Xem riêng 01 Bài
  #5  
Cũ 09-10-2009, 01:51
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Trong "Sách Đỏ Việt Nam", có nói tới Kỳ Đà Hoa. Đây là một con vật trong nhóm bò sát, có vẩy mà một thời gian không lâu lắm, thường thấy có mặt tại những vùng đất ở Quảng Ninh, Ninh Bình, Kon Tum, Lâm Đồng...

Kỳ đà hoa có tên khoa học là Varanus salvator Laurenti, cũng sống tại nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Lào, Miên. Thái Lan thì có loại Varanus rudicollis, hoặc loại Varanus prasinus tại Indonesia, Úc. Riêng kỳ đà hoa Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng, nếu chúng ta không cảnh giác để bỏ đi những thói quen...gian ác như ăn thịt hoặc bắt ngâm rượu!!! Tầu cũng rất thường đặt mua những mặt hàng này tại Việt Nam, mặc dù trên xứ đó cũng có loại này và loại Varanus bengalensis. Cố tình hoặc không, đó cũng là một hành vi để...giúp những thực - động vật quý hiếm của Việt Nam sớm đi vào sự tuyệt chủng!

Sách Đỏ Việt Nam có tả về Kỳ Đà Hoa như sau:

"Mô tả:

Kì đà nước có hình dạng giống thằn lằn, song cơ thể to và dài. Chúng có mõm dài, lưỡi dài và mảnh, đầu lưỡi xẻ đôi. Lưỡi chúng có thể thò ra thụt vào qua miệng và như lưỡi rắn. Lỗ mũi có hình bầu dục hay gần tròn nằm ở vị trí gần mõm hơn mắt. Đầu và thân phủ vảy nhỏ xếp kề nhau.

Vảy bụng to hơn vảy lưng và xếp thành những hàng ngang. Đuôi dài, Dẹt bên, sống đuôi rất rõ. Lưng có màu xám đen, ở những cá thể non có những chấm vàng to xếp thành những hàng ngang thân. Đuôi có những vòng vàng nhạt xen với những vòng đen, ở các thể trưởng thành hoa văn đó không rõ. Chiều dài cơ thể đạt tới 2500mm.

Sinh học:

Kì đà nước ăn cá, thân mềm, cua, nhiều khi ăn cả sâu bọ, ếch nhái, bò sát, chim và chuột. Kì đà nước đẻ khỏang 15 - 20 trứng nằm dưới các hốc cây gần nước. Đẻ song chúng thường phủ lên trên hốc một lớp cát mỏng.

Nơi sống và sinh thái:

Kì đà nước thường sống ở các bờ sông, bờ suối, vùng trung du và vùng núi. Chúng ẩn trong các khe đá hay trong các hang hốc dưới các hốc cây hay trong các bờ bụi. Chúng bơi lặn giỏi, có thể lặn lâu từ 20 - 30 phút. Kì đà nước có tập tính dùng lưỡi để đánh hơi theo dấu vết con mồi của chúng là rình mồi và vồ mồi.

Phân bố:

Việt Nam: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Thái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc (Bản Đôn), Lâm Đồng, Minh Hải.

Thế giới: Xrilanca, Ấn Độ, nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaixia, bắc Australia.

Tình trạng:

Số lượng kì đà nước bị giảm sút nhiều do bị săn bắt đẻ làm thực phẩm và lấy da. Mức độ đe dọa: bậc V.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi"


Dưới đây là một số hình ảnh về săn bắt, nấu ăn và ngâm rượu kỳ đà hoa tại Việt Nam những năm trước. Sau khi vào danh sách đỏ, những hành vi như kiểu này liệu sẽ chấm dứt hoặc vẫn còn thực hiện một cách lén lút đâu đó?!




Kỳ đà hoa được nuôi tại sở thú Tokyo và bơi lội trong thiên nhiên tại Cần Giờ (Việt Nam):


Tem Việt Nam vẽ cặp kỳ đà hoa:

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (09-10-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (09-10-2009), Tien (09-10-2009), zodiac (18-10-2009)