Xem riêng 01 Bài
  #3  
Cũ 29-11-2009, 11:10
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Lộ trình của những con tem Indochine "cấy lúa" in đè còn sót lại ....đã đi
Khi phân tích một sự kiên nên đặt vào chính hoàn cảnh lịch sử. Ở đây phải lưu ý hoàn cảnh xã hội VN lúc đó và tình hình sưu tầm tem ở Hà Nội và MBVN. Vì thế nảy sinh các câu hỏi sau cần giải đáp (!) :
1.Thông tin có 500 tờ tem Cấy lúa in đè thoát khỏi vụ cháy do ông THIỆN tặng một người Pháp (tin từ dammanh) hoặc do một người không rõ tên mua theo ông THIỆN (tin từ bác kimma)
Là đúng hay là sai ? Người mua là ai ?
2.Những con tem thoát khỏi đám cháy(do người giữ hộ lô tem ông THIỆN mua lấy ra), nếu có thì đi về hướng nào?
3.Những con tem Cấy lúa in đè ít ỏi hiện nay là do từ đâu mà có ?
4. Vì sao các bì thư này xuất hiện năm 1980 ? Không sớm hơn ? và là bì thực hay giả ?
5.Có lô tem cấy lúa thứ 2 ở trung du bắc bộ, rồi lô thứ 3 ở Hải Phòng theo tin từ tài liệu của ông J. Deroussaux hay của ông K.Lewitz cũng như hình ảnh các bì thư dán tem cấy lúa in đè trong các tài liệu này ?
DAMMANH xin trả lời từng câu :
Câu hỏi 1: Theo tôi thông tin này chỉ tin được 50%,vì bố tôi nói tặng một người pháp để ông ta tác động ban biên soạn catalog Yvert (thực chất ông này chỉ hứa suông mà không làm và lô tem 500 tờ = 50.000 con tem cũng biến luôn) và nếu có thì hiện đang nằm khắp nơi ở trời Âu, không thể ra vùng kháng chiến trong giai đoạn 1946 được !!!
Còn người nào mua 500 tờ ? Phải là người sưu tầm tem có tiếng ở Hà Nội và có nhiêu tiền, vì số tem theo giá mặt cũng bằng 12.500 đồng đông dương (theo bố tôi kể thì lúc đó 300 đ/tạ gạo hay 100 đ/3 tạ gạo) một số tiền không nhỏ !
Vậy người đó chỉ là Cụ CHINH (năm 1952 đi nam) Cụ THỨC phố Tràng Tiền nhà số 1, Cụ CÁN ở Hàng Trống, bác Thắng ở Lò Đúc. Và nếu một trong những người này mua thì lô tem này cũng đi sang phía trơì tây ! Vì những người trên không quan hệ gì với kháng chiến. Chuyển ra vùng kháng chiến làm gì ?

Khả năng buôn tem ra vùng kháng chiến là không tưởng ! Vì chính sách của Việt Minh đến 1949 là mọi thư đều chuyển không phân biệt có dán tem hay không ! Và nếu buôn thì buôn thực phẩm, thuốc men hiệu quả hơn trong tình hình xã hội lúc đó.

Câu hỏi 2 & 3 : Theo tôi lô này có, nhưng không nhiều ! Và người mua được là bác THẮNG Lò Đúc, không loại trừ tờ tem có bút tích của bố tôi là mua lại từ bác THẮNG. Sau có lẽ bác THẮNG ngại bố tôi hiểu lầm nên không bán nữa và sau 1975 có thể xé lẻ bán trong miền Nam, bỏ các tem có bút tích của bố tôi (chắc bác TG mua được nửa tờ tem cấy lúa in đè từ bác THẮNG). Những con tem này được tung cánh khắp nơi và vài con “hạ cánh” trên bì thư HCT giấy dó. Bác THẮNG có bố là người Pháp, trước 1975 bác THẮNG vẫn gửi tem cho bố vì thế không loại trừ những con tem cấy lúa vẫn sang Pháp đều đặn nên giá catalog YVERT trong giai đoạn này không tăng !
Tôi có thể kết luận những con tem INDOCHINE CẤY LÚA IN ĐÈ là do bác THẮNG mua và đi sang hướng tây - sang Pháp
Câu hỏi 4: Xin giới thiệu vài thông tin sau.
- Một thông tin : khoảng 1976-1978 khi tôi còn đang học Bách khoa Hà nội có một ông kỹ sư qua làm chuyên gia cho Nhà máy giấy Bãi Bằng, người Thụy Điển đi lùng bì thư giao liên không dán tem, giá đặt 1 lượng vàng /1 bì - rất cao giá thời đó ! Đây cũng là lý do bì thư xuất hiện năm 1980.
-Một thông tin: Cũng giai đoạn 1976-1978, có một lần vui chuyện bố tôi nói có người tự xưng là từng làm trong Ban văn thư của Việt Minh thời 1946-1954 chào bán một số bì thư cho bố tôi nhưng cụ không mua vì biết hàng giả, sau đó họ chào ai nữa tôi cũng không thấy nói.
Cũng trong giai đoạn này sự việc làm giả tem Đông Dương in đè của ông CHƯƠNG ở Khâm Thiên Hà Nội bị bố tôi phát hiện, sự việc này sau có sự dàn hòa của ai đó…cụ thể câu chuyện như sau:
Lúc đó vừa thống nhất, những người sưu tầm tem ở Miền Nam đặt bố tôi nhiều complete tem Indochine in đè, nhưng không thể đủ, thường thiếu 3 con tem Sihanuc in đè và tem Đàn Nam giao in đè QUỐC PHÒNG. Ông Chương đến gặp bố tôi và mua của bố tôi các tem đông dương xí muội (tem lẻ) loại đó. Sau đó thị trường Hanoi xuất hiện tem in đè SIHANUC và QUỐC PHÒNG. Bố tôi nghi ngờ và cụ bí mật đánh dấu các con tem xí muội Đông dương SIHANUC và ĐÀN NAM GIAO bán cho ông CHƯƠNG,và sau đó cụ mua được từ ông CHƯƠNG Các con tem in đè có dấu mà chính bố tôi đã đánh dấu…
Do đó không loại trừ có tem Indochine cấy lúa in đè là sản phẩm dõm của ông CHƯƠNG. (xác xuất nhỏ do in đè lên tem cấy lúa quá bé chữ in nhiều,khó làm).
Như tôi đã kể trên d/d temviet.com theo link: http://www.temviet.com/forums/showthread.php?t=1726
Khi rửa các con tem Indochine in đè mà cụ CÁN thu thập (người duy nhất ở MBVN có ý thức thu thập tem đông dương in đè liền mảnh giấy trên bì thư (sur letter) tuyệt nhiên không có con tem cấy lúa in đè (sự việc này tôi nhớ rõ vì bố tôi thường không vui khi gặp lại “ vật chứng” mà cụ mất toàn bộ gia tài tem Cấy lúa In đè do bị ăn trộm ! )
Hoàn toàn không có bì thư thật dán tem Indochine cấy lúa in đè, đây là sản phẩm của các ai đó làm bì thư đáp ứng nhu cầu của các nhà sưu tầm bì thư phitatelic và vì thế nó xuất hiện năm 1980 khi trào lưu sưu tầm bì thư phitatelic phát triển !
Câu hỏi 5: Theo tôi hoàn toàn không có lô thứ 2 ở trung du bắc bộ hay lô thứ 3 ở Hải Phòng. Điều đơn giản nếu có, các bạn tem của bố tôi ở Hải Phòng đã cho cụ biết tin ngay và thị trường tem chơi nhỏ bé ở Miền bắc VN trong giai đoạn này sẽ tràn ngập tem cấy lúa in đè ! Đây chỉ là suy nghĩ tưởng tượng để ngài DEROUSSAUX cố lý giải sự xuất hiện bì thư dán tem cấy lúa in đè !

Kết luận theo quan điểm riêng của tôi :
- Nếu bì thư,đã qua kiểm duyệt có dán tem Bác Hồ thì phòng nhì Pháp thời đó không thể bỏ qua ! (nếu giữ được phải là cấp có thẩm quyền cao).
-Bì thư dán tem cấy lúa in đè là chế tác sau này từ bì thư giao liên. Đây là cách, để tăng giá trị bì thư giao liên không tem được chế tác thêm tem để tăng giá trị !
-Con tem cấy lúa in đè trên bì thư HCT giấy dó lấy từ nguồn tem bác THẮNG bán ra ! Trước 1975 tem đi từ Hà Nội sang Pháp. Sau 1975 tem ghé qua SGòn Tp HCM rồi sang Pháp, Mỹ v.v...

-Trong giai đoạn 1970-1980 ở Châu Âu có phong trào làm bì thư phitatelic (phylately cover), có thể bì thư dán tem cấy lúa in đè là sản phẩm "khoái khẩu” cho các nhà sưu tầm như Klewitz nên có kẻ "với trình độ uyên thâm, kinh nghiệm đầy minh, ý tưởng đi trước thời đại ” tranh thủ chế tác ???
Một vài suy nghĩ chủ quan, rất mong được nghe các ý kiến khác ! Có gì sai mong mọi người chỉ cho dammanh !
Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc và sẽ đóng góp !




Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
19 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (30-11-2009), Dat_stamp (18-08-2012), gachjp (01-12-2009), hat_de (29-11-2009), hienthuong (08-12-2009), huuhuetran (29-11-2009), kimma (30-11-2009), manh thuong (30-11-2009), man_nguyen_1996 (02-12-2009), MeTemViet (30-11-2009), Ng.H.Thanh (29-11-2009), Nguoitimduong (29-11-2009), Poetry (18-08-2012), thanhtamstamp (29-11-2009), THE GUEST (29-11-2009), The smaller dragon (18-08-2012), Tien (29-11-2009), trithuc_nguyen (13-12-2009), vnmission (29-11-2009)