Xem riêng 01 Bài
  #3  
Cũ 08-10-2009, 00:30
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Tôi gửi lại đây một bài viết (được thu gọn) của Giáo sư Đặng Huy Hình, đăng cho nhạt báo Lao Động năm 2003, để lên tiếng báo động về nạn săn giết bò Tót tại Việt Nam. Nhất là sau khi có tin hai con bò Tót đã bị bắn tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Ea Sô (tại Đắc Lắc).

Giáo sư viết như sau:

"Giá trị lớn:

Giá trị khoa học và thực tiễn của quần thể bò rừng hoang dã đang có trên một số vùng rừng núi của chúng ta là vô cùng quý giá. Trước hết, chúng cung cấp nguồn protein có hàm lượng đạm cao. Chúng cũng cung cấp nguồn dược liệu trong y học phương Đông. Danh y Tuệ Tĩnh đã viết trong "Nam Dược thần hiệu": "Lê ngưu giác (sừng bò rừng) tinh hầu, không độc, giải nhiệt, chữa động kinh, trào huyết nóng...". Danh y Hải Thượng Lãn Ông ghi nhận trong Linh Nam bản thảo: "Lê ngưu giác mát lạnh, không độc, giải nhiệt, chữa hôn mê, hoảng hốt...". Các cặp sừng bò, sừng dê, sừng sao la cũng là mặt hàng có giá trị mỹ nghệ cao cấp...

Chỉ còn vài trăm cá thể:

Chính vì những giá trị đó mà quần thể các loài bò hoang dã ở nước ta từ lâu đã bị săn bắn nhiều, dẫn đến giảm sút tới mức báo động. Trước thập kỷ 80 của thế kỷ XX, số lượng bò tót, bò rừng ở nước ta có khoảng 4.000 - 5.000 cá thể. Thế mà hiện nay mỗi loài chỉ còn khoảng hai đến ba trăm cá thể. Số lượng quần thể đã ít lại bị phân bố cách ly nhau do môi trường sống bị xé lẻ, hạn chế nghiêm trọng đến việc phát triển số lượng trong đàn. Nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm số lượng bò hoang dã, năm 1996, các nhà khoa học VN đã dựa trên tiêu chí phân hạng của Tổ chức Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp hạng các loài bò hoang dã ở VN: Thuộc loại rất nguy cấp (critical endengered) có trâu rừng; 4 loài còn lại là bò tót, sao la, bò rừng, sơn dương thuộc loại nguy cấp (endengered). Còn loài bò xám thiếu tư liệu cũng nằm trong danh mục Đỏ (Red list) và sách đỏ VN (Red data book) năm 2002. Nếu chúng ta không sớm có biện pháp bảo vệ có hiệu quả những con bò cuối cùng này thì sẽ mất một nguồn gene vô cùng hiếm, mất đi các nguyên liệu di truyền rất quý, có thể lai tạo với các loài bò nuôi truyền thống tạo thành giống vật nuôi có khả năng chống chịu với điều kiện khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt và có năng suất cao. Mỗi công dân và các tổ chức hãy thực hiện nghiêm túc các luật bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, cũng như các Nghị định 18/HĐBT và Nghị định 48/2002 của Chính phủ cấm săn bắn, bẫy bắt, buôn bán trái phép các loài động thực vật hoang dã, trong đó có các quần thể bò rừng. Những kẻ gây ra những vụ săn bắn bò rừng dã man như ở Ea Sô vừa qua cần phải nghiêm trị trước pháp luật".


Dưới đây là hình chụp, cho thấy một cán bộ kiểm lâm (!!!) sau khi bắn hạ bò Tót, đã cắt lấy đầu đem về như một chiến lợi phẩm. Ngay cả nhân viên, đúng ra là có bổn phận bảo vệ thú hiếm, thì lại ra tay giết hại một cách bình thường như thế này, thì sự việc canh gác kẻ gian sẽ còn vấp phải những khó khăn đáng kể! Hiện nay, tệ trạng này đã bớt nhiều rồi chăng? Nhất là GEF (Global Environment Facility) đã bỏ tiền ra để đào tạo cho nhiều nhân viên kiểm lâm, cũng như người lao động thường xuyên trong những khu rừng hoang dã.



Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (08-10-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (08-10-2009), Poetry (08-10-2009), Tien (09-10-2009), tiny (08-10-2009), zodiac (08-10-2009)