Xem riêng 01 Bài
  #7  
Cũ 19-10-2009, 20:48
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Săn Sâm Cầm tiến vua (Đỗ Doãn Hoàng)

(Tiếp theo và hết)

Lương ương bướng thích ngụy biện. (Rang thuốc súng cháy mặt, cháy cả nhà, suýt bị công an tống giam hắn còn chả sợ, nữa là lời "hiệu triệu" hãy thương xót giống chim huyền thoại của tôi). Nhưng Lương có lý, khi hắn cho rằng bọn hắn là dân chơi súng săn, bọn hắn làm cho chim di cư khôn hơn, và việc bọn hắn bắn vài con chim cả ngày săn sùng sục cũng chẳng thể làm cho chim quý bị tuyệt diệt được. Lũ sát nhân phải là cánh kiếm ăn bằng nghề dùng máy móc, giăng lưới ranh mãnh kia. Nhưng, nhìn cảnh hắn cầm sâu chim nặng cả yến, lòng tôi đau như xé. Cảnh chiều nhí nhóa tối, Lương và Bảy đi một con thuyền điếu ngư ra giữa đầm như cú rình mồi. Cò, vạc, giang cùng chao lượn vừa là về tổ ấm, vừa là chuẩn bị cho chuyến ăn đêm. Súng nổ rền, đàn chim táo tác, cánh chim rơi lả tả xuống mặt hồ. Mặt hồ nâu đi toàn cánh vạc rộng, cánh giang chao nghiêng như một con thuyền buồm bị đắm. Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm bị chọc tiết.

Còn nhớ, mới đây, cư dân mạng từng bình luận tương đối nhiều về số phận đàn sâm cầm hiện nay. Một chuyên gia tìm hiểu về sâm cầm tên là Việt Hòa vui mừng khi đọc được bài của tác giả Tiến Văn đăng trên số Tết Báo Lao Động năm 1995, ông Hòa muốn tìm bằng được bác Tiến Văn để cảm ơn. Rồi ông thở vắn than dài rằng chúng ta chỉ có thể bình luận về sâm cầm với tất cả hoài niệm. Ta trích sách của Lê Quý Đôn, tìm tư liệu của nhau xung quanh huyền thoại sâm cầm, chứ không thấy ai nói về đàn sâm cầm đương đại (lời ông Việt Hòa). Một bài viết khác còn chỉ trích nặng nề mấy tờ báo bịa tạc chuyện có thể mua sâm cầm nhậu như mua gà vịt ở chỗ đường Láng, Hà Nội. Nhân xúc động chuyện nhiều người nặng lòng với sâm cầm như thế, tôi mới cầm lòng chẳng đặng làm cái việc hơi nhẫn tâm là theo chân thợ săn xem bắn… sâm cầm. Hóa ra sâm cầm vẫn còn, còn không phải là ít (như đã trình bày).

Chỉ có điều rằng, cứ tình trạng này thì rồi sớm hay muộn chúng ta cũng chỉ còn duy nhất cảm giác hoài niệm với “Mưa sâm cầm” (tên một truyện ngắn có nhân vật chim sâm cầm rất ám ảnh của nhà văn trẻ Lưu Sơn Minh) như ông Việt Hòa nói thôi. Thôi thì ta "tìm chim như thể tìm em" (tìm em như thể tìm chim/ chim bay bể bắc anh tìm bể Đông) trong câu hát cũ: “Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay, bờ xa vời vợi, màn sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời...”. Nghĩ đến đây, sao mà thấy nao lòng vậy, sao mà thấy ân hận sao mình lại hơn một lần là người trong cuộc chứng kiến cảnh tàn sát sâm cầm (những vị khách phương xa, lãng mạn và côi cút) đến vậy...

Thế mà các cụ xưa bảo: hữu bằng tự viễn phương lai/ bất diệc lạc hồ. Bạn từ nơi xa xôi đến thăm ta, chẳng phải là vui lắm lắm sao? Người đầu têu gây ra tình trạng truy sát sâm cầm năm này qua năm khác suốt hơn một thế kỷ qua,ở Việt Nam, đó nhất định là vua Tự Đức.

Đỗ Doãn Hoàng.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (19-10-2009), chienbinh (19-10-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (21-10-2009), huuhuetran (20-10-2009), manh thuong (20-10-2009), Poetry (19-10-2009)