Xem riêng 01 Bài
  #8  
Cũ 28-07-2013, 00:11
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Tại sao người ta lại kéo nhau đi gửi tiền sang Pháp?

Ấy là do vào ngày 25-12-1945 chính phủ Pháp tự ý diều chỉnh tỷ giá từ 10 quan Pháp ăn một đồng bạc ĐD lên 17 quan ăn một đồng. Đây là chính sách nhằm khuyến khích người Pháp tăng cường đầu tư vào Đông Dương vốn kiệt quệ sau WW2.

Thế nhưng đây là một món quà bất ngờ cho người dân Đông Dương. Đồng bạc vốn oặt quẹo sau chiến tranh có sức mua thực tế khoảng 8 quan Pháp thì nay lại được định giá cao gấp đôi giá trị thực của nó. Từ việc định giá ưu đãi như thế đã tạo nên một cơn sốt: buôn bạc Đông Dương sang Pháp

Trong quyển Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương nhà văn Pierre Quatreponit viết về vụ này như sau:

"Chính phủ do tướng de Gaulle điều khiển kết thúc năm 1945 bằng một biện pháp tài chính tồi tệ: đó là sự định giá lại đồng bạc Đông Dương.
Từ năm 1930, tỉ giả đồng tiền vàng ở Pháp không còn nữa. Tỉ giá hối đoái đồng bạc Đông Dương, liên quan đến đồng phrăng của Pháp, được quy định là 10 phrăng. Nhưng đến 25-12 xảy ra một vụ mất giá đồng phrăng. Lập tức, một nghị định của Bộ Tài chính đưa tỉ giá đồng bạc Đông Dương lên 17 phrăng. Ông Pierre Messmer viết: “Những lí do về tâm lí nhiều hơn là về kĩ thuật, quyết định của Bộ Tài chính không thuyết phục được tôi”. Hình như người ta áp dụng biện pháp trên với mục đích làm tăng những hoạt động thương mại giữa Pháp và Đông Dương. René Pleven và Georges Bidault, là những người sùng bài de Gaulle từ đầu, là Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, không bao giờ giải thích được vấn đề này một cách rõ ràng. Trái lại, Pleven, khi lên làm thủ thướng (11-1951), ông cho xếp hàng lời đề nghị giải thích với Vicent Auriol, lúc ấy là tổng thống Pháp. Ông Messmer viết tiếp: “Không có một ai giải thích được cho việc định giá lại đồng bạc Đông Dương, mà sau đây là sự dẫn chứng tức thời: Trên thị trường tự do Hongkong, trị giá đồng bạc Đông Dương tụt thấp hơn 10 phrăng so với trước. “Nói một cách khác sẽ có một việc hấp dẫn là: Lấy đồng bạc Đông Dương mà sức mua thấp, (trị giá 6 đến 8 phrăng hàng hoá) đem qua Pháp đổi lấy 17 phrăng ở mẫu quốc. Cách tính toán này áp dụng cho cả với đồng đôla. Một đô la trị giá 350 phrăng ở Paris và 50 đồng ở Sài gòn. Nếu bán ở Sài gòn 1 đồng mua ở Paris, thì 50 đồng sau chuyển đổi sẽ thành 850 phrăng! Bài toán sẽ là: gửi tiền Đông Dương qua Pháp, đưa đôla và vàng về Đông Dương. Trong hoạt động này, sức tưởng tượng của mấy anh chàng nghèo cũng như bọn con phe thì vô cùng tận. Những món lãi như vậy giúp cho việc trả công cho một số trung gian trong ấy có Việt Minh. Công việc chỉ là một cách kiếm tiền với ít rủi ro nhất. Jacques Despuech diễn tả rất rõ những hoạt động này: Sự chuyển đổi đồng bạc Đông Dương trở nên rất giản đơn. Mọi người Đông Dương không phân biệt chủng tộc, với việc mua một vé trị giá 10 đồng, được phép chuyển một số tiền là 5.000 phrăng. Trước những cửa thu đổi tiền của bưu điện, những hàng người nối đuôi nhau vô tận, nói lên sự kém hiệu quả của một điều lệnh được ban hành. Tuy vậy cũng có những con người khờ dại hoặc lơ đễnh đến ngày về không có một xu dính túi… Có người tốt bụng nói: “Người ta không có quyền từ chối việc chuyển tiền, ông có thể có 1 triệu đồng. Nếu người ta cho phép ông, tôi sẽ cho ông 15%”. Anh điên này không làm sai. Dưới con mắt của luật pháp, anh này làm đúng vì lẽ M. Pignon - Cao uỷ năm 1948, tuyên bố sau một sự việc xảy ra với một nhân vật chính trị: “Theo luật pháp thì không có gì phạm tội trong việc chuyển tiền Đông Dương”. Không có một luật pháp nào lên án dưới bất cứ hình thức nào việc chuyển đổi đồng bạc Đông Dương sang tiền phrăng của chính quốc.

Phải đợi đến năm 1953, tỉ giả hối đoái tuột xuống một tỉ suất không hấp dẫn, lúc ấy việc buôn bán mới chấm dứt. Trong khi ấy, cách làm ăn trên đã làm giàu kho bạc của phía Việt Minh, họ lợi dụng để mua vũ khí. Kết quả của những sự đổi tiền nhỏ nhặt đã biến thành những viên đạn, những quả lựu đạn, nó giết chết những binh lính trong vài tháng sau.

Vòng quay của đồng bạc Đông Dương của bọn nhà giàu dựa trên những số tiền lớn, đòi hỏi nhiều khôn khéo. Đồng đôla không bao giờ vào Đông Dương. Tất cả chuyển đổi qua đường ngân hàng. Jacques Despuech tiếp tục nói: “Bọn nhà giàu không dại gì mà để cho người ta túm được chúng nó”. Một chuyên gia về tài chính đặt câu hỏi: Liệu việc đặt đồng bạc Đông Dương trị giá lên 17 phrăng là một việc làm cố ý để làm giàu cho một số tập đoàn. Chỉ cần đặt ở Paris một xí nghiệp để xuất nhập khẩu có chi nhánh ở Sài gòn. Từ nước Pháp gửi đến những háo đơn ghi sẵn để chứng minh cho một yêu cầu chuyển đổi. Tất nhiên, số lượng và giá cả hợp lí. Một khi sự chuyển đổi được Ngân hàng hối đoái Đông Dương chấp nhận, đồng bạc chuyển thành đồng phrăng. Việc hàng hoá đến Sài gòn không có gì là quan trọng; có khi chỉ là máy công cụ vứt đi. Đồng phrăng chuyển vào tài khoản đánh số ở Thuỵ Sĩ, chuyển thành đôla, chuyển tiếp qua một tài khoản ở Hongkong. Sau một vụ chuyển đổi thành đồng bạc Đông Dương, đồng bạc lại quay về Đông Dương. Việc quay vòng trên mất hai tháng và vòng quay lại tiếp tục.

Khi mà vàng hay đồng đôla, sự nguy hiểm lại càng lớn. Jacques Despuech kể: Đây là trường hợp của cô Bollaert, quen việc đi lại trên những chuyến đi Hongkong - Sài gòn. Một hòm, một viên hải quan trẻ yêu cầu cô mở xem vali. Sự gây tai tiếng bị dập tắt bởi ông bố cô là Cao uỷ. Và sau đấy chú hải quan trẻ bị điều đi nơi khác vì lí do sức khỏe. Trong một danh sách dài, xuất hiện cả tên của hai nghị sĩ Paul Giaccobi, Bộ trưởng Bộ thuộc địa và Adré Diethelm - Bộ trưởng Bộ Chiến tranh. Đức vua Bảo Đại cũng không vắng mặt trong danh sách đó."

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 28-07-2013, lúc 00:43
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (10-11-2013), exploration (31-07-2013), nam_hoa1 (28-07-2013), Nguoitimduong (28-07-2013), Poetry (28-07-2013), vu.huy65 (29-07-2013)