Xem riêng 01 Bài
  #7  
Cũ 01-07-2015, 17:53
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ 7

Đồng Lúa Miền Tây Nam Bộ

Các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam được gọi là Sông Cửu Long, mỗi phân lưu dài chừng 220-250 km. Lưu lượng nước các phân lưu rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến 120.000 m³/s vào mùa mưa, và chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp tạo nên đồng bằng châu thổ rộng lớn rất phi nhiêu ở Nam Bộ Việt Nam lý tưởng cho ngành Nông nghiệp.

* Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng (Sóc Trăng) và đổ ra biển trước kia bằng ba cửa: Định An, Ba Thắc, và Tranh Đề. Cửa Ba Thắc khoảng thập niên 1970 đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn hai cửa biển ngày nay.

* Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp) đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa:

* Sông Mỹ Tho, chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho và phía nam Gò Công, ra biển bằng cửa Đại và cửa Tiểu qua đường sông Cửa Tiểu
* Sông Hàm Luông, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông

* Sông Cổ Chiên, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh (tên cũ Vĩnh Bình), đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu.

* Sông Ba Lai chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa), ra cửa Ba Lai.

Đồng bằng sông Cửu Long là kiến tạo tương đối mới trên một vùng châu thổ với cảnh quan điển hình của một vùng sinh thái sông nước. Lịch sử nền văn minh sông nước ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu từ rất sớm. Văn minh Đồng bằng sông Cửu Long được mênh danh là văn minh sông nước với ‎ nghĩa đầy đủ và đa dạng của nó: Văn minh Nông nghiệp thể hiện qua lúa nổi – lúa trời, văn minh kênh rạch, văn minh chợ nổi, văn mịnh cảng thị và văn minh miệt vườn.

Từ thời xa xưa, ở vùng châu thổ có các đồng lúa nổi. Người ta gọi dòng lúa nổi là lúa trời vì cư dân lúc bấy giờ không phải gieo cấy. Cây lúa lớn mạnh theo từng con lũ trong khi các cây cỏ khác bị chết ngộp không theo kịp nước, và về cuối mỗi mùa lụt thì chúng đơm bông, kết hạt cứng chắc, nặng trĩu, sẵn sàng cho vụ thu hoạch.

Giống lúa mùa nổi được người dân canh tác hàng trăm năm qua, có thể đạt đến độ cao 7m theo con nước lũ. Đặc biệt, gạo lúa mùa nổi rất thơm ngon. Giống lúa nầy rất thích hợp cho vủng An Giang, nằm ở thương lưu ĐBSCL vì vùng nầy hay bị ngập lụt nhiều tháng trong năm.


Đây là một cánh đồng lúa nổi đang mùa thu hoạch. Trung bình 1ha lúa mùa nổi chỉ đạt năng suất từ 1 -1,2 tấn/ha nhưng bù lại gạo lúa nổi rất ngon nên giá bán cao hơn. Khi trồng thì lại rất đơn giản chỉ cần rải lúa giống lấp lại cho chim, chuột khỏi ăn thế là xong.

Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu lúa sẽ nảy mầm và phát triển. Đến mùa nước tràn đồng, cây lúa lênh đênh theo con nước…cho đến thu hoạch là 6 tháng.

Khi thu hoạch xong lúa mùa nổi, nông dân tận dụng phần rơm rạ dùng làm phân để trồng hoa màu, tăng thêm thu nhập.

Và đây là những đồng lúa bát ngàn ở những vùng ít bị ngập nước của Miền Tây mà sự rộng lớn của nó được người dân diển tã như : “ Chó chạy cong đuôi, Cò bay mỏi cánh “.





__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (09-07-2015), manh thuong (03-07-2015)