Xem riêng 01 Bài
  #5  
Cũ 17-05-2013, 20:48
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định

Chữ 'CỤC' trong bưu điện cục theo tôi nghĩ thường dùng cho các thành phố lớn, còn các vùng nông thôn thời bấy giờ hay dùng chữ 'TRẠM'.

Tourane là tên tiếng Pháp của thành phố Đà Nẵng mà chúng ta đã thảo luận trong những mục khác của diễn đàn trước đây. Để lý luận về tính hợp lý của con dấu TOURANE BƯU ĐIỆN CỤC này ta hãy xem lại 2 bì thư anh VNMission đăng trên cùng, có ngày .?.. năm 1945 và 10/11/1946, và xem lại lịch sử vào khoảng thời gian này.

Tại trang Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng, bài 'Mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai ở mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng (20-12-1946)' có liên kết: http://www.danangcity.gov.vn/portal/...92&p_year_sel=

Tuy nhiên tôi vẫn copy một số đoạn như sau:

"Quảng Nam và Đà Nẵng ở vào vị trí đầu cầu của khu V, Trị Thiên và Hạ Lào, có hải cảng, sân bay, nơi quân Pháp đang đồn trú và chuẩn bị mở cuộc xâm lược mới. Theo kinh nghiệm lịch sử, khi chiến tranh toàn quốc nổ ra, thì Đà Nẵng sẽ là nơi quân Pháp và quân ta đụng độ đầu tiên. Để thống nhất chỉ đạo ở mặt trận này, Ủy ban Quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập do Đàm Quang Trung làm chỉ huy trưởng, Nguyễn Bá Phát chỉ huy phó, Huỳnh Ngọc Huệ chính trị viên. Trung đoàn 96 được bổ sung thêm tiểu đoàn 19, một tiểu đoàn dày dạn kinh nghiệm chiến đấu.

Tháng 11-1946, cấp trên quyết định sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng thành một đơn vị tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và chỉ định Tỉnh ủy mới do ông Trương Quang Giao, ủy viên Thường vụ Xứ ủy làm Bí thư, ông Trần Tống làm Phó bí thư và một số ủy viên. Ủy ban Kháng chiến tỉnh do ông Trần Đình Tri làm Chủ tịch. Ông Nguyễn Xuân Nhĩ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, được phân công phụ trách Chính trị viên Tỉnh đội. Ủy ban Kháng chiến tỉnh tiếp tục cử người đi củng cố các chiến khu. Các cơ quan ở Đà Nẵng bí mật dời tài liệu, máy móc ra ngoại thành. Cán bộ thực hiện quân sự hóa triệt để.

Về phía Pháp, từ ngày 5-12-1946 chúng đưa thêm bán lữ đoàn bộ binh lê dương số 13 và trung đoàn bộ binh lê dương số 3 cùng nhiều vũ khí, xe tăng đổ bộ lên cảng Đà Nẵng. Ngày 12-12-1946, tên đại tá Larèque đáp máy bay đến Đà Nẵng, lập bộ chỉ huy mặt trận.

..."


Một điều nữa, cụ Hồ và các nhà lãnh đạo VNDCCH ngay từ rất sớm đã bài Tây, và khuyến khích dùng chữ quốc ngữ, nên cái tên Tây đó chắc chắn không tồn tại vào mốc lịch sử như trên bì thư.
__________________
BoZoo

Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 17-05-2013, lúc 20:50
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (19-05-2013), HanParis (19-05-2013), nam_hoa1 (19-05-2013), Poetry (17-05-2013), temhp88 (17-05-2013), thanhtruc (20-05-2013), ThinhVuongVu (19-05-2013), VAPUTIN (18-05-2013), vnmission (18-05-2013)