Xem riêng 01 Bài
  #4  
Cũ 31-05-2011, 22:55
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,836 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Hình ảnh chủ đạo trên con tem nói trên là bức tượng Bồ tát Tara (tượng Phật Đồng Dương) bằng đồng thuộc hàng quốc bảo là hiện vật của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Name:  BTDN_535_TQFD.jpg
Views: 786
Size:  27.5 KB

Trong chuyến làm việc tại Việt Nam vào năm 2002 để tuyển chọn những hiện vật mang sang triển lãm tại Bỉ và Áo, có hai bức tượng của Bảo tàng Đà Nẵng đã lọt vào “mắt xanh” của những chuyên gia bảo tàng Bỉ và Áo. Đó là tượng Bồ tát Tara và bức tượng bán thân nam thần An Mỹ. Bức tượng Bồ tát Tara được mang sang triển lãm tại Bỉ và Áo với mức phí bảo hiểm là 1,2 triệu USD.


Bức tượng Bồ tát Tara có niên đại khoảng cuối thế kỷ 9 đầu thế kỷ 10, tìm thấy năm 1978 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Các chuyên gia khảo cổ đánh giá đây là bức tượng bằng đồng độc nhất và lớn nhất của nghệ thuật Chăm còn sót lại ở khu vực Đông Nam Á.


Name:  img_1487.jpg
Views: 794
Size:  30.2 KB

Tượng thể hiện hóa thân nữ của Bồ tát Quán Thế Âm (tiếng Phạn: Avalokiteśvara) dưới tên gọi Tara.


Tượng Bồ tát Tara cao 1,14m, toàn thân phủ một lớp patine màu xanh. Bồ tát Tara được thể hiện đứng thẳng, hai tay đưa ra phía trước, tay trái cầm tù và ốc, tay phải cầm hoa sen nở, bên trong có gương sen.


Tượng khoác sarong hai lớp, từ thắt lưng dài đến mắt cá chân. Lớp trong của sarong đơn giản, có những kẻ sọc, bó sát thân mình, buông dài bằng lớp ngoài. Chính giữa sarong bên trong trang trí một băng nổi trơn. Chiếc sarong ngoài khá đặc biệt, là một loại váy quấn nhiều vòng từ sau ra trước, đầu mối giắt trước bụng. Nó được thể hiện như một loại vải mềm mại bởi những đường xếp tự nhiên khi vải được vắt lên trên. Kỳ thực, váy gần giống với kiểu saree của phụ nữ Ấn Độ, chỉ khác là thay vì đầu mối vải vắt ngược lên vai buông ra sau lưng thì ở đây đầu vải lại giấu ở trước bụng.


Ngoài nét độc đáo của chiếc váy thì nét đẹp ngoại hình của nhân vật khiến cho tác phẩm này đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình. Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ có ngoại hình cân đối. Tượng mình trần, cổ cao có ba ngấn đẹp, đôi vai rộng càng làm nổi bật chiếc eo thon nhỏ nâng cặp vú tròn căng đầy sức sống.


Name:  5547380860_a4bb95c6bc_z.jpg
Views: 827
Size:  148.1 KB

Khuôn mặt và đồ trang sức của tượng càng được dày công tô điểm và hội tụ tất cả những đặc điểm của phong cách Đồng Dương. Bồ tát có miệng rộng, môi dày có vành môi sắc nét, mũi cao, hai cánh mũi rộng, đôi mắt lớn hình hạnh nhân bên trong có đồng tử được khảm bằng một loại đá quý với 2 màu đen trắng. Giữa trán tượng được khắc sâu một hình thoi.


Đầu tóc tượng được tết làm nhiều tết tóc nhỏ búi cao trên đỉnh đầu, được chia làm hai tầng bằng một tết tóc. Ở trước tầng trên là hình tượng Phật A Đi Đà trong tư thế ngồi thiền, là chi tiết để nhận biết những tác phẩm thể hiện Bồ tát.


Theo chammuseum.danang.vn
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
21 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (16-10-2019), -peripheria- (23-06-2011), Angkor (07-06-2011), asahi (31-05-2011), Đinh Đức Tâm (01-06-2011), chie (29-07-2014), dammanh (28-07-2014), exploration (01-06-2011), hongduc2008 (17-08-2014), j0j0 (01-06-2011), manh thuong (28-07-2014), nam_hoa1 (31-05-2011), Nguoitimduong (01-06-2011), open (01-06-2011), Pink Kole (01-06-2011), Poetry (11-07-2019), The smaller dragon (01-06-2011), Tien (28-07-2014), tuananh.tuan (01-06-2011), VAPUTIN (29-07-2014), vnmission (31-05-2011)