Xem riêng 01 Bài
  #8  
Cũ 01-07-2013, 14:49
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?

Tào kê, tùa kê là ông chủ lớn hay mụ tú bà?

Cụ Vương Hồng Sểnh có chép trong SGNX

Các nhà buôn lớn người Tàu xưng “Tầu Khậu“, do danh từ (đây là từ tiếng Hoa, đọc âm Hán Việt là “Thổ khố”, nghĩa là nhà chứa hàng hóa) phát âm giọng Triều Châu Phúc Kiến. Cũng có khi họ dùng danh từ “Đại Khố” (đồng một nghĩa với từ trên). Khi khác họ tâng nhau, xưng là “Tàu kê” (Đại Gia), tỷ dụ như Chà Đen cho vay bạc, tức Chà chetty cũng xưng “Tàu kê mập”, “Tàu kê ốm”, Chà bán vải cũng xưng “Tàu kê bán vải”, thậm chí mụ tú bà cũng bắt gọi mình là “Mụ Tàu kê” và oái ăm thay, “hạng lãnh giấy số ở nhà má” hẳn đòi để treo giá ngọc, cũng xưng mình là “con gái nhà đại gia”, “gái Tàu kê” chính cống!

Có lẽ từ đó học giả Nguyễn Hữu Hiệp viết:

Thời Pháp thuộc đã "hiện đại hoá" một thuật ngữ vốn đã quá cổ xưa, nghe ra có phần mơ hồ và không mấy bảnh, “giới giang hồ” nhân thấy các nhà buôn lớn Triều Châu, Phước Kiến xưng “Tàu khậu” (hay “thổ khố” hoặc “đại khố”, là nhà trữ hàng hoá), rồi “tùa kê” với nghĩa “đại gia”, phổ dụng rộng ở tầng lớp giàu sang, nhiều tiền lắm của…, các mụ chủ chứa bèn tự xem mình là “mẹ tàu kê”.

Tất nhiên các “gái sang của mẹ” (“sang như đĩ”) cũng xưng “gái tàu kê” (nói trại từ “tùa kê”) để treo giá, làm tiền khách làng chơi. Dân gian miền lục tỉnh bèn nhân đó diễn dịch ra: tàu là chuồng; kê là gà, để chế giễu gái ăn sương là… “gà chết”, ai lỡ “cọ xát” với loại gà bị cách ly này tất phải bịnh “mồng gà”, ắt chết. (hết trích)

(Từ đó suy ra c
ách gọi "gà móng đỏ" ngày nay chắc cũng xuất phát từ chữ "kê" nói trên}

Rồi sách " Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ" của Giáo sư Hoàng Xuân Việt cũng tán đồng:

Tiếng nói Sài Gòn có sự pha trộn một số tiếng Hoa trong giới bình dân, có thể là do sinh hoạt kinh tế Hoa-Việt phát triển mạnh ở Chợ Lớn. Các từ như “tàu khậu dùng để chỉ đại thương gia, là do tiếng “thổ khố” (kho trữ hàng) phát âm theo giọng Triều Châu; “tàu kê” là do tiếng “tùakê” là “đại gia” mà đọc trại đi. Từ này thoạt tiên có nghĩa thanh tú, dùng chúc tụng nhau. Nhưng về sau lại mang nghĩa xấu, như gái làng chơi học làm sang thì gọi là “gái tàu kê”, người làm nghề tú bà gọi là “mụ tàu kê ”. Đây cũng là một dạng biến thiên của tiếng nói Sài Gòn.

Nhưng Va tui đồ rằng có thể có sự nhầm lẫn ở đây

Tùa kê là tiếng Tiều mà theo âm Hán Việt là "đại gia". Tùa là lớn như tùa hia là "đại huynh"-anh cả, tùa bề là bác hai hay bác cả... Kê là gia như trong từ bảo kê theo âm Hán Việt là "bảo gia" (đọc theo tiếng Tiều lá bó kê)

Còn tào kê theo tài liệu khác thì đọc theo âm Hán Việt là "bảo mẫu", tức là mụ Tú Bà, chủ nhà điếm... giống như người Nhật gọi tú bà là Mama-san, nh
ưng chắc không phải là tiếng Tiều vì "bảo" trong tiếng Tiều như đã nói ở trên là "bó" chứ không phài "tào". Có thể nó từ hai chữ 包 妓 âm Hán Việt là "bao kĩ" mà ra chăng?
Nếu thế thì Tùa kê khác còn tào kê là khác, không dính gì với nhau như cụ Sễnh đã liên tưởng.

Thế nhưng lầu xanh cũng là một doanh nghiệp, thậm chí là doanh nghiệp không nhỏ, tại sao chủ nhân nó là các mụ tú bà không thể tự xưng mình là "đại gia"- tủa kê?Trong trường hợp này thì tủa kê và tào kê lại là một.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 01-07-2013, lúc 14:55
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (01-07-2013), nam_hoa1 (02-07-2013), Poetry (02-07-2013)