Xem riêng 01 Bài
  #711  
Cũ 07-09-2015, 18:17
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Cám ơn bạn VoThuyetTham đã chia sẽ bài này. Xóm Đêm là bài hát buồn đứt ruột nhất là vào những đêm mưa. Làm tôi nhớ lại những xóm nghèo xưa của bọn tôi vào thập niên 60 tại Saigon. Với điệu Rumba quen thuộc mà tôi rất thích bài này. Từ Phiên Vênh này lại quá, chính tôi cũng chả hiểu! Nhưng có người để ý từ 'điện câu' hơn :


Đường về canh thâu.
Đêm khuya ngõ sâu như không mầu,
qua phên vênh có bao mái đầu
hắt hiu vàng ánh điện câu (XÓM ĐÊM)

Đúng là trong xóm lao động như Hàn đoán, cúp điện thì liên miên, mấy cha chôm chia hay câu điện chùa (trước 75, chùa có nghĩa là miễn phí).

Tôi tình cờ tìm thấy lời giải thích của từ Phên Vênh từ WS của Phạm Đình Chương, các cụ thấy sai thì xin đính chính nhé!

Căn bản ca khúc “Xóm đêm” là một tình ca, một tình ca xiển dương thương yêu (hay tin yêu), nơi bản chất thiện lương của con người dù ở hoàn cảnh nào, y cứ trên tính chung thủy – – Nhưng, nghe kỹ, trong “Xóm đêm” của họ Phạm có một cụm từ, chỉ 5 chữ thôi, ông đã vẽ lại (bằng ca từ và nốt nhạc) một trong những nét tiêu biểu nhất của sinh hoạt xóm nghèo. Đó là câu “Hắt hiu vàng ánh điện câu,” nằm trong đoạn nhạc mở đầu: “Đường về canh thâu / đêm khuya ngõ sâu như không màu / qua phên vênh có bao mái đầu / hắt hiu vàng ánh điện câu…”
Ở cụm từ “qua phên vênh,” chữ “vênh” là chữ “đắt” nhất – – Nó không chỉ mang tính tượng hình (vật chất) mà, nhờ sự vênh = cong, hé mở, chúng ta được dẫn tới hình ảnh kế tiếp: “có bao nhiêu mái đầu” (con người) – – Một hình thức ảnh-dẫn hay thông-ngữ – – (Chữ dùng trong lãnh vực thi ca về phương diện kỹ thuật) – – Cho thấy họ Phạm đã là một diệu-thủ. Mặc dù, tôi không loại bỏ trường hợp khi viết xuống, tác giả không hề có chủ tâm như tôi vừa trình bày.
Trường hợp này, chúng ta vẫn có thể dùng một trong những định nghĩa về thiên tài: Người tình cờ “bắt được” những điều mang ý nghĩa to lớn hay đơn giản, nhỏ bé mà, người khác không “bắt được!”
Nhưng khi chuyển từ ngữ-cảnh “qua phên vênh có bao mái đầu” tới “hắt hiu vàng ánh điện câu,” theo tôi, cả một thực tại xóm nghèo, đã được họ Phạm ghi khắc bằng những nhát búa cuối cùng, hoàn tất bức tượng ba chiều của cảnh đời hiu hắt này.
Ở đây, tôi xin mở một dấu ngoặc, để bạn đọc sinh trưởng ngoài Việt Nam hiểu rằng, tại những nước chậm tiến (như Việt Nam, nhất là những xóm nghèo), không phải ai cũng có được cho gia đình mình một đường giây điện riêng. Muốn có điện dùng, người nghèo phải dùng giây câu điện từ những nhà có đường giây điện chính. Vì thế, dòng điện trở nên quá yếu. Những ngọn đèn vẫn sáng lên, nhưng nó cũng chỉ có thể cho những gia đình này, một thứ ánh sáng yếu ớt, vàng vọt!…
Tuy nhiên, tài hoa của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương không dừng ở “Xóm đêm.” Đỉnh cao nhạc thuật của ông được thời gian đánh giá, ghi nhận, qua trường ca bất tử “Hội Trùng Dương,” và ca khúc “Ly rượu mừng.”
Với tôi, trường ca “Hội Trùng Dương” của Phạm Đình Chương là bức tranh toàn cảnh Việt Nam nghìn đời, với tất cả nét đẹp của phong tục, tập quán, truyền thống dùm bọc, thương yêu…được ông mượn hình ảnh 3 con sông của ba miền, chảy trôi trên nền dân ca từng phần đất nước; trước khi chúng nắm tay nhau, cùng chảy ra biển lớn.


Nguồn : http://phamdinhchuong.com/?p=370



__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 07-09-2015, lúc 18:20
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (07-09-2015), thehung (09-09-2015), vothuyettham (07-09-2015)