Xem riêng 01 Bài
  #54  
Cũ 03-05-2013, 13:19
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Hôm nay tôi sửa soạn cho một người em trai về Sài Gòn, và ngày mai đón một người em gái từ Hà Nội về lại California khiến tôi bỗng nhớ Việt Nam qúa. Nhớ Sài Gòn Hà Nội, nhớ Ðà Lạt Ninh Bình, nhớ cà phê Coffee Beans and Tea Leaves đường Lê Duẫn nhớ cà phê “Nhà hàng Cá Mập” Bờ Hồ. Nhớ cốm Nhân Chính nhớ tái lăn Thanh Ða. Nhớ tượng La Hán chùa Tây Phương nhớ Dinh Gia Long nay là Bảo Tàng Viện. Nên tôi vào lại Viet Stamp.

Vào là thấy khổ! Không biết thì khổ đã đành, mà biết nhiều cũng khổ nữa. Nào là cố thủ tướng Phạm Văn Ðồng tốt nghiệp đại học Sorbonne, Pháp?! Nào là phát kiến mới về bộ tem Người Cầy Có Ruộng chỉ có 32,800 con tem NVT và một nhóm tư nhân được giao 10,000 con, còn thiên hạ bị giới hạn mỗi người 5 con.

Thành ra bây giờ tôi lại phải làm chuyện “vô bổ,” nói như Ngô Thu Hà của đất Ngàn Năm Văn Vật.

Bài viết về bộ NCCR trên đây không đề tên tác giả, nhưng ghi rõ là “theo tài liệu của học giả Hoàng Long.” Hoàng Long là “học giả” về bộ môn gì vậy? Ðã viết được bài nghiên cứu nào chưa? Tôi chỉ biết trong giới sống về nghề buôn bán tem thời VNCH, qủa có một người tên Hoàng Long xuất bản một tập danh mục VNCH năm 1975. Phải chăng vì tập danh mục -đúng ra là một liệt kê danh sách- mà người này được đôn lên thành học giả học thật chăng?


Hình 1: Quyển danh mục tem của Hoàng Long...
Name:  Picture 030.jpg
Views: 1103
Size:  41.3 KB

Hình 2: ... Thực ra chỉ là một bản mục lục đơn giản!
Name:  Picture 031.jpg
Views: 922
Size:  42.4 KB


Bài này có nhiều chi tiết sai:

1. Năm 1951 khi con tem Bảo Ðại phát hành thì quốc hiệu nước ta lúc ấy là Quốc Gia Việt Nam, lãnh thổ suốt từ Bắc vào Nam. Chính phủ Hồ Chí Minh còn trên An Toàn Khu vùng Việt Bắc. Mãi đến năm 1954 thì Hiệp Ðịnh Genève mới chia nước ta thành hai miền với hai chính quyền Nam và Bắc. Gọi chính quyền năm 1951 là “Chính Quyền Miền Nam” thì đúng là học giả, không phải học thật!

2. Mẫu tem NVT 1973 không hề do hoạ sĩ vẽ. Họa sĩ chỉ thiết kế mẫu tem từ một bức hình chụp.

Hình 3: Hình NVT trong một buổi lễ NCCR được dùng làm mẫu tem
Name:  Picture 034.jpg
Views: 945
Size:  44.9 KB


Bài này còn đặt ra nhiều nghi vấn về tính chính xác của nội dung:

1. Chúng ta tin ai? Tin con số 90.000 tem NVT từ Nguyễn Bảo Tụng, vốn thân cận với tất cả các Giám Ðốc Bưu Ðiện VNCH từ thập niên 1950 cho đến ngày 30.4.1975 trong vai trò đại diện giới sưu tầm bưu hoa trong Ban Giám Khảo Duyệt Xét Mẫu Tem. Hay tin con số 32.800 con tem NVT theo Hoàng Long, một "học giả?"

Hình 4: Bác Nguyễn Bảo Tụng trong văn phòng
Tổng Giám Ðốc Nha Bưu Chính và Viễn Thông năm 1971
Name:  Picture 033.jpg
Views: 735
Size:  68.6 KB


2. Nếu biết thể thức làm việc và những hình phạt cùng kỷ luật gắt gao khi sai phạm nguyên tác công vụ thởi VNCH, không ai có thể tin Bưu Ðiện VNCH khơi khơi giao một phần ba tổng số tem chưa phát hành cho một nhóm nhỏ tư nhân (10.000 con so với 32,800 con) mà không có sự kiểm soát nào, đến nỗi bán hết 4000 con thì 6000 con còn lại rơi vào tay năm ba tư nhân muốn làm gì thì làm. Tem của quốc gia, tiền của công quỹ, nói khơi khơi được chăng?!

3. Hồi thập niên 1970, Hội Ái Hữu Bưu Hoa Việt Nam có Trần Lâm Bồn làm Chủ Tịch, Lâm Long làm Phó, Phạm Văn Trường làm Tổng Thư Ký, Trần Trọng Phúc làm Thủ Quỹ, và Dương Văn Ðại làm Ủy Viên Văn Hoá. Ðây chẳng qua chỉ là một hội sưu tầm bưu hoa tư nhân, gồm mấy tay chơi tem Việt và gốc Hoa tuy giầu có với nhiều phương tiện, nhưng không hề có tư cách gì để Bưu Ðiện giao cả 10.000 tem trong khi chính Bưu Ðiện lại giới hạn tất cả mọi người khác chỉ được mua mỗi người 5 con. Một sự bất công và vô lý mà không một chính quyền nào trong bất cứ một thời đại nào có thể tiến hành! Nguyên văn phần này ai đọc mà không thấy chuyện vô lý: «Còn 6000 con tem khác được những người tổ chức triển lãm mang về Sài gòn. Số tem này nằm chủ yếu trong tay các nhân vật trụ cột của Hội ái hữu bưu hoa Việt nam như Phạm văn Trường, Hoàng Long, Lê Văn Bền, Trương Văn Long.»

Hình 5: Danh sách Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Bưu
Hoa Việt Nam hồi tháng 10.1972. Khi nào thì Phạm Văn Trường
làm Chủ Tịch Hội, và Hoàng Long làm Tổng Thư Ký Hội?
Name:  Picture 032.jpg
Views: 925
Size:  23.5 KB


4. Tôi chơi tem từ năm 1957, nhưng không hề biết đến Hội Ái Hữu Bưu Hoa hay Hội Philavina, nhưng cách diễn tả «Hội Ái Hữu Bưu Hoa với nòng cốt là các hội viên của Philavina» thì tôi chịu, không thể hiểu thứ tiếng Việt này.


Khi thông tin ra đại chúng, tôi mong mỏi mọi người chúng ta nên tự chế mà biết kiểm chứng sự xác thực của sự kiện, để tránh sự nhiễu loạn thông tin làm khổ các thế hệ trẻ đang khao khát hiểu biết.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
17 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (07-05-2013), dammanh (03-05-2013), Dat_stamp (05-05-2013), exploration (10-05-2013), hijakata (23-02-2014), huuhuetran (03-05-2013), ktsmaikhuong (03-05-2013), MeTemViet (03-05-2013), nam_hoa1 (04-05-2013), Nguoitimduong (03-05-2013), Poetry (03-05-2013), Red-Cross (09-11-2013), stamp-history (03-05-2013), Tien (04-05-2013), tranhungdn (03-05-2013), VAPUTIN (08-05-2013), vnmission (03-05-2013)