Xem riêng 01 Bài
  #14  
Cũ 12-12-2009, 18:47
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi songthuong Xem Bài
ST chưa thấy bác nào "khó đăm đăm" ở đây cả, ngoài bác kvd . Phổ thơ chứ có phải đọc thơ đâu mà bác đòi cứ y nguyên như thế. Những bài thơ phổ hay như "Màu tím hoa sim" hay "nguyệt cầm" hay "Ngày xưa hoàng thị", "quê hương" vv và vv , đâu có theo nguyên gốc đâu , nhạc sĩ cũng phải điều chỉnh cho hợp với tone nhạc chứ.
May là...khó đăm đăm mà chẳng còn ăn nhằm gì tới! Chứ nếu không khó thì không biết sẽ ra sao rồi?!

Với những bài thơ được phổ nhạc mà songthuong nhắc tới, hầu như là tất cả đều được chỉnh sửa ít nhiều lời thơ gốc (có thể trừ bài "Tỳ Bà" của Bích Khê). Đó là điều hiểu được và thông cảm, khi nhạc sĩ cần nhấn - bóp ngôn từ cho hợp với âm điệu. Nhưng sửa ra sao để tình thần của lời thơ sẽ không hoàn toàn bị bóp méo, hoặc trở nên ngớ ngẩn thì đó mới là điều khó! Cho nên không phải tất cả những bài thơ đều có thể phổ vào nhạc, hoặc bài nhạc phổ thơ nào cũng thành công.

Riêng:

Trích dẫn:
Còn câu "quần tôi có hai miếng vá" là do người phổ phải giữ đúng âm điệu, vì để nguyên thì hát lên nghe cứ ngang phè, có lẽ nên sửa thành "...đôi miếng vá", âm nhạc mà cụ thể quá nó mất thơ đi thật.
, Ừ nhỉ! "Đôi miếng vá" vẫn có thể châm chế được! Nhưng "Hai miếng vá" thì...tục quá! Và nhất là hết hẳn chất thơ trong một hoàn cảnh nghèo nàn, nhưng nồng nàn tình yêu quê hương. Nội cái quần vá thôi là thấy đã buồn rồi, huống chi tới "vài mảnh vá"! Ai đâu mà ngồi đó rồi đếm: một vá, hai vá, ba vá, bốn vá....???!!! Bởi vậy, mặc dù "chân không giày", nhưng hai người đồng chí vẫn "thương nhau tay nắm lấy bàn tay" được chứ!

Thi sĩ hoặc nhạc sĩ, cần có những rung cảm thực sự. Không cần cầu kỳ, trau chuốt. Thi sĩ, ngoài việc ngồi...cắn bút reo vần, nên có sẵn chút vài nốt nhạc du dương trong lòng. Còn nhạc sĩ, khi muốn phổ thơ, phải có thêm những rung động của hồn thơ mới được! Vì nếu không, sẽ chỉ là những...thợ thơ hoặc thợ đàn. Nhỉ?!

Vì thế: "Nguyệt Cầm" tuy là của Xuân Diệu, nhưng khi Cung Tiến soạn nhạc. Ông chỉ mượn lại tên bài thơ và ý thơ đó thôi. Tuy vậy, nhạc phẩm này đẫ hoàn toàn là một tuyệt tác, không những về lời mà còn cả nốt nhạc...

Bởi vậy mới là:

"Ôi đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh"

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (12-12-2009), hat_de (09-09-2010)