Xem riêng 01 Bài
  #21  
Cũ 01-02-2013, 21:26
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"


Vậy ai là người chụp những ảnh trên?

Những bưu ảnh trên thuộc về hai bộ sưu tập: bộ sưu tập Dieulefils và bô sưu tập Poujade de Ladeveze. Ta xem xét từng ông một.

Ông Pierre Dieulefils là người đầu tiên chụp ảnh phong cảnh, con người, chùa chiền... ở Hà Nội. Trong một cuốn sách ông đã viết: “Tôi chụp Hà Nội mỏi tay mà vẫn muốn chụp”. P.Dieulefils sinh ngày 21-1-1862 ở Malestroit, một ngôi làng nhỏ xứ Bretagne miền Bắc nước Pháp. Năm 1883, ông đăng lính và đến Bắc kỳ vào năm 1885. P.Dieulefils đóng quân ở Hà Nội nhưng cũng tham gia các chiến dịch của quân Pháp ở Bắc kỳ và chính trong khoảng thời gian này, ông bắt đầu chụp ảnh. Sau 2 năm ở Bắc kỳ, ông về Pháp nghỉ phép, lấy vợ rồi trở lại Hà Nội vào tháng 7-1888, mở một hiệu ảnh. Ông đã gửi những bức ảnh chụp Hà Nội và xứ Bắc kỳ tham dự Triển lãm Ảnh quốc tế tổ chức tại Paris vào tháng 4-1889 và được ban tổ chức trao huy chương đồng. Năm 1894, ông dọn về số nhà 53 phố Jules Ferry (phố Hàng Trống ngày nay). Cho đến nay, nhiều tấm ảnh đóng dấu địa chỉ 53 phố Jules Ferry vẫn thấy bán ở các cửa hàng dành cho các nhà sưu tập ở Pháp. Cũng năm 1894, ông đã trúng thầu chụp ảnh căn cước dán trên thẻ lưu trú của người nước ngoài sống tại Bắc kỳ và Trung kỳ (chủ yếu là người Trung Quốc). Việc đó đã tạo cho ông cơ hội đi nhiều nơi hơn để sáng tác. Tại Triển lãm Ảnh quốc tế Paris năm 1900, ông nhận được huy chương vàng cho những bức ảnh chụp Hà Nội và Đông Dương. Từ khoảng năm 1900, thế giới bùng nổ phong trào bưu ảnh, không chậm trễ với trào lưu này, năm 1901, ông bắt đầu phát hành bưu ảnh. Thiết bị nhiếp ảnh hồi đó rất nặng, cồng kềnh, dễ hư hỏng trong khi đường sá ở Bắc kỳ không hề dễ dàng cho việc đi lại và đi chụp ảnh cũng đồng nghĩa là thám hiểm, đã thế còn rất nguy hiểm nhưng lòng đam mê quá lớn khiến ông vượt qua tất cả. P.Dieulefils đã tham gia Triển lãm Ảnh quốc tế tổ chức tại Hà Nội năm 1902. Không chỉ trưng bày ảnh, ông còn đưa ra những bưu ảnh đầu tiên, vì thế người ta đã gọi ông là “Nhà nhiếp ảnh thám hiểm và sản xuất bưu ảnh”. Khách du lịch Châu Âu đến Hà Nội không thể bỏ qua cửa hàng bưu ảnh của ông và trong món quà mang từ xứ Đông Dương về bao giờ cũng có những tấm bưu thiếp chụp Nhà hát Lớn, Hồ Gươm, Dinh Toàn quyền, chùa Một Cột, phố Tràng Tiền, chùa Quán Sứ... Bị ốm nặng năm 1904, ông phải trở về Pháp an dưỡng nhưng khỏi bệnh, ông quyết định đi Campuchia. Trở lại Hà Nội, ông mở một cửa hàng mới tại số 42 và 44 phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) rồi lại xuống tàu thủy về Pháp để tham gia Triển lãm Thuộc địa ở Marseille (từ ngày 15-4 cho đến tháng 11-1906). Những bức ảnh của ông về Đông Dương lại được trao huy chương vàng. Năm 1909, ông xuất bản cuốn sách ảnh “Đông Dương tráng lệ và kỳ vĩ: Bắc kỳ, Trung kỳ” trưng bày tại Triển lãm Quốc tế ở Bruxelles năm 1910 và lại thêm lần nữa ông được ban tổ chức trao huy chương vàng.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, P.Dieulefils đều đặn trở lại Đông Dương tiếp tục sáng tác. Ông là nhà nhiếp ảnh thành công nhờ chụp con người, cảnh vật ở Đông Dương và điều đó cũng có nghĩa là ông đã quảng bá Đông Dương với thế giới. Người ta ước tính số phim ảnh và bưu ảnh của Pierre Dieulefils lên đến 5.000 bản, phản ánh mọi mặt của đời sống thường ngày ở Đông Dương thời đó. Nó giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tôn giáo khám phá Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Vân Nam (Trung Quốc) và Campuchia trong giai đoạn 1885 và 1925.

Còn ông Poujade de Ladevèze được biết đến qua các hình ảnh Saigon từ 1908-1922 với bộ sưu tập "Collection Poujade de Ladevèze". Poujade de Ladevèze có tên trong niên giám các địa chỉ thương mại ởSaigon năm 1922, kế tục thương gia C. David, sản xuất ảnh cartes postales rất sớm và đặc biệt bằng màu. Ông Poujade de Ladevèze chắc chắn cũng không phải là nhà nhiếp ảnh; ông thâu thập nhiều ảnh mà ông in ra nhưng không bao giờ ghi tên tác giả thực sự của các ảnh này

Như vậy ta có thể cho rằng chính P.Dieulefils là người chụp những bức ảnh "cô Ba" nói trên còn ông Poujade de Ladevèze mua lại bản quyền của ông P.Dieulefils từ sau năm 1908, tức là sau khi con tem "cô Ba" được in ra. Thực tế nhật ấn trên bưu thiếp cũng cho thấy điều này.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (01-02-2013)