Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 19-07-2009, 11:42
open's Avatar
open open vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 451
Cảm ơn: 3,118
Đã được cảm ơn 2,030 lần trong 420 Bài
Mặc định

Tế Hanh


Name:  0_TeHanh.jpg
Views: 11560
Size:  9.7 KB

Tiểu sử

Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, quê làng Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thuở nhỏ học trường làng, trường huyện sau ra học tại trường Quốc học Huế. Ông sáng tác thơ từ sớm và đã đứng trong phong trào Thơ mới với tập Nghẹn ngào giành giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà nẵng, là Ủy viên giáo dục trong Uỷ ban lâm thời thành phố Đà nẵng sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Năm 1947, ông làm việc trong Ban phụ trách Trường trung học bình dân Trung bộ, năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách liên đoàn văn hoá kháng chiến Nam Trung bộ ủy viên thường vụ chi hội Văn nghệ Liên khu V. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Ủy viên thường vụ Hội khoá I, II, ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiều khóa, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch thuật (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).

Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.

Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996

Tác phẩm chính

Nghẹn ngào (1939)
Hoa niên (1944)
Lòng miền Nam (1956)
Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1960)
Hai nửa yêu thương (1967)
Khúc ca mới (1967)
Đi suốt bài ca (1970)
Câu chuyện quê hương (1973)
Theo nhịp tháng ngày (1974)
Giữa những ngày xuân (1976)
Con đường và dòng sông (1980)
Bài ca sự sống
Tuyển tập Tế Hanh (tập I-1987)
Thơ Tế Hanh (1989)
Vườn xưa (1992)
Giữa anh và em (1992)
Em chờ anh (1993)
Tuyển tập Tế Hanh (tập II-1997)

Thành tựu nghệ thuật

Name:  trendongsongquehuong.jpg
Views: 11991
Size:  59.9 KB

Được biết đến với bài thơ đầu tiên Những ngày nghỉ học từ năm 17 tuổi (1938).[1] Giới phê bình và bạn đọc đều cho rằng Tế Hanh thành công trong cả phong trào Thơ mới và sau cách mạng tháng Tám. "Mảnh hồn làng" của ông đã ghi dấu ấn rất riêng trong phong trào Thơ mới và sau đó những bài thơ của ông đã đóng góp đáng kể cho thơ ca hiện đại Việt nam. Cho dù sau cách mạng tháng Tám, bút pháp của ông thay đổi hẳn nhưng cái tinh tế, tình yêu của ông dành cho đất nước, quê hương và tất nhiên cho người phụ nữ trong thơ Tế Hanh thì vẫn đâm chồi nảy lộc. Sau Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh có nhiều bài thơ hay về quê hương, đất nước, về cuộc chiến tranh chống Mỹ (Nhớ con sông quê hương, Đi suốt bài ca...) nhưng những sáng tác của ông dành nhiều cho thơ tình, theo nhà thơ Ngô Văn Phú thì "có thể nói sau Xuân Diệu, anh là người làm thơ tình nhiều nhất" [2] . Thơ tình của Tế Hanh không lãng mạn bay bổng cũng không dằn vặt khổ đau mà rất tự nhiên, gắn với hoàn cảnh, cuộc sống cụ thể, thế nhưng chính những điều tưởng như bình thường ấy lại biểu hiện được tình yêu, một trong những nhiệm vụ luôn luôn khó khăn đối với người cầm bút. Chính vì thế nhiều bài thơ tình của ông như: Vườn xưa, Anh đến với em là lẽ tất nhiên... được yêu thích.

Giải thưởng


Giải thưởng văn học Tự lực văn đoàn năm 1939.
Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt I năm 1996

Đọc thêm

Tế Hanh được biết đến nhiều với tác phẩm Nhớ con sông quê hương. Bài thơ được đưa vào chương trình học phổ thông. Tác phẩm như khái quát hình hài quê hương Ông. Quê hương Ông là một ốc đảo và cũng là một thắng cảnh của vùng Dung Quất, Quảng Ngãi ngày nay. Nằm giữa dòng chảy của con sông Trà Bồng ( hay Châu Tử hoặc Châu Ổ ), nó hiền hòa chảy qua quê Ông trước khi đổ ra biển qua cửa Sa Cần ( Thể Cần hay Thái Cần ) nơi đã chứng kiến diễn biến của lịch sử dân tộc: năm 1741, vua Lê Thánh Tông đã bắt sống vua Chiêm và 3 vạn quân.

Name:  DSC_0794.jpg
Views: 14087
Size:  117.9 KB

Nhà thơ Tế Hanh qua đời

12h ngày 16/7, nhà thơ Tế Hanh trút hơi thở cuối cùng để về với "sông nước của quê hương", sau hơn 10 năm nằm liệt giường vì căn bệnh xuất huyết não. Ông hưởng thọ 89 tuổi.

Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20/6/1921 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ông học ở trường làng, trường huyện. Đến tuổi 15, nhà thơ tương lai ra Huế học trung học. Chính nơi đây, ông bắt đầu gặp gỡ, giao lưu với các tác giả của phong trào Thơ Mới và dần dà trở thành một trong những cây bút từng làm nên một thời đại hoàng kim cho thi ca Việt Nam.

Name:  images31770_tehanh.jpg
Views: 11127
Size:  15.0 KB

Sau 1954, vượt qua những thành công đầu tiên của mình, Tế Hanh khẳng định sức bền của ngòi bút qua một loạt tập thơ như Lòng miền Nam (1956), Gửi miền Bắc.

Được biết đến với bài thơ đầu tiên Những ngày nghỉ học từ năm 17 tuổi (1938), Tế Hanh ghi dấu ấn trên thi đàn bằng những cảm xúc trong sáng, vẩn vơ, buồn buồn của tuổi học trò. Những sáng tác đầu tay của ông sau đó được tập hợp trong tập Hoa niên - tập thơ được Tự lực văn đoàn khen tặng (dưới tên Nghẹn ngào).

Thời kỳ Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh tham gia cách mạng ở Huế. Hòa bình lập lại, ông tập kết ra Bắc, làm việc ở Hội Văn nghệ, sau đó là Hội Nhà văn Việt Nam (1958), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Con đường và dòng sông (1980), Em chờ anh (1994)... Chủ đề quen thuộc thời kỳ này của ông là tình cảm với miền Nam quê hương, ý chí đấu tranh, khát vọng thống nhất Tổ quốc. Tác giả có những vần thơ thiết tha về quê hương đã đi vào lòng người với những sáng tác tiêu biểu như Quê hương, Nhớ con sông quê hương, Mặt quê hương... Với những đóng góp nổi bật đó, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996.

Vào những năm 80, Tế Hanh bị đau mắt, rồi ông mù dần. Hơn 10 năm trước, nhà thơ ngã bệnh nặng và nằm liệt giường, lúc mê lúc tỉnh. Những lúc tỉnh táo, ông vẫn nghe thơ, đón bạn bè đến thăm. Nhưng mấy năm gần đây, nhà thơ gần như sống thực vật.

Nhà văn Đào Thắng, chánh văn phòng Hội Nhà văn cho biết, hiện tại, Hội Nhà văn đang bàn bạc với gia đình nhà thơ để tổ chức chu đáo cho ông về nơi yên nghỉ cuối cùng.

Name:  con_song_que_toi_702.jpg
Views: 11026
Size:  95.8 KB

Nhớ con sông quê hương

Tế Hanh

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm của dòng trôi
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy
Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngã
Kẻ sớm hôm chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiên liêng, hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương

**** Cám ơn vì đã đọc bài ! Kỳ sau sẽ là nhà thơ PHẠM TIẾN DUẬT với bài thơ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn open vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
bo cau (19-07-2009), hat_de (19-07-2009), huuhuetran (02-08-2009), manh thuong (25-07-2009), THE GUEST (29-07-2009), Tien (01-08-2009), tiny (20-07-2009)