Xem riêng 01 Bài
  #5  
Cũ 12-11-2008, 08:09
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định Các tham số quyết định giá trị bì thư thực gửi

Trước khi trình bày tiếp tôi muốn viết đôi điều
1.Xin đính chính một sai sót ở phần trên là tem sự vụ vẫn gửi thư ra nước ngoài trong các thư công vụ.
2.Bì thư cuối cùng tôi đưa lên đẹp vì các lý do sau
-bì thư đẹp,chất lượng bảo quản rất tốt,tem đẹp sạch và dấu rõ ràng
-dán đủ bộ tem HAI BÀ TRƯNG,một bộ tem có nhiêu đặc điêm thú vị:Là bộ tem đầu tiên phát hành tiền theo giá tiền mới.Chủ đề rất hay về lịch sử,về phụ nữ,tôn vinh vai trò người phụ nữ vn,đặc biệt cưỡi voi ra trận đánh giặc thật hiếm,xứng đáng 8 chữ vàng BÁC HỒ đã tặng ANH HÙNG,BẤT KHUẤT,TRUNG HẬU,ĐẢM ĐANG cho phu nữ vn.
-bộ tem còn để lại thắc mắc nhỏ: theo danh mục tem vn do CTT phát hành mới nhất thì con tem CẨM PHẢ là con tem cuối cùng in mệnh giá tiền cũ phát hành ngày 3/3/1959 còn bộ tem HAI BÀ TRƯNG là bộ đầu tiên phát hành tiền mới chỉ sau 11 ngày là 14/3/1959.Còn theo tài liệu của TRẦN NGUYÊN biên soạn có dẫn chứng cụ thể bộ HAI BÀ TRƯNG phát hành theo nghị định 16-NĐ 24-2-1959 của bộ trưởng GTBĐ,còn con tem MỎ THAN CẨM PHẢ phát hành 3/3/59 vậy có tài liệu nào làm sáng tỏ hơn vấn đề này??? Với riêng tôi cái gì còn bí ẩn cần khám phá là đẹp.
--bì thư dán cả tem tiền cũ và tem tiền mới,nhưng bố cục không lạc lõng chút nào vì ngày gửi thư rất gần ngày đổi tiền,cước phí đúng 20 xu cho 1 lá thư HK theo quy định mới.

####

2.Dấu nhật trình đóng trên bì thư:
Như đã đề cập,con tem là chủ thể bề nổi của bì thư thì dấu nhật trình đóng trên bì thư là chủ thể bề chìm,quan trọng không kém gì con tem,như NGƯỜI MẸ trong gia đình.Nó kết hợp với con tem một cách hài hòa tạo nên 1 vẻ đẹp hoàn mỹ,là chứng tích của lịch sử bưu chính và là thông điệp của quá khứ gửi đến cho hiện tại.
Xét một cách khách quan,vào nửa sau thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20,việc phát hành tem ở các nước thường ít mẫu tem nhưng số lượng lớn,thậm chí phát hành nhiều đợt và với 1 mẫu tem được dùng thời gian dài,chính vì thế giá 1 bì thư phụ thuộc mạnh vào con dấu.Đơn cử con tem đầu tiên lưu hành trên lãnh thổ Balan phát hành năm 1860 do chính phủ NGA HOÀNG phát hành được dùng đến tận năm 1918,khi nước Balan độc lập.Một bì thư dán con tem này phụ thuôc hoàn toàn vào dấu,có giá từ 400 euro đến 15000 euro.Những con tem CERES của PHÁP phát hành từ 1849 dùng đến cuối thế kỷ 19.Đặc biệt ở MỸ do đồng tiền ổn định giá,tem phát hành trên mỗi mẫu có số lượng rất lớn nên nhiều con tem phát hành từ thế chiến 1 ngày nay vẫn thấy dán trên bì thư một cách tự nhiên,không thấy sự lạc lõng gì cả.
-Dấu đi đóng trên mặt trước bì thư tối thiểu là 2 dấu,một hủy tem và thứ 2 để thể hiện rõ các chứng tích trên con dấu như thời gian là ngày tháng năm đóng con dấu,như không gian là địa phương đóng dấu (tên địa phương và thường tên nước) dạng con dấu như kích thước con dấu - đường kính có thể khác nhau,nhưng các con dấu nhật trình thông thường hình tròn (quy định ) còn các kiểu oval,chữ nhật,lục giác v.v.. chỉ dùng trong các trường hợp cá biệt như seaport ,hòm thư lưu động v.v...Một bì thư có giá trị dấu gửi thư phải luận ra được nơi gửi và ngày,tháng và năm gửi.Khi xác định rõ rồi thi thời gian càng sớm càng giá trị,thời gian gửi thư (thể hiện trên dấu) càng gần ngày phát hành tem càng tăng giá trị bì thư,dấu địa phương vùng càng ít dân sinh sống,dấu càng hiếm,càng giá trị, dân càng lười viết thư dấu thể hiện hiếm càng làm bì thư đắt,dấu vùng chiến sự tăng giá tri bì thư lên nhiều như dấu VĨNH LINH (năm chiến sự 1964-1972) dấu QUẢNG TRỊ 1971(minh họa).Đặc biệt dấu chuyên dụng của 1 số cơ quan đầu não dùng ,như quốc hội,trung ương đảng,mặt trận tổ quốc v.v....Ngày nay do liên lạc có nhiều hình thức nhanh và tiện lợi,nên bì thư thực gửi trên thế giới có phần giảm về số lượng.nên sưu tầm bì thư thực gửi CC càng ngày càng khó và giá bì thư sẽ tăng theo t/g.

Name:  IMG_5432.JPG
Views: 4599
Size:  49.3 KB



1.Bì thư gửi từ hải phòng có 2 dấu đóng rõ ràng,1 hủy tem,1 để luận t/g và k/g gửi thư,thư có dấu transit Hanoi.đúng cước phi HK lúc này là 650 đ

Name:  IMG_5503.JPG
Views: 3097
Size:  78.3 KB



2.Bì thư thực gửi dấu Con cuông nghệ an hiếm có thấy,hơn nũa cô nhân viên bưu điện lười, chỉ dóng 1 dấu.thư thực gửi 1961


Name:  IMG_5470.JPG
Views: 2876
Size:  78.8 KB




3.Bi thư gửi từ VINH LINH của ông CÔN gửi về nhà,bút tích ông CÔN,không có dấu đến, mua tại ĐỨC ,không rõ phải thực gửi không??

Name:  035a.JPG
Views: 3062
Size:  150.0 KB

























































4. Bi thư gửi từ tuyến lửa về 29/4/1975 QUẢNG TRỊ vừa giải phóng.dấu quảng bình

Name:  IMG_5437.JPG
Views: 2881
Size:  52.9 KB


5.Bì thư dấu Lai châu,còn ĐB có thể là đặc biệt hay điện biên,dấu khá hiêm trong dòng thư VNDCCH.
Đặc biệt cũng có dấu lỗi,như khắc có lỗi chính tả,thiếu thông tin như tên nước,gần đây có dấu chỉnh ngày tháng sai,đóng rồi lại phải đóng lại (minh họa).Trong trường hợp dấu đi có ngày tháng trước ngày phát hành tem thì có giá tri cao /trong dòng tem VNDCCH nhiều bộ tem phân phối xuống các địa phương mới công bố phát hành,nên xảy ra hiên tượng địa phương bán tem ra trước ngày tuyên bố phát hành,và có bì thư trước ngày phát hành một cách tự nhiên (minh họa).

Name:  DAU TRUOC NGAY PHAT HANH 1.3.56 DA THU NHO No 3a.JPG
Views: 2785
Size:  99.2 KB


6.Dấu ngày 25/2/56 trước ngày tuyên bố phát hành 1/3/1956 (rất tiếc chủ nhân đã rửa bì thư này )dấu gửi ra nước ngoài thiếu chữ VN.Mua chính chủ nhân người balan

Name:  003x.JPG
Views: 2804
Size:  110.0 KB


7. Bì thư có lỗi về dấu kỷ niệm,không đề rõ năm nào

-Dấu đến chỉ có tác dụng xác định rõ lộ trình của bì thư(chỉ làm giá trị bì thư tăng tối đa 5%,tuy nhiên trong trường hợp dấu đến đóng ngày sớm hơn cả dấu đi hay cách quá xa ngày gửi thư,thi gia trị bì thư tăng lên do tham số các sự cố đặc biệt (minh họa).Hoặc dấu đến chỉ ra địa phương đang xảy ra sự cố đặc biệt như chiến tranh,sóng thần,bão lớn v.v..…Tuy vậy dấu đến thiếu trong dòng PC gây 1 cảm giác bì thư thực gửi 50%..

Name:  0004.jpg
Views: 2832
Size:  91.7 KB



8.FDC thực gửi từ Saigon đi Litva,thư gửi cuối năm 2003,dấu đến đánh nhầm năm 2002

-Dấu chuyển tiêp(transit) nó cho biết lộ trình của bì thư,tuy nó không làm tăng giá trị bì thư lên nhiều nhưng trong trường hợp đặc biệt thì lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng (như bì thư chuyển bằng khinh khí câu khi Paris bị ĐỨC bao vây trong thế chiến 1,bì thư trong chuyến bay bị tử nạn,con tầu bị đắm.hoặc đơn giản hơn là Phương tiện đó dùng thời gian ngắn (minh họa)hay thư đi nhầm đường(minh hoa)


Name:  021.JPG
Views: 2729
Size:  70.5 KB


9. Bì thư gửi đi TIỆP KHẮC từ Thanh Hóa transit Hà Nội,lộ trình hợp lý

Name:  052.JPG
Views: 2807
Size:  152.3 KB



10,Mặt sau bì thư từ NEPAN Gửi đi LITVA,lại đi vòng qua NGA,bằng chứng dấu tiếp nhận tại nga và dấu transit là bưu cục ở sân bay quôc tế NGA.

Name:  056.JPG
Views: 2777
Size:  194.5 KB


11.Bì thư gửi từ tiêp khắc đi ÁO,thất lạc đúng 1 năm,từ 2/1/1973 đến 8/1/1974 (qua dấu đến cho thấy sau 1 năm lại trở về Brno Tiệp khắc)mặc dù Brno nằm ngay biên giới Áo.


-Dấu kỷ niệm là dấu do bưu điện phát hành nhân kỷ niêm phát hành 1 bộ tem mới hay kỷ niệm 1 sự kiên trọng đại,ngày nay dể quảng cáo du lịch hay ủng hộ một phong trào,một sự kiện nên có dấu kỷ niêm kết hợp liên dấu nhật trình (minh hoa) Đặc biệt dùng dấu kỷ niệm thay cho dấu nhật trình trong bì thư CC thì rất quý! theo thời gian là 1 minh chứng dấu đó do bưu điện làm ra và để chứng tỏ tính trung thực phải có dấu đến để xác định PC hay FDC thực gửi ,nếu không có bì thư loại này thiếu tính tự nhiên của nó!
Ngày nay dấu kỷ niệm có thể do các công ty hay tổ chức từ thiện ,câu lạc bộ phát hành nên chỉ có ý nghĩa tuyên truyền,ít tăng giá trị bì thư,nhưng ngược dòng thời gian thì nhiêu khi có giá tri cao,như dấu kỷ niệm do SUNHASABA phát hành trong dòng thư VNDCCH,dấu CTĐ trong thế chiên 1&2,dấu kỷ niệm trong bì thư indochine hay bì thư
3.Dấu bưu cục khu phố trong nội thị
Ngoài ra còn các con dấu gửi xe lửa như dấu hà nội ga,v.v..VNCH, LOGO các hotel nổi tiếng,hãng nổi tiếng v.v..


Name:  IMG_5483.JPG
Views: 3082
Size:  87.5 KB

12. Bưu ảnh gửi sang ĐÔNG ĐỨC có đóng dấu kỷ niệm chào mừng ĐHĐ lần 3

Name:  005x.JPG
Views: 2787
Size:  157.3 KB
13.FDC Đầu tiên do Công Ty SUNHASABA phát hành,dấu kỷ niêm các tỉnh như hanoi,thai nguyen,haiphong,v.vv.Vĩnh linh chính là địa phương có cầu HIỀN LƯƠNG
Là ranh giới tạm phân chia theo hiệp đinh GENERVER khi đất nước chưa thống nhất.

Xin giới thiệu một số con dấu trong dòng thư VNDCCH.
1 Dấu bưu cục trung tâm thành phố.
2,Dấu bưu cục địạ Phuơng cấp huyện
Trong dòng thư VNDCCH ,dấu thường khắc gỗ,vi thế dạng rất khác nhau,dấu chưa có mã số bưu cục,mà cho tới tận năm 1976 mới có.Dưới đây là một vài dấu các tỉnh quận , huyện trong dòng thư VNDCCH.

Name:  007.JPG
Views: 2787
Size:  141.5 KB


14 Dấu mot vai tỉnh thành,bưu cục trung tâm.Thứ tự 01-hanoi,02-haiphong,03-haiduong, 04-dienbien,05-vinhyen,06-yên phong,07-haiphong2,08-hanoi2,09-hanoi3,10-laocai,11-sontay,12-ninh bình.v.v..


Name:  008.JPG
Views: 2734
Size:  110.1 KB




15.Dấu các bưu cục địa phương,theo thứ tự 01-ninh giang,02-ky anh,03-dong dao,04-lao..
05-binh gia,06-,07-hoan kiem,08-an duong.

Name:  001.JPG
Views: 2805
Size:  115.8 KB









































16.Mặt trước bi thư FDC kỷ niệm phát hành bộ tem100 năm của phong trào chữ thập đỏ. Có dấu kỷ niệm ,dấu ngày gửi thư là ngày phát hành đầu tiên nhãn bảo đảm …

Name:  002.JPG
Views: 3040
Size:  132.3 KB


17.Mặt sau của bì thư fdc thực gửi:có dấu đến của bưu điện Hanoi,có dấu tiếp nhận của sunhasaba và bút tích nhân viên nhận,có tem phụ dán thêm,đây la 1 FDC Thực gửi hoàn toàn.
Phần tiếp theo,tôi sẽ trình bày các tham số khác nhu thiêt kế phong bì,các dấu khác dấu nghiệp vụ bưu chính,các nhãn tem bưu chính và nhãn các tổ chức khác và cuối cùng một số kinh nghiệm đánh giá nhanh sơ bộ 1 bì thư thực gửi và đề cập vài bì thư ngụy tạo
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
20 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (12-11-2008), Dat_stamp (08-05-2012), Dungrocker (21-01-2015), hat_de (12-11-2008), Hoang Thy (12-01-2009), huuhuetran (13-11-2008), KTS (12-08-2011), manh thuong (09-12-2008), moclan (23-05-2012), Nguoitimduong (12-11-2008), nguyenhuudinhue (13-06-2011), Poetry (07-03-2013), Sunny (20-03-2009), thang (30-06-2011), thanhtruc (18-04-2011), The smaller dragon (08-12-2008), tien039 (02-06-2012), tiendat (12-11-2008), vnmission (12-11-2008), xihuan (12-11-2008)