Xem riêng 01 Bài
  #9  
Cũ 19-11-2011, 07:19
tem-truyen-thong tem-truyen-thong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 01-05-2010
Bài Viết : 126
Cảm ơn: 193
Đã được cảm ơn 2,248 lần trong 155 Bài
Mặc định

Về con tem 10đ NVT 1973 thì như thế này. Hầu hết các bộ tem lúc đó đều được chuẩn bị in trước khoảng 1 năm. Toàn bộ tem trước 1975 của QGVN và VNCH đều được in tại nước ngoài (chỉ trừ các tem Quân bưu). Duy nhất có 1 mẫu được in tại VN là mẫu 20đ trong bộ 2 tem Hội nghị quốc tế Bảo vệ nhi đồng 1975.
Bộ tem NCCR 1973 đầu tiên dự tính có 2 mẫu : 2đ và 5đ, nhưng sau do phục vụ cho mục đích tuyên truyền nên Tổng Nha bưu điện quyết định in thêm mẫu tem 10đ. Lúc này thời gian chỉ còn khoảng 3 tháng đến ngày dự tính phát hành. Những người có trách nhiệm liên hệ với đủ các nhà in quen thuộc Pháp, Anh, Ý, Nhật nhưng không nơi nào nhận. Chính vì vậy họ đã liên hệ với một nhà in của người Hoa tại Hồng Công để in riêng mẫu tem 10đ này. 2 mẫu tem kia vẫn in bình thường, được gửi về trước. Còn mẫu tem 10đ chỉ in 90.000 tem và được gửi về Sài gòn cách ngày phát hành 1 tuần. Do số lượng khá ít nên Bưu điện áp dụng chính sách mỗi người chỉ được mua 4 con tem cho 1 lần xếp hàng. Chính vì lý do đó nên không thể có nguyên tờ cho việc mua từ Bưu điện được. Nhưng để phục vụ cho Hội chợ triển lãm nông nghiệp tại Cần Thơ, Tổng Nha BĐ cũng quyết định dành 50 tờ nguyên giao cho Philavina của cố CT Phạm Văn Trường. Số tờ nguyên mà chúng ta nhìn thấy được là từ nguồn này mà ra. Sau giải phóng, phó CT Hoàng Long còn lưu giữ 20 tờ tem nguyên. Nhưng do hoàn cảnh lúc mới giải phóng, rất nhiều người sợ lưu giữ những thứ được gọi là "văn hóa phẩm đồi trụy" nên ông đã thiêu hủy toàn bộ 20 tờ tem này.
Thực chất con tem 10đ NVT là mục đích tuyên truyền. Nó có khổ rất lớn (lớn nhất trong dòng tem VNCH). Rất bất tiện trong việc gửi thư. Chính vì vậy giá trị trong Bưu chính của con tem này rất thấp. Vô tình đã tạo ra sự quí hiếm tột đỉnh của bì thư thực gửi. Những người xếp hàng mua được 4 con tem đều rất thấy quí giá. Họ lưu giữ dưới dạng tem sống trong album hoặc làm FDC. Chỉ có những NST kỳ cựu có mối trao đổi tem với nước ngoài như Lưu Tất Nguyên, Đỗ Thành Kim mới thực hiện những bì thư Phitatelic cover trong 2-3 ngày đầu tiên. Những bì thư này có thể vẫn tìm được tại Hồng Công, Đài Loan. Nhưng nhũng bì thư comercial cover mới là đỉnh cao của sự quí hiếm trong dòng tem này. Đặc biệt là những bì thư nội địa.
Tôi nghiên cứu và sưu tập về chủ đề này. Có thể nói bộ sưu tập bì thực gửi là rất tâm huyết. Nếu có vấn đề gì khác tôi luôn sẵn lòng chia sẻ.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
19 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tem-truyen-thong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (22-11-2011), Dat_stamp (21-11-2011), hat_de (20-11-2011), hijakata (23-02-2014), hoavienquanbl (03-12-2011), kuro_shiro (26-11-2011), MeTemViet (19-11-2011), nam_hoa1 (19-11-2011), Ng.H.Thanh (30-11-2011), Nguoitimduong (25-08-2013), nino huynh (19-11-2011), Poetry (27-04-2013), The smaller dragon (19-11-2011), ThinhVuongVu (12-02-2012), Tien (19-11-2011), tien039 (03-08-2012), tranhungdn (19-04-2013), tridatinh (19-11-2011), xihuan (19-11-2011)