Ðề Tài: DSTG ở Mexico!!!
Xem riêng 01 Bài
  #5  
Cũ 15-07-2009, 08:45
kemmut's Avatar
kemmut kemmut vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 16-12-2007
Bài Viết : 35
Cảm ơn: 3
Đã được cảm ơn 75 lần trong 25 Bài
Mặc định

4. Thành phố thời tiền Colombo Teotihuacan

Thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, kẻ thù của Teotihuacan là Cuicuilo sụp đổ, mở ra giai đoạn phát triển huy hoàng của văn minh thành thị Teotihuacan (nay thuộc bang México, nước Mexico). Có thể nói thành bang Teotihuacan từng là một trong những “triều đại” rực rỡ nhất trong lịch sử châu Mỹ cổ đại.

Theo thành tựu khảo cổ, Teotihuacan là một thành phố quy mô lớn, có diện tích hơn 20km vuông, được xây dựng ở trung tâm một thung lũng khá rộng và bằng phẳng. Từ trên cao nhìn xuống, Teotihuacan nổi rõ với trục đại lộ lớn gọi là Đại lộ Tử thần (Miccaotli) theo chiều bắc – nam chếch một góc 16 độ về nướng đông bắc, chia thành phố làm hai phần đối xứng đông – tây. Cuối đại lộ Tử thần về phía bắc là Kim tự tháp Mặt trăng, phía trước là một quảng trường lớn dùng làm nơi thực hiện các nghi lễ tôn giáo và sinh hoạt chính trị cộng đồng. Ở gần trung tâm thành phố là Kim tự tháp Mặt trời (kim thự tháp cao thứ 2 ở châu Mỹ: 60 m, sau Kim tự tháp Cholula cao 66m ở bang Pueble, Mexico). Các công trình dùng làm trụ sở các cơ quan làm việc, chợ búa, sân vận động, các công trình công cộng và nhà ở các công chức được xây dựng dọc theo Đại lộ Tử thần. Bao quanh trục đại lộ chính này là vô số phức hợp nhà thị dân được xây dựng với diện tích mỗi phức hợp khá rộng đủ chỗ cho nhiều người cùng ở. Tường các công trình nhà ở thường được làm bằng đá hoặc đất trộn, cửa vào hẹp dẫn vào một khoảng sân hẹp giữa nhà. Một số dãy nhà còn xây dựng mô hình kim tự tháp trước cửa với mục đích tôn giáo. Nhà vừa để ở, vừa làm xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa thủ công.




Cư dân thành bang Teotihuacan có nhiều nguồn gốc khác nhau, trong đó nhiều nhất là cư dân nói tiếng Nahuatl – tiền dân Aztec, bên cạnh là người Zapotec, Mixtec và Maya v.v.. Thành Teotihuacan phát triển thịnh vượng nhất vào khoảng thời kì thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Dân số toàn thành phố ước khoảng 150.000 dân, lúc đông nhất có thể đạt đến 250.000 dân, bằng một thành phố cấp tỉnh ở nước ta hiện nay. Qua con số này, phần nào ta có thể hình dung được sự thịnh vượng và tầm ảnh hưởng của đô thị này. Teotihuacan được cho là thành phố lớn nhất châu Mỹ thời kì trước khi người châu Âu đến. Một bộ phận cư dân làm nghề buôn bán, bộ phận khác làm nghề nông. Ruộng nương của họ chỉ nằm sát cạnh thành phố trong thung lũng phì nhiêu này.




Teotihuacan xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh, trấn giữ toàn bộ vùng cao nguyên trung Mexico, tiến hành gom dân cư sống rải rác tập trung thành các làng, thị tứ nhỏ để dễ bề quản lý và bắt buộc lao động tạo ra của cải vật chất. Nhiều thị tứ được xây dựng theo phong cách thành phố Teotihuacan, cũng có trục đại lộ, có quảng trường và đài tế thần.



Teotihuacan là một thành bang tôn giáo, trong đó vai trò của thầy tu là rất lớn. Theo niềm tin Aztec, thầy tu là người có quyền lực siêu nhiên, có thể giao tiếp với thần thánh và vạn vật nên sẽ là người chuyển tải thông điệp của thần thánh đến muôn dân và những mong ước của môn dân đến thánh thần. Mọi người kể cả tầng lớp thống trị và thần dân đều tôn trọng thầy tu, thành kính tuân theo các quy định về nghi lễ, tôn giáo. Những người có quyền lực trong xã hội thường chọn các vị trí xây nhà ở gần các khu vực tôn giáo với hy vọng được thần thánh chở che. Tôn giáo Teotihuacan mang tính đa thần, trong đó quan trọng nhất là Thần Mẹ đất phồn sinh, rồng Quetzacoatl (rắn thần có lông vũ) và thần Mưa.

Với những gì đã thể hiện, Teotihuacan xứng đáng là một di sản văn hóa thế giới để con người từ khắp năm châu chiêm ngưỡng, tìm hiểu.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kemmut vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (22-07-2009), exploration (15-07-2009), hat_de (15-07-2009), jojo11111 (19-07-2009), Tien (15-07-2009), tiny (22-07-2009)