hơn những thứ kia. Với khả năng tài chính và mối quan hệ nhà sưu tầm hoàn toàn có thể có đủ các món như đã nói, nhưng tuỳ tình huống ưu tiên trong tác phẩm mà chọn các trình bày nào. Người chấm có kinh nghiệm cũng nhìn vào đó mà luận ra rằng:

1. tác giả có trong tay những món quý hiếm ra sao: nhìn bộ TL mà luận ra bộ sưu tầm (những thứ có trong kho, mà ko bày trên bộ triển)

2. tác giả đã ưu tiên hướng nào: chọn cái gì để bày

Nói như vậy để thấy rằng, ko phải tác giả ko có các món kia để bày, mà tác giả đã chắt lọc để nén nội dung 1 cách tối đa

=========

Phần 2 trong bài viết hôm nay
: xác định độ hiếm của 1 vật phẩm ở mô hình tổng quát.

FDC thực gửi nhìn chung là quý, nhưng nó nằm trong khoảng nào trong cái thế giới bao la này. Khi mà các nhà sưu tầm có mối quan hệ trao đổi quốc tế rộng khắp, tiềm lực tài chính cũng đủ để trang trải các món chơi

Để "mô hình tổng quát" ko quá lý thuyết suống xin được lấy ví dụ như sau:
Khi VN phát hành 1 mẫu tem, người chơi sẽ làm những món như: FDC, bì thực gửi hoặc FDC thực gửi.

Trong số 3 món như vậy thì FDC thực gửi sẽ là vật phẩm chứa đựng trong nó nhiều giá trị nhất: có tính bưu chính và cả tính chuyên đề.

Tuy nhiên món này cũng có khá nhiều bởi 1 món tem về 1 loài chim chẳng hạn, bạn chơi xa gần sẽ có những món FDC thực gửi .. nội địa có và nước ngoài cũng có. Nhất là trong thế giới hiện đại, dễ dàng có thông tin, dễ dàng liên hệ để tổ chức thực hiện này. Như vậy khi 1 món tem ra sẽ có hàng ngàn FDC, hàng trăm FDC thực gửi ... trong đó có cả những món gửi ra nước ngoài. Tương tự như vậy khi nước ngoài có món tem mới ra đời thì trên thế giới cũng sẽ tồn tại những phong bì thực gửi FDC của món đó tai nước đó và ra các nước khác. Với VN thì nước khác là nước ngoài, với nước khác thì VN là nước ngoài. Như vậy món thực gửi từ nước X với tem X có nội dung VN gửi về VN hay FDC thực gửi món tem nội dung VN đó từ nước X sang nước Y nào khác cũng có ko ít.

nói thì lùng bùng quá nhưng hình dung ngắn gọn nhu sau: khi có tem mới ta gửi cho bạn bè thế giới FDC thực gửi ... tương tự như vậy khi nước bạn có tem mới chúng ta và các nước bạn khác cũng có FDC thực gửi tử đó. Như vậy FDC thực gửi đó tuy quý, nội dung hay nhưng ko phải hiếm cho lắm. Chính vì thế mà FDC thực gửi các món VN trên tem thế giới cũng nằm trong tình huống này

Từ mô hình đó có thể ước đoán mức độ quý hiếm của vật phẩm
. Và cho dù có gia tăng giá trị của FDC đó bằng cách kết hợp được cả yếu tố thực gửi + gửi R + gửi P + yếu tố nước ngoài <=== chứa đựng trong nó ko ít giá trị ... nhưng ko phải là hiếm vì nó tồn tại ko ít.

Có thể nói rằng nếu minh họa bằng món FDC thực gửi + R + P ... thì khoảng giá trị của nó tối đa có lẽ đạt 2/3 giá trị về tính quý hiếm. Có nghĩa rằng nếu tất cả các món bì bày dù là FDC thực gửi R + P ... thì cũng đạt ngưỡng lưng chừng quý hiếm.

Cái hay của nó là gọn đẹp, nội dung sát ... hơn so với những món .. phủ bụi thời gian và tan tành rách nát do thảm họa, ngập lụt hay mưa bão. Nhưng giá trị thì thấp hơn.

So sánh đơn giản thế này thôi:

1 bì FDC thực gửi + R + P từ nước ngoài về với 1 phong bì tương tự như vậy nhưng qua thảm họa ... cháy nổ gì đó mà vãn tới nơi nhận với đầy đủ dấu má chứng tích trên mình thì 1 giám khảo tay mơ cũng biết ... chấm điểm cái nào cao hơn.

Khi nội dung chuyên đề tương đương, thì hàm lượng bưu chính và tính quý thể hiện ở điểm đó. Và nếu như những vật phẩm đó có trong bộ triển lãm bên cạnh các món ko răng, dị bản, FDC thực gửi, bản in thử, bản in hảo hạng ... thì

thì sao nhỉ ...

thì điểm quý hiếm gần như tuyệt đối rồi

và chỉ những bộ có nội dung hay + mức quý hiếm như trên mới xứng đáng giải Vàng. Còn ko sẽ đạt Bạc hay Mạ Vàng.

Bac, Mạ Vàng hay Vàng thì độ hay về nội dung có thể y như nhau ... phân định các mức chỉ còn bởi tính quý hiếm. Vậy nên thang điểm luôn cho tính quý hiếm 1 tỉ lệ ko nhỏ là vì thế. Đánh giá sự công phu và "chịu chơi" của nhà triển lãm.

Điểm quý hiếm cũng là 1 cứu cánh cho những bộ nội dung chưa hay lắm.


Thường thì hay mà ko quý cũng như quý mà chưa hay <=== sẽ đạt Bạc hoặc Mạ Vàng là tối đa.

theo cá nhân gk thì bộ của t/g trong mục đây là "hay & quý vừa phải" như đã phân tích bằng lý thuyết và mô hình trên.

Bộ này xứng đáng Mạ Vàng, nếu ko thì do 1 sự thiếu may mắn nào đó mà tác giả cũng tạm thời bỏ qua để yên tâm hoàn thiện thêm. Khi mà nó đã đạt mức "hay và quý" thì phần thưởng tương xứng sẽ tới, ko thể phủ nhận được. Và giả sử lúc đó ban giám khảo chưa đánh giá đúng thì cũng đã có sự ghi nhận của làng tem. 1 sự ghi nhận công bằng, có chuyên môn. Vàng sẽ là Vàng.

Tin tưởng rằng t/g sẽ .. lấp đầy được khoảng trống tới nấc thang vinh quang đó. Vinh quang ấy ko chỉ là màu Vàng của tấm huy chương mà còn là vì cống hiến cho cộng đồng tem 1 tác phẩm hoàn hảo ko chê vào đâu được.

bài viết trưa nay hơi dài dòng và lòng vòng ... cốt sao diễn đạt cho hết ý ... nếu có ý nào chưa thoát mong làng tem sẽ ... cố hiểu...

Chúc tác giả sẽ thành công hơn trong kì tới ... và chúc mọi người thoải mái xem tiếp 3 khung nữa của bộ trưng bày này. Hẹn lại gặp

__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (19-10-2010), dammanh (20-10-2010), Dat_stamp (12-02-2012), huuhuetran (19-10-2010), manh thuong (19-10-2010), minhduc (19-10-2010), Ng.H.Thanh (21-06-2011), nguyenhuudinhue (02-07-2011), Poetry (19-10-2010), The smaller dragon (20-10-2010)