Ðề Tài: Tây Ninh ký sự
Xem riêng 01 Bài
  #7  
Cũ 07-03-2010, 21:51
zodiac's Avatar
zodiac zodiac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 31-10-2008
Đến từ: Cái Răng
Bài Viết : 2,043
Cảm ơn: 9,203
Đã được cảm ơn 9,378 lần trong 2,127 Bài
Mặc định

Kích thước Tòa Thánh:

Theo Sử Đạo, ban đầu Đức Lý Giáo Tông dạy làm Tòa Thánh với các kích thước :

- Nền cao 1.8 m, rộng 27m, dài 135m

- Hiệp Thiên Đài dài 27m, có lầu chuông, và lầu trống cao 36m

- Cửu Trùng Đài dài 81m, có tháp tròn ở giữa gọi là Nghinh Phong Đài cao 25m

- Bát Quái Đài dài 27m. Tháp cao 30m


Sau, Đức Chí Tôn giáng cơ, dạy rằng, trong lúc khó khăn về tài lực, có thể làm theo thiết kế của Đức Lý Giáo Tông, nhưng thay vì dùng kích thước theo thước tây(mét), có thể dùng thước ta (khoảng 0,452 mét), cho nên thực tế kích thước của Tòa Thánh (lấy tròn số) là :

- Chiều rộng 22m, dài 97.5m, trong đó:

- Hiệp Thiên Đài dài 13.5m

- Cửu Trùng Đài dài 63m

- Bát Quái Đài dài 21m


Tòa Thánh là một khối (nhà) dài, ba Đài nối tiếp liên hoàn. Từ sân Đại Đồng Xã đi vào Tòa Thánh, ta sẽ đi lần lượt qua Hiệp Thiên Đài - Cửu Trùng Đài - Bát Quái Đài.

Vào cửa chính của Tòa Thánh, ta phải bước qua 5 bậc thềm, tượng trưng cho Ngũ Chi Đạo và 5 bước tiến hóa : Người - Thần - Thánh - Tiên - Phật

Cửa chính vào Tòa Thánh
Name:  IMG_2733.jpg
Views: 3848
Size:  95.8 KB


Ngay chánh diện, có 4 cây cột trụ, đắp nổi hình Rồng (Long) và Hoa - hai cột đắp hình Long, hai cột đắp hình hoa sen. Bốn cây cột nầy tượng trưng cho LONG HOA ĐẠI HỘI, dưới quyền chưởng quản của Đức Phật Di Lạc trong Tam Kỳ Phổ Độ. Ngay trên cửa vào có đắp hình một cái cân, gọi là Cân Công Bình (để "cân" tội - phúc của mỗi người)

Bộ cột trụ đắp nổi hình LONG - HOA
Name:  IMG_2740.jpg
Views: 5218
Size:  53.5 KB

Cân Công Bình
Name:  CanCongbinh-UL-2.gif
Views: 2326
Size:  40.6 KB

Thềm đi vào chánh diện có 5 bậc tượng trưng cho Ngũ Chi Đại Đạo, nhìn qua bên phải có tượng ông THIỆN, mình mặc giáp, đầu đội kim khôi, tay cầm đại đao, gương mặt hiền từ; nhìn qua bên trái, tượng ông ÁC, cũng mặc giáp và đội kim khôi, một tay cầm búa, một tay cầm ngọc ấn tỷ phù, mặt mày dữ dằn. Theo sự tích, vua Tì Khưu có 2 con, con trưởng rất hiền, con kế lại rất dữ. Nhà vua muốn nhường ngôi cho ông Thiện để đi tu nhưng sợ ông Ác làm loạn nên tính kế sai ông Ác đi thanh sát biên thuỳ. Đến khi trở về, ông Ác thấy anh mình làm vua, bất bình làm dữ, đòi ông Thiện nhường ngôi, lấy lý do là ông Thiện hiền quá, dân sẽ không sợ, nước sẽ loạn…Ông Thiện sợ quá, trốn chạy lên chùa để trả ngọc ấn, tỷ phù lại cho vua cha nhưng vừa tới chùa thì ngả ra chết. Ông Ác theo tới nơi, thấy vậy rất ăn năn hối lỗi bỏ hết việc đời đi vào chùa tu hành, sau khi bỏ xác trần cũng thành chánh quả như người anh.
Hình tượng ông Thiện và ông Ác có ý nghĩa: “mỗi người đều có thiện và ác trong lòng, người ác sớm biết ăn năn sám hối tức giải trừ được cái ác trong tâm tự nhiên sẽ trở thành thiện, nên cũng được đắc quả, tức buông dao đồ tể sẽ thành Phật”.

Ông Thiện ở bên phải sảnh
Name:  IMG_2738.jpg
Views: 2265
Size:  57.4 KB

Ông Ác ở bên trái sảnh
Name:  IMG_2737.jpg
Views: 2426
Size:  52.5 KB

Biểu tượng Thiện và Ác

Hai bên cửa Tòa Thánh là tượng Ông Thiện và Ông Ác. Theo truyện cổ Ấn Độ, ông Thiện và Ông Ác là hai anh em ruột, con của một vị Tiểu Vương. Vị Tiểu Vương này muốn truyền ngôi lại cho Ông Thiện bởi vì ông rất hiền lành đạo đức, trái hẳn với Ông Ác tính tình hung dữ. Ông Ác không đồng tình với ý kiến này, cho rằng cần phải cứng rắn, thậm chí là tàn nhẫn thì mới có thể cai trị một quốc gia được. Do đó, Ông Ác tìm đến Ông Thiện để yêu cầu nhường ngôi cho mình. Không muốn trái ý cha, cũng không muốn xung đột với em nên Ông Thiện bỏ trốn và chết vì trượt chân ngã xuống vực sâu. Ông Ác đến nơi, vô cùng hối hận nên cũng tự tử chết theo. Câu truyện này vừa ngụ ý mối liên hệ phức tạp của hai yếu tố Thiện Ác, trong tư tưởng con người vừa đưa ra cách giải quyết của Cao Đài đối với hai thành tố Nhị Nguyên này. Hiển nhiên đời sống con người xoay quanh Thiện Ác. Thông thường, Thiện Ác vẫn được xem là đối chọi lẫn nhau, điều Thiện được cho là Tốt, trái với điều Ác là Xấu. Do đó, con người vẫn cố công loại bỏ điều Ác và nuôi dưỡng điều Thiện. Tuy nhiên người ta không nhận ra một điều quan trọng: Thiện và Ác, như ngụ ý trong câu truyện trên, vốn có chung một nguồn gốc, hay nói cách khác, đó là hai mặt không thể thiếu của một vấn đề. Chính vì thế mà loài người không thể nào loại hết điều Ác trên thế gian được. Đạo Cao Đài khuyên con người hãy nhìn ra chân lý này trong mọi sự thể, để từ đó đạt được trạng thái sáng suốt tột đỉnh. Trạng thái này sẽ giúp xóa bỏ những đau khổ muộn phiền ở thế gian và đưa con người trở về hợp nhất với Thượng Đế.

Ở lầu 2 có ban công, hình bán nguyệt có 8 ô vuông khắc 8 hình các kỳ nhân dị sĩ có công với nhơn loại, tượng trưng cho các ngành nghề trong xã hội gồm: sĩ, nông, công, thương, ngư, tiều, canh, mộc. Một lá cờ Đạo 3 sắc Vàng, Xanh, Đỏ khá to, cán cờ tựa trên bao lơn, trên màu vàng có thêu 6 chữ Hán: ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ, phần màu xanh thêu hình THIÊN NHÃN và 3 CỔ PHÁP Tam Giáo (Bát Vu, Phất Chủ, Xuân Thu). Hình tượng nầy có ý nghĩa: Tam Giáo Qui Nguyên sẽ trở thành ĐẠI ĐẠO.

Name:  P2190343_resize.JPG
Views: 2250
Size:  122.5 KB
Name:  P2190349_resize.JPG
Views: 2161
Size:  124.0 KB

Bài được zodiac sửa đổi lần cuối vào ngày 22-03-2010, lúc 14:47
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn zodiac vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
♥ Voi Cúc Phương ♥ (08-03-2010), dammanh (18-03-2010), Dat_stamp (16-12-2011), hat_de (08-03-2010), manh thuong (08-03-2010), nobita8905 (07-03-2010), thehung (19-03-2010), Tien (07-03-2010)