Xem riêng 01 Bài
  #4  
Cũ 02-03-2010, 19:23
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Tôi hoàn toàn tán đồng việc đề nghị in tem, kỷ niệm hoặc nhắc lại những công trình qúy báu của tiền nhân đã góp phần xây dựng và mở mang đất nước. Hy vọng rằng sau lần gióng tiếng chuông này của bác Huệ và các anh em khác trong câu lạc bộ Vietstamp, bưu chính Việt Nam sẽ lưu tâm một cách nhiệt tình hơn trong những việc phát hành tem trong tương lai, của Việt Nam.

Bởi vì song song với những bộ tem kỷ niệm về các vĩ nhân quốc tế (thí dụ: Darwin, Chopin...), bưu chính Việt Nam nên chú ý hơn nữa về các vĩ nhân trong nước, và nên dành cho họ một vị trí xứng đáng nhất. Về điều này, có nhiều cái lợi: vừa nhắc nhở cho chính người Việt Nam những danh nhân (hoặc công trình của họ) vốn luôn yếu kém về lịch sử nước nhà; vừa có thể giới thiệu tới ngoại quốc (qua giới sưu tầm tem) những nhân vật nổi tiếng của Việt Nam.

(Nói tới đây, sực nhớ lại bộ tem kỷ niệm Bà Triệu!!! Duy nhất chỉ là một con tem bé xíu xiu, hết sức khiêm tốn và không hề có một tiếng vang xứng đáng cho sự hy sinh to lớn của tiền nhân )

******

kvd xin bổ túc thêm chút nữa - với bác Huệ và các bạn - về kinh Vĩnh Tế và Thoại Ngọc Hầu.

Trong bản tiếng Pháp của Aubaret, khi giới thiệu về kinh Vĩnh Tế đã cho biết thêm như sau. Dưới đây là bản dịch của Nguyễn Tạo (qua tài liệu của cụ Vương Hồng Sển):

* "Ở phía tây đồn Châu Đốc. Năm Kỷ Mão (1819) Gia Long thứ 18, đo thẳng từ hào phía hữu sau đồn Châu Diên lên phía tây qua Ca Âm Nao đến Kỳ Thọ, đặt tên là sông hay kinh Vĩnh Tế (Vĩnh Tế hà). Vua sắc dụ cho Vĩnh Thanh Trấn thủ là Thống chế Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại và Hữu Quân Hữu bảo vệ Vệ Uý Chưởng cơ Tuyên Quang Hầu Phan Văn Tuyên, đốc sức dân phu trấn Vĩnh Thanh mỗi phiên 5000 người, quân lưu trữ ở đồn Oai Viễn 500 người, cùng với Chiêu Thuỳ Tôn, La Ha Toàn Phù, người Cao Miên đem quân dân mỗi phiên 5000, ngày 15 thắng 12 khởi công. Trừ đoạn ở Ca Âm Nao không đào, thật sự đào và chước lượng thổ công khó dễ, nhân lực nặng nhẹ, bắt đầu từ miệng hào đến Ca Âm Nao thì phân công tác cho dân kinh (dất khô ráo), còn đất bùn lầy là phần công tác của dân Miên. Đào bề ngang 15 tầm, sâu 6 thước, quan cấp mỗi tháng cho mỗi người là 6 quan tiền và một vuông gạo. Đến ngày 13 thăng 3 năm đầu Minh Mạng (1820) là đào xong".

(So sánh với bản tiếng Pháp, bản dịch của Nguyễn Tạo có vài thiếu xót và khác biệt. Tuy không quan trọng lắm, nhưng rất có thể gây hiểu lầm. Theo bài viết của Aubaret thì dân Việt Nam đã đào được: 26279 tầm (tương đương cho 57813 thước), cộng thêm 7575 tầm (16665 thước) chỗ đất khô cứng khó đào. Dân Miên đào được 18704 tầm, chỗ đất thịt mềm và dễ đào.

Nguyễn Tạo dịch: "phân công tác cho dân kinh (đất khô ráo), còn đất bùn lầy là phần công tác của dân Miên". Bản tiếng Pháp viết: "Les Cambodgiens, de leur côté, travaillèrent sur une longueur de 18704 tams (41148 mètres), mais sur un sol facile et mou. Tandis que les Annamites travaillèrent sur le sol dur". Nếu đọc không kỹ, rất có thể sẽ hiểu rằng (qua bản dịch Nguyễn Tạo): dân Việt...chơi cha, lựa chỗ đất khô để đào, còn đất xấu dành cho dân Miên. Thực sự lại là điều ngược lại. Cho nên việc dịch thông chưa chắc là đã đúng!)

Ngoài ra, một vuông gạo tương đương với 30 kgs.

* Khi kinh hoàn thành thì có một diện tích như sau: Dài gần 100 cây số, rộng 33 thước, sâu: 2 thước 63. Từ đó sự lưu thông trên kinh đã mang lại những tiện dụng và lợi ích kinh tế rất đáng nể.

* Vua Minh Mạng ban tên là Vĩnh Tế, là thưởng công cho Thoại Ngọc Hầu phu nhân, vì bà có tên là: Châu Thị Vĩnh Tế.

* Từ chữ Vĩnh Tế, người ta còn bắt gặp "Vĩnh Tế hà" (tên chữ Hán của Sông Vĩnh Tế); "Vĩnh Tế đà" (trạm thu thuế thuỷ lợi trên Hậu Giang - Châu Đốc vào năm 1875).

Bài được ke vo danh sửa đổi lần cuối vào ngày 02-03-2010, lúc 19:28
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
18 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (05-03-2012), exploration (03-03-2010), hat_de (02-03-2010), hichi (29-04-2010), hiepsitinhyeuvadaukho (02-05-2010), hongduc2008 (05-03-2013), huuhuetran (03-03-2010), Lu Tich Nguyen (03-03-2010), manh thuong (03-03-2010), minhky2610 (18-10-2011), nam_hoa1 (29-06-2015), open (03-03-2010), Poetry (02-03-2010), quaden@_cute (04-03-2010), temsong (01-12-2011), thanhtruc (03-05-2011), Tien (02-03-2010), zodiac (03-03-2010)