Xem riêng 01 Bài
  #5  
Cũ 04-10-2009, 10:29
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,598
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

Bưu Thiếp <===
Thiếp là thư ngỏ, là một tấm giấy cứng in sẵn và có cỡ nhất định do ngành bưu chính hoặc không phải là bưu chính phát hành dùng để thông tin, không cần bì thư. Thiếp không in cước có dán tem đủ giá cước là bưu chính chuyển đến người nhận. Thiếp in cước là kết hợp cả 3 tính năng bì thư, giấy viết thư và tem cước, đây là một phát minh trong lịch sử bưu chính.

(ngày này chúng ta đã quá quen với bưu thiếp, nhưng nếu bạn tư duy theo cách của nhân loại vào thập niên 80 của thế kỉ 19 bạn sẽ thấy việc gửi 1 thông tin đi mà để nó trần sì ra là 1 điều vô cùng khó tưởng tượng.. nói là vượt khỏi trí tưởng tượng thì hơi quá nhưng đúng như vậy. Nghĩ mà xem hết cứ gửi thư là phải bỏ bì, giờ để trần sì .. khác nào đang mặc váy trùm úm kín mít giờ tô hô bát phố) <=== việc quái gở này sẽ ko được chấp nhận và lịch sử đã diễn biến đúng như vậy, bạn có thể kiểm chứng ở đoạn dưới

Đơn vị để tính cước của thiếp là tấm, giá cước thiếp thấp hơn bì thư (cái này VN ko áp dụng, chú Hào nói, thư thường 2.000 như thiếp thì chỉ 1,5 k nhưng ko bưu cục nào áp cả). Theo quy định của Liên Bưu, cỡ của thiếp lớn nhất là 148 - 105mm, nhỏ nhất là 104x90mm. Ở mặt chính có chỉ định chỗ dán tem (hoặc in nhãn cước), chỗ để viết địa chỉ người nhận và địa chỉ người gửi, phần còn lại và mặt sau để thông tin. Nội dung thông tin công khai là đặc điểm lớn nhất của thiếp. <=== chuyện này giờ quá ư là hiển nhiên xong hơn mấy trăm trước nó là bước ngoặt của lịch sử bưu chính

Tấm thiếp đầu tiên của thế giới là do nước Áo phát hành ngày 1-10-1869, là tấm thiếp phổ thông có in nhãn cước (hình 3-19) <=== có ghi chú hình, nhưng các cụ trên Hội quên úp hình minh hoạ. Lịch trình ra đời của thiếp có một giai đoạn quanh co. Năm 1865 Heinrich von Stephan (1831-1897) người đầu tiên kiến nghị với chính phủ phát hành một tấm giấy cứng không có phong bì, ông cho rằng dùng thiếp để viết thư thủ tục đơn giản, giảm chi phí bưu chính, nhưng kiến nghị của ông không được chấp nhận. Ngày 26-1-1869, ông Emanuel Herramnn ở Vienne nước Áo phát biểu trên báo "Tự do mới" (Neue freie Prese) bài "Phương pháp mới về thông tin bưu chính" đề xuất dùng thiếp thư ngỏ, thông tin những tin tức về thương nghiệp, có thể tiết kiệm giấy và công sức, giảm chi phí. Cục Bưu chính Áo áp dụng kiến nghị của ông, phát hành tấm thiếp đầu tiên của thế giới. Vì thiếp được mọi người hoan ngênh nên sau một năm đã bán được 50 triệu tấm. Tấm thiếp tuy ra đời sau tem Penny đen chậm 29 năm, nhưng vì sử dụng thuận tiện, ngành Bưu chính các nước bắt chước, cho nên thiếp thư ngỏ trở thành một phương thức thông tin phổ biến ở các nước trên thế giới.

Thiếp đầu tiên của thế giới là thiếp in cước phổ thông, 120 năm sau có biết bao nhiêu chủng loại thiếp. Phân loại theo cách in và phát hành có: Thiếp ko in cước, thiếp in cước của bưu chínhthiếp không của bưu chính. Phân theo nội dung chữ và hình đã in có: Thiếp phổ thông, thiếp kỷ niệm, thiếp mừng năm mới, thiếp mỹ thuật. Phân theo công năng có: thiếp đơn, thiếp gấp, thiếp chuyên dùng và thiếp gói nhỏ (parcel)... Phân theo tình hình sử dụng có thiếp mới, thiếp cũ (đã huỷ cước, qua thực gửi)... Những thiếp không do bưu chính và không qua thực gửi không được người chơi tem coi là đối tượng để sưu tập.

mình có 1 thắc mắc nhỏ, thiếp ko của ngành bưu chính nhưng thực gửi thì tính sao
tỉ như tôi thích tui chụp 1 cái ảnh tui bụp 1 con tem rùi bỏ vô hòm thư gửi thành thực gửi, làm gì tui nào, dám ko chấp nhận à, quá bậy

tính bưu chính của nó là cóphải chấp nhận tôi

tuy nhiên là thiệp cá nhân nên tính bưu chính ko thể bằng sản phẩm của ngành bưu rùi ... hi hi

bài trên được Trung ương hội cập nhật lúc 16:48' 29/9/2009, gk có chỉnh tị và bổ xung bình luận cá nhân, ai thích bản gốc có thể vô temvietnam coi, tuy ko mới nhưng chắc chắn bà con sẽ thay đổi vài suy nghĩ sau khi đọc bài vítbình loạng
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (04-10-2009), huuhuetran (14-10-2009), tugiaban (04-10-2009)