Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 12-05-2013, 09:01
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định Hướng đối tượng

Hướng đối tượng

Trong thời đại ngày nay tất các vật phẩm mà chúng ta sử dụng, tiêu thụ hàng ngày cho đến những tác phẩm nghệ thuật, tinh thần như sách, báo, phim, ảnh, tranh họa đều được sản xuất hoặc thiết kế phù hợp với tâm lý, thị hiếu người sử dụng. Một cách vô hình, đã có sự tương tác chặt chẽ giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Việc trình bày một khung triển lãm tem của chúng ta cũng vậy; đó là sự tương tác giữa chúng ta, người trình bày khung tem, và người xem. Hay nhìn theo góc độ riêng của chúng ta, thì chúng ta đang trình bày một sản phẩm tem chơi hướng đối tượng.

Điểm khác biệt của một khung tem triển lãm với một cuốn tiểu thuyết hay một bản nhạc là không có điều kiện thể hiện bằng chữ viết (trừ vài dòng giải thích), cũng không có điều kiện thể hiện bằng âm thanh, là những phương tiện truyền thông kinh điển của con người. Trong khi đó, là người thiết kế sản phẩm, chúng ta lại có rất nhiều điều muốn nói với người xem, và điều quan trọng nhất chúng ta muốn nói là sản phẩm của chúng ta rất hoàn thiện. Muốn đạt được điều này, chúng ta buộc phải viện đến phương pháp truyền thông chuyển đổi, một điều khó và vì thế đòi hỏi độ chính xác cao.

Phương pháp truyền thông chuyển đổi này là gì? Đó chẳng qua là sự sử dụng những quy ước phổ biến nhất của con người trong lĩnh vực nghệ thuật hình tượng. Lấy một bộ tem làm ví dụ. Tại sao người ta lại đánh giá những con tem đó là đẹp? Bởi vì những mẫu thiết kế đó đã ‘nói’ với người xem là nó đẹp. Đằng sau của những điều này là, người họa sĩ đã sử dụng những quy ước thông thường của con người về cảm nhận cái đẹp để thiết kế những mẫu tem đó.

Là người thiết kế khung tem, chúng ta sử dụng những quy ước này như thế nào? Hãy đặt chúng ta vào vị trí người xem! Đứng trước một khung tem, ví dụ về lĩnh vực hội họa như trong phần trước, chúng ta sẽ nghĩ gì? Chúng ta sẽ nhìn tổng quát toàn bộ khung tem và biết được ý đồ tổng thể của chủ nhân, muốn giới thiệu với chúng ta toàn cục của trường phái hội họa hiện đại. Ý đồ của chủ nhân qua sự trình bày các bộ tem dẫn dắt chúng ta tới đâu? Đó là chủ nhân muốn giới thiệu về một chiều hướng mới, một nhân tố mới trong giới họa sĩ. Vậy họa sĩ đó là ai? Những tác phẩm của họa sĩ đó là những tác phẩm nào? Những quốc gia nào là những quốc gia đi đầu trong việc nhìn nhận thấy những nhân tố mới này, những họa sĩ này? Những quốc gia nào là những quốc gia đi đầu trong việc phát hành tem những tác phẩm này? Độ hiếm quý của những bộ tem đó ra sao? Bản thân ta đã có những bộ tem đó hay chưa?...

Một khi chúng ta đã đóng vai như vậy, chúng ta sẽ có hàng loạt câu hỏi đặt ra cho chính chúng ta trước khi trình bày một khung tem hợp lý. Bằng kỹ năng trình bày hướng đối tượng như thế, chúng ta nên luôn luôn tận dụng thế chủ động của mình để người xem tự đặt ra những câu hỏi cho chính họ. Vô hình chung là người xem cảm thấy lạc vào một không gian tư duy sâu thẳm mà có lẽ khó lòng thoát ra khỏi những dòng suy nghĩ.


(Còn tiếp)
__________________
BoZoo
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (12-05-2013), Dat_stamp (12-05-2013), exploration (13-05-2013), hat_de (12-05-2013), manh thuong (13-05-2013), nam_hoa1 (13-05-2013), Poetry (12-05-2013), stamp-history (12-05-2013), The smaller dragon (12-05-2013), ThinhVuongVu (13-05-2013), tiny (13-05-2013), tranhungdn (12-05-2013)