Xem riêng 01 Bài
  #9  
Cũ 26-03-2010, 17:19
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Cảm ơn bác kimma đã nêu ra được nhiều tư liệu lịch sử giá trị, mà chắc rất nhiều người VN (như kvd này chẳng hạn) thường thờ ơ và sự hiểu biết rất giới hạn. Noi gương của bác kimma, cũng như nhiều bác khác tại diễn đàn này, kvd cũng xin di lục lọi lại một số sử sách của Âu - Mỹ khi họ viết về những gì đã liên quan tới Việt Nam.

Đọc những tài liệu của Tây phương, có cái thú vị, cũng như được biết thêm nhiều điều hữu lý và bổ ích. Chẳng qua là họ bỏ qua những chi tiết rườm rà, nhuốm mầu sắc dị đoan và khó kiểm chứng. Sự gạn lọc, sắp xếp có tính cách khoa học và duy lý, dựa trên sự kiện không phải chỉ vào vài pho sách; mà vào rất nhiều những tài liệu quý giá đã được lưu giữ tại những thư viện lớn trên thế giới...Từ đó, mới có những phân tích và dẫn chứng vững chắc và nghiêm túc.

Lục lại trên internet, kvd chợt gặp ra tác phẩm: "A voyage to Cochinchina" của John Barrow. (xuất bản lần đầu tiên tại London năm 1806). Ông ta đã kể lại chuyện một sứ bộ Anh quốc, do Huân tước Maccartney chỉ huy, đã đáp tầu vào ngày 02.09.1792 từ Anh để tới Trung Hoa. Trong cuộc hải hành này, Maccartney đã ghé Đà Nẵng (khi đó có tên là Tourane) và lưu lại đây trong thời gian từ 24.05 tới 16.06 với mục đích là ra mắt triều đình An Nam theo chỉ thị của vương quốc ông. Thời gian 3 tuần lễ này, ông đã bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu về những tầu bè mà An Nam đang xử dụng khi đó. Điểm quan trọng nhất được nhắc tới trong sự kiện này là John Barrow đã tả lại những chi tiết về tầu thuyền của An Nam một cách thú vị về việc đóng thuyền, trang hoàng thuyền cũng như cách thức xử dụng (hình minh họa của bác kimma gửi ở trên cũng là một trong những thí dụ)...khi dân chài cần tới Trường Sa - Hoàng Sa của An Nam để lưới cá cũng như thu hoạch những tổ Yến trên đảo.

Nhưng cũng đừng quên rằng còn rất nhiều chứng cớ và tài liệu xác thực khác, xác định tới chủ quyền những đảo này là của Việt Nam. Tuy nhiên, công việc này là của những sử gia và người có trách nhiệm trực tiếp. Nhưng dù sao đi nữa, nếu khả năng cho phép, chúng ta vẫn có thể góp chút...mắm muối giúp đỡ lẫn nhau khi cần góp phần thông tin.

Sự có mặt của Huân tước Maccartney khi xin ra mắt vua Cảnh Thịnh là điều có thật. Bằng chứng dưới đây là một thư gửi lời chào phái bộ Maccartney từ triều đình An Nam vào năm 1793. Thư này hiện đang được lưu trữ tại viện bảo tàng Anh quốc. Rất tiếc là kvd không biết tiếng Hán (hoặc Nôm) để có thể hiểu rõ thư này viết những gì. Nếu có bác nào đọc được để phiên dịch ra dùm thì tốt quá!

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
đậu trắng (08-06-2011), hat_de (26-03-2010), hienthuong (27-03-2010), manh thuong (27-03-2010), Ng.H.Thanh (08-06-2011), Poetry (26-04-2011), thanhtruc (08-06-2011), thantrongdao (10-06-2011), Tuancan (08-06-2011)