Xem riêng 01 Bài
  #26  
Cũ 24-08-2008, 15:51
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định Cochin-Chine

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hoangtrang Xem Bài
tại sao... NAM KỲ gọi là cochinchine
Hóa ra nguồn gốc cái tên Cochin-Chine cũng phức tạp, chưa có ai kết luận được mà chỉ toàn giả thuyết. Tôi chỉ lướt qua vài trang web và chia sẻ với các bạn:

1. Một số người cho rằng chữ “Cochin-Chine” là từ ghép của “Cochin” (một địa danh tại miền tây Ấn Độ) và chữ Chine (Trung Hoa). Nếu giả thuyết này đúng, có lẽ khi đặt chữ “Indo-Chine” (Ấn Độ-Trung Hoa) để chỉ Đông Dương vào năm 1804, ông Conrad Malte Bruun đã "học mót" từ chữ Cochin-Chine.

Và nếu vậy, nghĩa của chữ “Cochin” phải hiểu theo cách của người Ấn Độ, mà cho đến nay có rất nhiều lý giải khác nhau, như:
  • Bắt nguồn từ chữ “Kaci”, có nghĩa là “cảng”;
  • Bắt nguồn từ chữ “Kochchi”, tên con sông ở địa phương;
  • Bắt nguồn từ một chữ có ý nghĩa tôn giáo là “Cohen”;
  • Bắt nguồn từ chữ Malayalam (bản ngữ địa phương) “koch azhi”, có nghĩa “phá (hoặc biển) nhỏ”;
  • Bắt nguồn từ chữ Sanskrit “Go shree”, nghĩa là “có nhiều bò”;
  • Bắt nguồn từ chữ Sanskrit “Balapuri”, nghĩa là “thị trấn nhỏ”;
  • Hốt Tất Liệt là người đặt ra tên này khi quân Nguyên-Mông xâm chiếm Ấn Độ hồi thế kỷ XIII (lưu ý chữ “chin” trong “Cochin”)…
Dù thế nào thì cái tên “Cochin” cũng đã xuất hiện muộn nhất là từ thế kỷ XIV, khi vùng đất này được gọi là “Cocym”, “Cochym”, “Cochin” hay “Cochi”… Cochin bị Bồ Đào Nha chiếm giữ từ 1503 – 1663, sau đó về cơ bản là quản hạt của Hà Lan (đến năm 1814) trước khi chuyển qua tay người Anh (đến 1947). Theo đó, cái tên “Cochin-Chine” có thể đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVI, chậm nhất là thế kỷ XVII.

Bản đồ Việt Nam do Alexandre de Rhodes vẽ trước năm 1650 (in tại Pháp năm 1651) cũng đã có tên “Cocincina” (lúc này được hiểu là “Đàng Trong”, so với “Tvnkin” là “Đàng Ngoài”).

Name:  Old_map_of_Vietnam.jpg
Views: 2281
Size:  105.0 KB

Có thể khi người Bồ sau khi đã chiếm được Cochin của Ấn Độ, nay đi sang vùng đất này thấy có nét gì đó tương tự (trước năm 1650, một số địa phương tại Nam Bộ vẫn thuộc Chiêm Thành, người dân ở đây da ngăm đen, mặc xàrông, theo đạo Hồi, kiến trúc Champa... giống người Ấn), nên đặt luôn tên của vùng đất đó, thêm vào chữ “Chine” ở cuối để phân biệt (?). Tôi thấy giả thuyết này có vẻ hợp lý.

2. Trái ngược với giả thuyết trên, một số người cho rằng chữ “Cochin” là nói trại của chữ Malay “Kuchi”, mà bản thân chữ này lại bắt người từ chữ tàu “Jiao zhi”, nghĩa là “Giao Chỉ”, một tên của Việt Nam thời xưa. Chả hiểu sao Wikipedia lại ủng hộ thuyết này.

3. Lại có giả thuyết cho rằng chữ “Cochin” (Cocin) là do người Bồ đọc trại từ chữ “Kẻ chợ”, là tên mà người dân thường dùng để gọi Đông Kinh thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1673) (tôi thấy thuyết này rất… chắp vá!).

4. Có một giả thuyết rất phản động, phi khoa học, liệt kê ở đây chỉ để… biết. Một số người theo Khmer Đỏ trước đây “giải thích” Cochin-Chine là do người Pháp đọc trại âm tiếng Việt chữ “Cô Chín Xin”. Họ cho rằng vua Miên lấy con gái chúa Nguyễn, một công chúa thường được gọi là “Cô Chín”. Vì "Cô Chín" can thiệp với vua Miên "xin" cho dân Việt vào lập nghiệp ở Lục tỉnh, nên vùng này gọi là đất "Cô Chín Xin" (!), người Tây họa lại thành "Cochin-Chine".

Bài được vnmission sửa đổi lần cuối vào ngày 24-08-2008, lúc 17:14
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (07-10-2009), hat_de (30-03-2010), hoang.le (22-02-2011), Ng.H.Thanh (21-02-2011), tranhungdn (27-04-2012)