Xem riêng 01 Bài
  #3  
Cũ 03-05-2011, 19:53
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định Thư pháp Trung Hoa - Thảo thư



Ngày 15-04-2011, Bưu chính Trung Quốc phát hành bộ tem "Thư pháp cổ đại Trung Quốc - Thảo Thư" gồm 4 mẫu do Vương Hổ Minh thiết kế.

Thảo Thư ra đời khá sớm, từ đầu đời nhà Hán. Khi đó, Lệ Thư phổ biến, rồi nhờ cái bút lông (mao bút, do tướng Mông Điềm đời Tần phát minh), giấy (do Thái Luân đời Hán chế tạo) và mực (do Hình Di đời Hán phát minh), vì nhu cầu ghi chép nhanh nên người ta tìm cách tăng tốc độ viết, giản lược các nét bút, chữ viết uyển chuyển biến dạng thành ra lối Thảo Thư. Thảo Thư được chia làm Chương Thảo và Kim Thảo. Chữ Thảo lấy cơ sở là chữ Lệ thì được gọi là Chương Thảo (nghe nói vì Hán Chương Đế rất thích chữ Thảo mà có tên gọi như thế). Chương Thảo do Sử Du sáng tạo ra vào thời Hán Nguyên Đế (năm 48 trước công nguyên - năm 33 trước công nguyên). Tác phẩm của ông có tên Cấp Tựu Chương được coi như là tác phẩm thư pháp sớm nhất sử dụng lối Chương Thảo.

Sau này, khi chữ Khải ra đời, Trương Chi đã phát triển Thảo Thư thành một loại mới là Kim Thảo. Ông được tôn là “Thánh Thảo”. Nhà đại thư pháp Vương Hy Chi đã từng nhận xét trình độ Thảo Thư của mình cũng chỉ bằng Trương Chi mà thôi. Do vậy có thể thấy từ nhà Hán đến nhà Tấn, trên lĩnh vực Thảo Thư, Trương Chi có một vị trí rất cao, tên tuổi của ông đã gắn liền với sự hoàn mỹ của nghệ thuật Thảo Thư.

Nhưng nổi tiếng về Kim Thảo lại là hai cha con Vương Hy Chi, Vương Hiến Chi được tôn là “Thảo Thánh Nhị Vương”.

Rồi sau này tiến một bước nữa mà ra Cuồng Thảo (còn gọi là Đại Thảo hay Túy Thảo) “như thế đầy lãng mạn, nét bút liên miên tiêu sát, mực đẫm lâm li hào sảng, cơ hồ say sưa loạn cuồng, nhưng kỳ thực có khuôn phép quy củ hẳn hoi”. Hai thư gia Cuồng Thảo nổi tiếng là Trương Húc và Thích Hoài Tố đời Đường được tôn là “Cuồng Thảo Nhị Tuyệt”.

Thảo Thư thực chất không hẳn là một dấu mốc trong quá trình phát triển chữ Hán. Thảo Thư, nói một cách đơn giản là chữ Hán được viết rất nhanh. Tuy nhiên, Thảo Thư không phải là viết tùy tiện mà có quy ước, quy luật riêng của mình.

Trong Chương Thảo, các chữ được viết giản lược, nhưng từng chữ một rất rõ ràng, giản lược không nhiều, cách viết không khác so với chữ Lệ.

Kim Thảo có thể chia làm Tiểu Thảo và Đại Thảo (Đại Thảo còn gọi là Cuồng Thảo). Chữ Tiểu Thảo vẫn viết tách bạch từng chữ, còn Cuồng Thảo thì nét bút nối liền, vô cùng phóng túng. Chữ Cuồng Thảo đã hoàn toàn thoát khỏi tính thực dụng của văn tự, mà trở thành thể chữ thuần nghệ thuật.

Kim Thảo cũng có quy luật giản hóa, sử dụng các phù hiệu đơn giản thay thế các bộ thủ phức tạp. Tuy nhiên với những người không quen đọc thì sẽ khá khó khăn để đọc ra các chữ Thảo.
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 03-05-2011, lúc 21:59
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (15-03-2020), Đêm Đông (03-05-2011), dammanh (05-05-2011), hat_de (04-05-2011), hongduc2008 (11-05-2011), huybuixuan (03-05-2011), jojo11111 (04-05-2011), Ng.H.Thanh (04-05-2011), Nguoitimduong (03-05-2011), theloveofsiam83 (03-05-2011), Tien (03-05-2011), vnmission (03-05-2011), xihuan (04-05-2011)