Ðề Tài: Nhật Ký Ngày Xanh
Xem riêng 01 Bài
  #21  
Cũ 14-05-2013, 16:03
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Unhappy

Kỳ X : TUỔI HỌC TRÒ

Mến tặng các anh H + T và vài bằng hữu trên VSF



Em Sài Gòn
http://www.youtube.com/watch?feature...&v=_wLVzFwRD0o

Trong đời người mấy ai không có nhiều kỷ niệm vui buồn về Tuổi Học Trò của mình. Vào thời xa xưa khi chưa có trường, muốn tìm một thày để học thì phải o bế ông thầy (Ông Đồ) dữ lắm, ông mới chịu dạy. Cái thời mà có câu Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn. Nhiều khi phải đến nhà ông thày như tục Ở Rễ Nam Bộ. Phải biết kính trên nhường dưới và tôn trọng ông thày. Có bộ tem đẹp mà ổng mún thì phải dâng free cho thày. Cái này Hàn đùa thui, chưa chắc mấy ông đồ ngày xưa biết ST tem! Mấy ổng thích viết liễn hơn. Cho nên, các trò phải đến nhà thày để phục vụ miễn phí cho tới khi thày thấy học trò vẹn toàn trong các lễ theo đạo Nho, rành sách Thánh Hiền, thày mới đồng ý dạy. Tới tuổi học trò từ những năm 60-70 thì tự do hơn nhiều nhưng trái với ngày nay, thày cô chúng tôi có khi rất nghiêm khắc, phạt trò thì khẻ tay không thương tiếc (có khi bắt chụm mấy ngón tay lại để thẩy đánh cho đau hơn). Ai từng học Tabert hay các trường Đạo tại SG khi xưa cũng biết, mấy ông Cha, mấy Bà Sơ dữ dằn với học trò. Nhiều Cha còn đem theo cây roi mây dài thòn lòn để có dịp lấy ra xài với học trò của minh. Con gái mà dám trai gái này nọ thì bị mấy bà Sơ khiển trách... từ sáng tới chiều nghe nhức lỗ tai lun. Không hiểu sao, Phạm Duy lại sáng tác ra bài : Em Hiền Như Ma Soeur (Bà Sơ của tôi), rất phản với sự thật!



Thú Chơi Tem Của Học Trò Pháp, còn ở VN ta thì...


học trò lại thích ST mẫu tem "Văn miếu - Quốc tử giám"
- trường Đại học đầu tiên của nước ta
chào mừng khai giảng năm học mới 2012 - 2013.

Và nhiều bộ tem khác :

Bộ tem 739: "Kỷ niệm 100 năm trường Quốc học Huế (1896 - 1996)" (2 mẫu, PH năm 1996)


Bộ tem 792: "90 năm trường Bưởi - Chu Văn An"
(2 mẫu, PH năm 1998)



Bộ tem 899: "Kỷ niệm 20 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2002)" (1 mẫu, PH năm 2002)


Bộ tem 778: "Vì trẻ em Việt Nam" (2 mẫu, PH năm 1998), với nội dung "Quyền trẻ em được học hành" và "Quyền trẻ em được vui chơi"


Than ôi, thế giới đă thay đổi, có khi đi vào chiều hướng xấu. Thật vậy, ngày nay dù ở VN (?) hay bên Tây Âu, thày cô dám đánh trò thì bị chúng hay phụ huynh đánh lại nếu không mún nói là bạo hành. Ở Pháp, thày cô mà dám bạt tai (tát) vào má học trò thì bị tòa xử phạt cấm dạy một thời gian nếu không bị chúng tát lại. Mới đây còn vụ đa số các quốc gia Âu Châu đề nghị bậc phụ huynh không nên đánh đít con mình. Nếu cha mẹ dám hành hung (bạo hành) con cái thì chúng dám thưa chính quyền ở tù như chơi. Còn học trò bị thày cô quở trách trong lớp, chúng dám đón đường để trả thù, gây thương tích cho thày cô, vậy mà tụi học trò 'trời đánh' kia còn dám chụp hình bằng di động rùi đăng lên mạng để chúng cười chơi. Cho nên dù quỉ quái thế nào đầu thập niên 70, theo tôi, học trò tại VN đa số điều tôn kính thày cô. Có nghịch phá (quậy) thì có lúc chúng tôi cũng ăn năn hối lỗi. Thật ra chúng tôi quan niệm rằng mái trường như một gia đình thứ hai. Cả năm điều sinh hoạt chung với nhau, chỉ khi sắp bãi trường thì lòng bùi ngùi : Mỗi Năm Đến Hè Lòng Man Mát Buồn như lời NS Thanh Sơn trong Nỗi Buồn Hoa Phượng.

Vài hình ảnh về Thuở Học Trò của chúng tôi ngày xưa

++


Lãnh thưởng nếu không bị lãnh phạt


Và học chung một mái trường, đó là thời gian êm đềm nhất của tuổi mới lớn. Nhiều trường bỏ lệ Nam Nữ Thọ Thọ Bất Tương Thân thì cho học chung nam nữ, và đương nhiên có nhiều chuyện tình chớm nở trong tuổi học trò. Nếu không thì bọn con trai chúng tôi hay 'trồng cây si' (TCS không phải Trịnh Công Sơn đâu nhé! ) tại trường khác con gái học. TCS là mon men đến trường Nữ để làm quen, tán tỉnh. Tiếng Pháp có từ 'Cua' do cụm từ 'faire la cour', khi con trai mún tán tỉnh con gái. Ngày xưa, XH không chấp nhận con gái tán con trai, nếu không thì bọn tôi sẽ chạy dài. Và khi đã quen nhau, yêu nhau thì làm sao thiếu cảnh sáng đón, chiều đưa, rồi khi 'Em Tan Trường Về' đường mưa có nho nhỏ hay không (Ngày Xưa Hoàng Thị - Phạm Duy) thì hai đứa tay trong tay ra Hồ Con Rùa uống nước mía, xem ciné hay ra bến Tàu (Bến Bạch Đằng) ăn kem vừa hóng gió. Với những gia đình thiếu điệu kiện vật chất thì thiếu vụ ăn uống, nhưng h cũng ở bên nhau, tâm tình ở trước nhà hay vườn bông (công viên) nào đó. Ngày nay ở TP HCM có nhiều nơi để thư giản, hôn nhau cũng quá tự nhiên và còn kiss kiểu Pháp nữa. Khi xưa chỉ những ly chanh đường, Sirop (ngày ấy chúng tôi gọi là đá nhận, nước đá bào chế sirop dâu màu đỏ hay bạc hà the the màu xanh lá cây cũng để lại cho chúng tôi những kỷ niệm êm đềm của tuổi học trò. Nam Nữ có quen nhau cũng từ từ, thật lãng mạn. Tôi nhớ ngày xưa con trai hay bịt mắt con gái hay con gái làm rơi khăn tay để người con trai 'lụm' đem trả. Ngày nay nếu người con trai lỡ quên ví tiền hay di động tại nhà bạn thì e rằng khi trở lại chắc có cảnh :

Hôm Qua Anh Đến Nhà Em
Về Nhà Mới Nhớ Để Quên Năm Ngàn
Anh Quay Trở Lại Vội Vàng
Em Còn Nằm Đó Năm Ngàn Mất Tiêu

Hàn thích tình yêu thời Ngô Thụy Miên, rất lãng mạn và tình tứ, không đề cao điều kiện vật chất :

Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường

Tuổi Học Trò của tuổi mới lớn chứa chan bao kỷ niệm êm đềm của dĩ vãng. Thầy xưa Bạn cũ không biết giờ nay đã trôi dạt phương trời nào? Có cơ hội gặp lại cố nhân không? Ứơc gì có thể trùng phùng (gặp lại) trên diễn đàn này, để tay bắt mặt mừng để ôn lại kỷ niệm xưa...

Paris, Tháng năm 2013
HP

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 14-05-2013, lúc 16:16
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (15-05-2013), manh thuong (05-02-2014), PéPò sữa (02-06-2013), Poetry (14-05-2013), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (15-05-2013), Tien (14-05-2013), tranhungdn (16-05-2013)