Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 19-10-2008, 00:22
Nguoitimduong's Avatar
Nguoitimduong Nguoitimduong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Phó Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Http://ischemiamd.com
Bài Viết : 2,539
Cảm ơn: 7,631
Đã được cảm ơn 10,134 lần trong 1,846 Bài
Mặc định Thuốc lá - Kẻ thù đáng sợ nhất của nhân loại !



Thuốc lá điếu là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình tròn (thường có độ dài dưới 120 mm, đường kính khoảng 10 mm). Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện (thường có gắn đầu lọc).


Thuật ngữ thuốc lá thường được dùng theo nghĩa chung liên quan đến thuốc lá trong khi thuốc lá điếu nhằm chỉ cụ thể loại sản phẩm thuốc lá sợi đã cuốn thành điếu. Tuy nhiên, đôi khi, thuật ngữ này cũng được sử dụng để chỉ loại thuốc hút khói nhưng được làm từ một số loại thực vật khác (cây gai dầu...)





Hàng năm thuốc lá, thuốc lào giết hại hàng triệu người trên thế giới. Hút thuốc là nguyên nhân gây bệnh và tử vong có thể tránh được. Những năm gần đây người ta ngày càng hiểu rõ các tác hại của hút thuốc lá, thuốc lào (gọi tắt là thuốc lá).



I. Thành phần, độc tính của thuốc lá

Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:



1. Nicotine:

Nicôtine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào.



2. Monoxit carbon (khí CO)

Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.





3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá


Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.



4. Các chất gây ung thư


Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.

5. Định nghĩa khói thuốc



Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường. Dòng khói chính (MS) là dòng khói do người hút thuốc hít vào. Đó là luồng khí đi qua gốc của điếu thuốc. Dòng khói phụ (SS) là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc là cháy bỏ đi. Khói thuốc môi trường (ETS) là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hút


Các nguy cơ gây bệnh của hút thuốc lá



Thuốc lá với da

Da chóng lão hóa



Người hút thuốc nom già hơn người cùng tuổi không hút thuốc. Chỉ cần nhìn kỹ mặt ai, người ta dễ dàng nhận ra người ấy có hút thuốc không. Bởi vì khói thuốc hoạt hóa một gen có trách nhiệm đối với enzym phân hủy collagen, một chất khuôn mẫu ngoại tế bào chiếm tới 70% trọng lượng khô của da. Kết quả là khói thuốc làm da mất tính đàn hồi, xệ và nhǎn.




Bệnh tim mạch : Từ năm 1940, người ta đã thấy có mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ bị bệnh tim mạch. Dù hút một vài điếu thuốc trong ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch không chỉ thấy ở cả 2 giới, trong lớp trẻ và người già mà còn thấy ở tất cả các chủng tộc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 2-3 lần và nó còn tương tác với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ lên gấp nhiều lần. Những bệnh mà người hút thuốc có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Trong số đó bệnh mạch vành là quan trọng nhất, ước tính chiếm khoảng hơn một nửa trường hợp tử vong vì bệnh tim do hút thuốc. Không có bằng chứng chứng minh rằng hút thuốc lá đầu lọc hay các loại khác nhau của thuốc lá làm giảm được yếu tố nguy cơ.





Bệnh phổi :thuốc lá còn làm cho các bệnh phổi nặng lên và kéo dài hơn. Thuốc lá kích thích gây ho và kéo dài viêm phế quản, gây giãn phổi, suy hô hấp, tạo điều kiện cho nhiễm trùng, và có thể đưa đến các ung thư đường hô hấp như ung thư họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi. Ngoài tim mạch và phổi ra, thuốc lá còn gây nhiều bệnh toàn thân khác nữa, những tài liệu về tác hại của thuốc lá ngày càng nhiều.




Ung thư da

Ngoài ung thư phổi, hiện nay tệ hút thuốc gây ra ngày càng nhiều ung thư ngoài phổi như ung thư bàng quang, đầu và cổ, cổ tử cung và cả ung thư da nữa. Tuy các nhà nghiên cứu chưa biết chính xác nguyên nhân, song về lý thuyết thì hút thuốc gây tổn thương ADN trên da.



Carcinoma tế bào vảy (squamos cell carcinoma), mà có lẽ nguyên nhân chính do phơi nắng kéo dài, là một ung thư hay gặp lúc tuổi già. Tuy là một ung thư da ác tính, song phẫu thuật điều trị được 95% các ca và nếu phẫu thuật sớm sẽ không tái phát. Jan Bavinck, Trung tâm Y học Đại học Leiden, Hà Lan đã xem xét số người hút thuốc trong một nhóm 580 người mắc nhiều loại ung thư da khác nhau. Ông thấy người hút thuốc lá dễ mắc carcinoma tế bào vảy nhiều gấp 3,3 lần so với người không hút. Hút 1 - 10 điếu/ngày, tỉ lệ mắc cao hơn 2,4 lần; 11-20 điếu: 3 lần và trên 21 điếu: 4 lần.

Thuốc lá và rǎng miệng

Vừa ung thư miệng vừa rụng rǎng và viêm quanh rǎng



Thuốc lá gây cặn rǎng rất nặng và trở ngại rất nhiều cho chức nǎng rǎng miệng. Khói thuốc lá làm tǎng nguy cơ ung thư miệng, gây nhiều bệnh lợi và nha chu, cản trở hoạt động của rǎng giả, biến màu rǎng rất mất mỹ quan, hôi mồm, mất cảm giác mùi vị... Nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá tác hại cho việc trồng rǎng, thậm chí gây thải loại rǎng trồng. Thày thuốc khuyên ngừng hút thuốc trước khi trồng rǎng và 8 tuần lễ sau khi trồng rǎng.



Theo Scott Tomar (US Centre for Disease Control and Prevention, đǎng trên Journal of Periodontology 5/00) người hút thuốc dễ mắc bệnh lợi gấp 4 lần so với người không hút. Hút thuốc là nguy cơ chính gây các bệnh quanh rǎng, dễ gây rụng rǎng. Hút thuốc phá hoại hệ miễn dịch, giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho lợi. American Academy of Periodontology dẫn ra một thống kê đáng kinh ngạc: nghiên cứu trên 12.000 đối tượng cho thấy những người hút trên 1,5 bao thuốc mỗi ngày thì bị viêm quanh rǎng cao gấp 6 lần so với người không hút; còn hút dưới nửa bao thì cao gấp 3 lần. Tuy nhiên, 11 nǎm sau khi bỏ thuốc lá, thì nguy cơ sẽ bằng người không hút.

Hút thuốc lá và sức khỏe sinh sản




Vô sinh, mãn kinh sớm, thai lạc chỗ, thai chết lưu...

Người ta biết rất rõ mối liên quan giữa thuốc lá với nguy cơ các bệnh tim, phổi, ung thư phổi, song đó là gánh nặng cho nam giới nhiều hơn nữ giới. Nhưng nữ giới lại gặp những vấn đề gay cấn về sức khỏe sinh sản. Hút thuốc lá dần dà làm giảm nồng độ hormon estrogen, do đó làm tǎng nguy cơ xốp xương, ròn xương. Thuốc lá liên quan đến vô sinh, mãn kinh sớm, thai lạc chỗ, sảy thai, thai chết lưu và ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, rất không may là phụ nữ ít quan tâm đến điều đó.

American Journal of Obstetrics and Gynecology tháng 4/01 dẫn một nghiên cứu điều tra trên 400 nữ, cả hút thuốc và không, cho thấy gần 80% chưa hiểu có những vấn đề sức khỏe khác nhau liên quan đến thuốc lá giữa nam và nữ. 100% không biết hút thuốc gây các bệnh phổi, tim và ung thư phổi, chỉ 40% biết thuốc lá gây sảy thai; 30% biết thuốc lá gây xốp xương; 27% biết gây thai nghén lạc chỗ; 24% biết tới nguy cơ ung thư cổ tử cung và 17% với nguy cơ mãn kinh sớm. Trong số đối tượng điều tra có nhiều người là nữ nhân viên y tế, song họ không hiểu biết gì hơn dân thường về các nguy cơ này. Những phát hiện nói trên được công bố mấy tuần lễ sau báo cáo của US Surgeon General cho biết hiện nay ở Mỹ, nữ giới chiếm 39% tổng số tử vong mỗi nǎm liên quan đến thuốc lá.


Thuốc lá và não: Nicotin gây tổn thương có chọn lọc

Nicotin tác hại cho fasciculus retroflexus



Bản thân nicotin không sinh ung thư song lại gây nghiện. Nicotin trong thuốc lá làm thoái hóa chọn lọc vùng não tác động đến sự kiểm soát xúc cảm, hứng thú tình dục, động kinh...



Theo bài báo trên Neuropharmacology 11/00 của nhà thần kinh học Gaylor Ellison (Đại học Los Angeles) cho biết amphetamin, cocain, Ecstasy và các chất gây nghiện khác gây tổn thương cho một nửa bó chùm thần kinh quặt sau (fasciculus retroflexus), là cụm dây thần kinh xuất phát từ vùng não ngay sát phía trên đồi não.

Nicotin làm thoái hóa nửa còn lại bên kia của chùm thần kinh này - là vùng bị tác động nhiều hơn bởi dùng ma túy lâu dài so với các phần khác của não. Những chất phá hoại một bên cụm dây thần kinh này lại không phá hoại bên bị nicotin làm thoái hóa. Tính chọn lọc đó làm cho nicotin gây hại kín đáo và nguy hiểm khó nhận thấy. Chỉ một nơi trên não bị tác động và fasciculus retroflexus chính là vị trí đặc biệt dễ bị tác động bởi độc lực thần kinh do nicotin gây ra.

Vì lợi ích của chính bản thân, bạn không nên hút thuốc lá:



Hành động để mọi người cùng có lợi là việc từ bỏ thuốc lá. Bạn sẽ cảm nhận thức ăn ngon hơn và hơi thở của bạn cũng dễ chịu hơn sau khi bỏ thuốc. Mặc dù bạn đã hút thuốc 30 năm nhưng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn vẫn có thể giảm bớt sau một năm ngừng hút thuốc.



Từ bỏ hút thuốc cũng có lợi về vấn đề tài chính. Nếu bạn hút mỗi ngày 1 bao thì thử tính nhẩm xem mỗi năm bạn tiêu tốn bao nhiêu tiền và nhân với vài chục năm hút thuốc thì con số ấy rất lớn.



Từ bỏ thuốc lá như thế nào?





- Lên một kế hoạch cụ thể như quyết định từ bỏ từ ngày nào, nghĩ xem bạn sẽ phản ứng thế nào với những cám dỗ.



- Tìm động lực thúc đẩy chính mình bằng cách luôn nghĩ tới việc mình sẽ đi du lịch tới một nơi yêu thích với số tiền mà bạn tiết kiệm được.




- Nhờ sự hỗ trợ của những người xung quanh và quan trọng nhất là gia đình và bạn bè của bạn.





__________________
Hãy sống hết mình với niềm đam mê



[*]E-mail : trson02@yahoo.com[*]Tài khoản ATM VCB : 025.1001.7878.50
[*]Chủ đề sưu tập : Olympic chính quốc, hoa lan, Việt Nam trên tem thế giới.
[*]Tìm kiếm thêm : hoa sen, họa Van Gogh[/LIST]
* Website: http://ischemiamd.com
Địa chỉ: 10.06A Hùng Vương plaza, 126 Hồng Bàng, P12, Q5, TpHCM

Bài được Nguoitimduong sửa đổi lần cuối vào ngày 19-10-2008, lúc 00:31
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Nguoitimduong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (21-10-2008), gachjp (20-10-2008), hat_de (19-10-2008), horsetail (21-10-2008), huuhuetran (21-10-2008), huybh (19-10-2008), kuro_shiro (19-10-2008), manh thuong (19-10-2008), open (19-10-2008), Poetry (04-02-2011), Tien (20-10-2008), tranhungdn (20-10-2011)