Xem riêng 01 Bài
  #3  
Cũ 21-12-2007, 11:00
duca's Avatar
duca duca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 10-09-2007
Đến từ: Sagon
Bài Viết : 65
Cảm ơn: 6
Đã được cảm ơn 307 lần trong 55 Bài
Mặc định

Thực ra việc phiên âm chữ Quốc ngữ thuộc về trào lưu chung ở thế kỹ XVI-XVII, và trong ý hướng chung của một thời đại phát triển của Giáo hội Roma thông qua các giáo sĩ truyền giáo và tiếp xúc với nền văn hóa Á châu. Thật vậy, tại Trung Quốc khỏang từ năm 1584-1588 đã thấy xuất hiện quyển tự điển Bồ Đào Nha- Trung, hay tại Nhật Bản vào năm 1632 đã có quyển tự điển La tinh- Bồ Đào Nha- Nhật và quyển Văn phạm Nhật, riêng tại Việt Nam đã có hai quyển tự điển Việt- Bồ Đào Nha và Bồ Đào Nha- Việt của hai giáo sĩ Gaspar d’ Amaral (mất năm 1645) và Antonio Barbosa (mất khỏang năm 1645 hay 1646). Nh­ư vậy việc phiên âm chữ Quốc ngữ là công cuộc chung của nhiều người, tuy nhiên chúng ta vẫn xem Giáo sĩ Đắc Lộ là Ông Tổ của chữ Quốc ngữ do việc ông thành công và kết tinh công việc này qua ba tác phẩm “Phép giảng tám ngày…”, Văn phạm Việt ngữ bằng tiếng La Tinh, và Tự điển Việt- Bồ Đào Nha- La Tinh vào năm 1651.

Bài được Nguoitimduong sửa đổi lần cuối vào ngày 21-12-2007, lúc 16:20
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn duca vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huybh (19-10-2008), vumonglong (06-05-2009)