Xem riêng 01 Bài
  #35  
Cũ 13-04-2014, 16:48
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định



Cuối tuần, song song với mấy màn trình diễn văn nghệ của anh Cánh Hoa Thời Loạn và anh Sĩ Nguyên, xin 8 vui về nhạc Vàng của quán Cà Phê này. Tôi chả nhớ Nhạc Vàng có nguồn góc từ đâu, cứ nghĩ rằng nhạc của một thời kỳ vàng son sau tiền chiến. Chỉ nhớ rằng miền Nam trước 75 hay ra loại nhạc tờ nhiều khổ mà các bạn ra vào Topic cũng thấy qua. Và chưa có nước nào trên TG phát hành kiểu này, theo tôi đó là món quà Âm Nhạc vừa ý nghĩa, vừa túi tiền của dân Việt. Có thể ký tên vào để kỷ niệm một chuyến đi, cuộc hẹn hò... Dân toán học thì có thể ghi lên công thức toán! Dân mê Games thì có thể dùng nhạc tờ để đánh ca rô hay chơi lô tô. Nhưng loại nhạc này bị tuyệt cấm sau 1975 vì bị cho là đồi trụy. Nhưng dân SG thời nào cũng mánh mung nên họ cắt lời đi và soạn cho guitar hay piano bầy bán trên đường Nguyễn Huệ vào mấy tháng cuối của năm 1975. Nghe nhạc đỏ thì chỉ cần xem TV hay khi đi sinh hoạt phường. Các quán cà phê lại toàn chơi nhạc ngoại, nhạc vàng không lời để thu hút giới trẻ và không bị chính quyền làm khó dễ. Nhưng lỗ tai mỗi người mỗi khác, người thích nhạc đỏ thì cũng có kẻ chuộng nhạc vàng. Mấy bác nhạc sỹ tôi quen cứ than rằng nhạc đỏ nghèo nàn ít người mê vì bị ép sáng tác mang mùi chính trị, gò bó còn nhạc vàng là tâm tư, cảm xúc thật của nhạc sỹ cho nên có nhiều cơ may viết những bài hát hay để đời vượt thời gian. Tôi không biết từ 'Nhạc Đỏ' xuất hiện từ lúc nào vì khi xưa tôi nhớ người ta gọi là nhạc Cách Mạng, Nhạc GP. Có người cho rằng
gọi 'Nhạc Vàng' để phân biệt với 'Nhạc Đỏ'. Vài lý luận về màu nhạc theo Wikipedia :

"Vàng" trong "nhạc vàng" không như "đỏ" trong "nhạc đỏ", vàng là màu sắc của sự thê lương buồn bã (Vàng của lá rụng, vàng của phản bội, vàng của mùa thu), ám chỉ sự não nề trong giai điệu & lời nhạc, cũng là phong cách trữ tình của tác giả. Còn "Đỏ" trong "nhạc đỏ" đơn thuần là màu của chủ nghĩa cộng sản. "Nhạc đỏ" là "nhạc cộng sản", "nhạc vàng" chỉ là "nhạc buồn não buồn nê". Cái tên cũng như chính nhạc "Vàng" đã có trước nhạc "Đỏ", nên việc gọi "nhạc vàng" không nhằm mục đích phân biệt với "nhạc đỏ", mà cho dù có nói ngược lại "gọi nhạc đỏ để phân biệt với nhạc vàng" thì vẫn còn vừa thiếu vừa thừa, thiếu là ngoài phân biệt với nhạc Vàng nó còn dùng để phân biệt với nhiều loại khác nữa, muốn kể phải kể cho hết, thừa là việc đặt tên để phân biệt là chuyện tự nhiên ai cũng biết nói ra làm gì?

Dưới đây là định nghĩa nhạc vàng theo Wikipedia.


Nhạc vàng là dòng nhạc Việt Nam ra đời từ thập niên 1960 với những giai điệu nhẹ nhàng (boléro, rumba, ballade...) và ca từ vừa bình dân, dung dị lại vừa đậm chất thơ. Trước năm 1975, dòng nhạc này chủ yếu phổ biến trong miền Nam. Sau đó, mặc dù bị cấm trên các phương tiện truyền thông, nhạc vàng vẫn được nhiều người ưa thích cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

Đối với người Việt ở hải ngoại thì nhạc vàng trở thành một dòng nhạc chủ đạo trong thị hiếu người nghe nhạc.

Các nhạc sĩ nổi tiếng của khuynh hướng nhạc vàng có Hoàng Thi Thơ, Anh Bằng, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh, Vinh Sử, Châu Kỳ, v.v.; và các ca sĩ là Thanh Tuyền, Chế Linh, Duy Khánh, Tuấn Vũ, Hương Lan, Giao Linh v.v.

Sau năm 1975, nhạc vàng đã bị chính quyền Việt Nam phân loại thành dòng "nhạc đồi trụy", đôi khi còn bị ghép thêm hai chữ "phản động" vì cho rằng đây là loại nhạc ru ngủ có khả năng tạo ra mầm mống phản cách mạng. Mãi đến khi bắt đầu thời kì đổi mới thì các loại nhạc vàng mới dần dà được xem xét lại và cho phổ biến một cách hạn chế tuỳ theo tác giả và tác phẩm.

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 13-04-2014, lúc 17:01
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này