Xem riêng 01 Bài
  #9  
Cũ 18-10-2009, 02:42
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Cảm ơn Đêm Đông, con tem đẹp quá!

Nhìn tấm hình kia, thấy chú Chà Vá ngước mắt như hướng về một tương lai tươi sáng hơn cho mình và đồng loại, tôi vẫn không hiểu tại sao lại có những người nhẫn tâm săn bắn và ăn thịt được!

Vùng núi Sơn Trà vẫn có những thợ săn, lâu lâu lại rủ nhau đi kiếm...mồi nhậu bằng thịt của Chà Vá này. Dù sau đó, vẫn nghe họ phê bình một cách thảnh thơi như sau: "Thịt của loài này không ngon, ăn thấy có mùi hôi của lá bị dập. Dù trước đó đã làm đủ cách, từ nhúng nước sôi cạo lông, thui vàng và khi cắt tiếtn đã không cho thịt chạm nước...Thành ra với loại Chà Vá này, chỉ đục sọ lấy óc ăn sống, kèm theo chanh và ngò gai"!!!

******

Một dịp nào đó, khi có dịp ngang qua Lâm Đồng, Đà Lạt và bất chợt ngó lên những rặng cây rừng chưa bị tàn phá. Tôi huy vọng rằng bạn sẽ có dịp được thấy một loại chim nhỏ nhắn. Dáng tựa chim sẻ đất, nhưng với một bộ lông đặc biệt của chúng, bạn nên biết rằng đó là một loại chim hiếm còn sống sót, đặc biệt ở cao nguyên trung bộ này.

Đó là Sẻ Thông Họng Vàng, có tên khoa học là Carduelis monguilloti Delacour. Nhưng ngoại quốc chỉ quen gọi với một cái tên (rất xứng đáng cho loại chim quý này của Việt Nam), khiến người nghe không phải không trầm trồ. Đó là: Vietnam Greenfinch (hoặc vietnamese greenfinch). Sách đỏ Việt Nam đã tả chim như sau:

"Mô tả:

Chim trưởng thành bộ lông có màu nâu thẫm ở trán, đỉnh đầu, gáy, hai bên đầu, sau cổ, lưng, vai, đuôi (trừ phần gốc cùng với lưng và mép ngoài của lông đuôi ngoài cùng), lông bao cánh (có một vệt vàng) và cáng (trừ phần gốc của phiến ngoài vàng). Mặt dưới có màu vàng ở cằm, họng, hai bên cổ, bụng và dưới đuôi. Ngực và sườn vàng nhưng có các vệt nâu thẫm ở giữa. Mặt nâu xám nhạt. Mỏ nâu sừng với chóp mỏ màu hồng.

Sinh học:

Chuyên ăn các loài côn trùng, cào cào, châu chấu.

Nơi sống và sinh thái:

Chuyên kiếm ăn và làm tổ ở các khu vực rừng thông trên núi cao. Gặp phổ biến hơn ở rừng thông tự nhiên lâu năm trong vùng Langbian - Đà Lạt.

Phân bố:

Việt Nam: Chỉ mới gặp trên các cao nguyên nam Trung bộ Việt Nam Langbian - Đà Lạt, một số nơi khác thuộc huyện Lạc Dương và Di Linh tỉnh Lâm Đồng, nơi có độ cao khoảng 1200m trở lên. Theo Richard Howard và Alick Moor (1984) thì ở miền Nam nước ta là vùng phân bố của phân loài C. m. monguilloti.

Thế giới: Không có.

Giá trị:

Nguồn gen quý. Có gíá trị khoa học và thẩm mỹ.

Tình trạng:

Tương tự các loài chim sống ở rừng đã nói đến trong các khu vực này. Mức độ đe dọa: bậc T.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Vấn đề qui hoạch bảo vệ các khu rừng thông ở Lâm Đồng hiện nay là công việc cấp thiết không chỉ để bảo vệ các loài thông đặc sản hiếm ở nước ta mà còn có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ các loài chim quý sống ở đó".


Với những việc khai thác lâm sản càng lúc càng mãnh liệt, thiếu tổ chức. Kèm theo những chương trình xây dựng gì gì đó. Chắc chắn rằng sự an nguy của những thực - động vật quý của (cao nguyên) Việt Nam sẽ bị tận diệt. Đó là chưa nói tới môi trường thiên nhiên cũng sẽ bị ô nhiễm một cách thê thảm...





(VietNam Greenfinch do Chris Hill chụp tại Đà Lạt / 2009)


(Tác giả: James Easton. Ở đây họ đặt là: Vietnamese Greenfinch)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (18-10-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (18-10-2009), Poetry (18-10-2009), Tien (18-10-2009), zodiac (18-10-2009)