Ðề Tài: Áo trấn thủ
Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 03-04-2008, 20:41
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định Áo trấn thủ

Ngày 28-8-1945, đơn vị Giải phóng quân đầu tiên về Hà Nội tập kết tại Gia Lâm. Vì điều kiện cung cấp của ta lúc đó còn rất khó khăn nên trang phục của cán bộ, chiến sỹ mỗi người một kiểu, người mặc áo chàm, người mặc quần áo nâu, có người lại chỉ mặc quần đùi, hầu hết đi chân đất.
Sau đó chiến sỹ được trang bị quần soóc, áo cộc tay, mũ calô. Hơn 500 bộ quần áo, cả giày mũ, bít tất lấy từ kho quân nhu Bảo an binh do ta tiếp quản được cấp cho đơn vị Giải phóng quân tiến về thủ đô. Riêng các chiến sỹ nữ vẫn mặc quần áo nai nịt như ở chiến khu.





Tháng 10-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh có sáng kiến tạo phong trào may áo rét cho chiến sỹ. Ngày 25-10-1946, Ủy ban vận động “Mùa đông binh sỹ” được thành lập trên cả nước. Trong buổi lễ phát động phong trào “Mùa đông binh sỹ”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp vào quỹ chiếc áo sợi duy nhất của mình và một bộ quần áo do một HTX may mặc biếu. Cũng chính trong phong trào “Mùa đông chiến sỹ”, Quân nhu Cục cùng với các nhà may ở phố Hàng Trống (Hà Nội) đã nghiên cứu sản xuất ra áo trấn thủ mặc mùa đông, giản dị ấm áp lại thuận tiện trong chiến đấu.

Kiểu áo trấn thủ ra đời nhanh chóng được cán bộ chiến sỹ Vệ quốc đoàn và nhân dân ưa chuộng. Sau đó, phong trào toàn dân may áo trấn thủ ủng hộ bộ đội diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và thực sự trở thành một cuộc vận động quần chúng trên khắp cả nước.






Cũng từ đây, chiếc áo trấn thủ đã trở thành hình ảnh đẹp đẽ về anh bộ đội Cụ Hồ, ghi dấu ấn trong lòng nhân dân về một thời oanh liệt chống thực dân Pháp.



Áo trấn thủ trong cuộc sống đời thường - Dạy học của anh thương binh
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Poetry (05-11-2009), temhp88 (13-07-2013)