Xem riêng 01 Bài
  #3  
Cũ 25-02-2008, 14:13
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,599
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

Góp vui cùng hội trưởng hội 9x,

Câu chuyện nhỏ về người mà chiếc kính thiên văn tuyệt vời kia mang tên

Mọi người biết ko, trước ông người ta cho rằng Dải Ngân Hà mà chúng ta đang sống là lớn nhất, cụ thể thế này:

Lịch sử loài người đã từ chứng kiến những nấc thang trong lĩnh vực thiên văn như sau:

trái đất vuông thành trái đất tròn

mặt trời quanh quanh trái đất rồi trái đất quay quanh mặt trời

trái đất thuộc hệ mặt trời, mặt trời thuộc 1 thiên hà mà chúng ta thường gọi là dải Ngân Hà. Và người ta đã từng cho Thiên hà là lớn nhất. Những rồi Hubble đã làm thay đổi suy nghĩ đó, ông cho rằng vũ trụ là vô tận và Thiên hà chúng ta đang sống chỉ là một phần không đáng kể.


Thưa các bạn tem yêu thiên văn học, sắp tới đây,
trong năm 2008 này chúng ta sẽ có thêm 1 mẫu tem do đất nước sinh ra ông phát hành


đây là 1 cách tuyệt vời để tôn vinh người đã nới rộng tầm hiểu biết của nhân loại về vũ trụ


Là 1 nhà vật lý và là thiên văn học, ông là người rất thành công trong việc nghiên cứu về thiên văn, vũ trụ. Ông chỉ ra, vũ trụ gồm những Ngân hà đang giãn ra và phồng lên giống như một quả khinh khí cầu lớn không giới hạn, đưa ra bằng chứng đầu tiên cho thuyết Vụ nổ lớn (Big bang) mô tả quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ. Những nghiên cứu, phát hiện của ông về vũ trụ đã đặt nền móng cho ngành khoa học về vũ trụ.

Với những cống hiến đó tên của ông ko chỉ được đặt cho 1 kính thiên văn được coi là nhãn thần của nhân loại mà còn được đặt cho một định luật do ông phát hiện ra, ngày nay chúng ta gọi là định luật Hubble. Định luật Hubble phát biểu nôm na thế này: Các thiên hà rời xa nhau với vận tốc tỉ lệ với khoảng cách giữa chúng, v = H.d

Tên cho ông vinh dự được đặt cho Kính viễn vọng kia nhưng tiếc là ông ko có may mắn chạm tay vô giải Nobel vì vào những năm 1950 của thế kỷ 20, chưa có giải Nobel giành cho thiên văn học. Ông là người đã giành nhiều thời gian cuối đời tranh luận cho việc xem xét, coi lĩnh vực thiên văn học là một ngành của vật lý. Sau nhiều năm tranh luận, Ủy ban trao Giải Nobel quyết định coi thiên văn học là một nghành của vật lý. Tuy nhiên quyết định này là quá muộn, ông qua đời vào năm 1953 và không hề nhận được giải thưởng khoa học uy tín này, híc
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran

Bài được hat_de sửa đổi lần cuối vào ngày 25-02-2008, lúc 14:21
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này: