Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 25-12-2013, 16:22
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định Nhân Ngày Giáng Sinh 2013

Nhân ngày Giáng Sinh 2013, xin nhớ về Thiên Chúa và tìm hiểu / nhớ lại LS Ông Già Nô En.

25/12 CHÚA GIÁNG SINH

VÀ KITÔ GIÁO



Trong đạo Thiên Chúa (còn gọi là Kitô giáo) có 2 ngày lễ trọng đại nhất, là Lễ Giáng Sinh (vào ngày 25/12 DL hàng năm) và Lễ Phục Sinh (ngày Chủ nhật đầu tiên sau trăng tròn của tiết Xuân Phân).
Giáng Sinh là ngày chúa Jesus ra đời theo lịch và trong sách Phúc âm vào lúc nửa đêm ngày 24 rạng 25 tháng 12 DL. Theo lịch sử và Kinh Thánh viết về cuộc đời của Chúa Jesus và đạo Thiên Chúa như sau :

- Năm thứ nhất của lịch công nguyên, Đức Jesus là dân Do Thái (Israel) ra đời trong một gia đình nghèo tại vùng Galilée. Đức Jesus được sinh ra trong hang Betlé-hem gần thành Jerusalem phía bắc nước Do Thái (thời gian này được gọi là Lễ Giáng Sinh).

Đức Jesus là con của ông Joseph và bà Maria (nhưng theo Kinh Thánh, bà Maria đã nằm mộng thấy Đức Chúa Trời ban cho bà Chúa Jesus xuống thế nhằm chuộc tội cho dân Do Thái. Trùng khớp với lời của nhà tiên tri Prophète báo rằng, thần Jehovah – vị thần linh của dân Do Thái – sắp sai người xuống chuộc tội cho dân chúng, vì nhóm thầy tu được gọi là Pharisièns hay làm điều xằng bậy hiếp đáp dân lành làm ai cũng phẫn nộ).





Đức Jesus được sinh ra rất thông minh, ngài theo Do Thái giáo, sau thấy đám thầy tu làm nhiều chuyện bậy bạ hà hiếp dân lành nên ngài lập ra đạo Kitô để cứu đời.

- Năm 30, Đức Jesus từ bỏ nghiệp cha là thợ mộc để đi rao giảng đạo lý và chữa bệnh, trong thời gian đi khắp nước, ngài thu nhận được 12 tông đồ và dân Do Thái đều rất hâm mộ đạo Kitô. Người cầm quyền Do Thái giáo rất tức giận và báo cho Tổng trấn La Mã là Pontius Pilate đến bắt ngài, cho rằng ngài là mối nguy hiểm chính trị có thể lật đổ chế độ Đế quốc La Mã đang cầm quyền.

- Năm 33, Đức Jesus bị đóng đinh trên cây thập giá. Dù Pilate cho rằng ông không tìm thấy tội gì nơi Đức Jesus, nhưng trước áp lực của những người cầm quyền Do Thái giáo, ông ta phải khuất phục đem Đức Jesus ra xử. Những người theo Đức Jesus xem ngài là Chúa Cứu Thế (Đấng Messiah : Đấng tuyển chọn, tiếng Hy Lạp có nghĩa là Kitô).
Sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thâp giá đên chết, bọn La Mã đưa chôn ngài trong một hầm đá, nhưng ba ngày sau, Chúa Jesus đội mồ sống lại và lên trời (đây là thời gian của Lễ Phục sinh).

Lịch sử từ đạo Kitô


Những tông đồ của Chúa Jesus bắt đầu đi rao giảng Kinh Thánh (Kinh thánh có Cựu Ước viết trước công nguyên và Tân ước viết vào thế kỷ thứ I) khắp La Mã, vào năm 313 người La Mã mới chấp nhận Kitô giáo trong đế quốc của mình, khi hoàng đế Constantine lên nắm quyền cai trị đế quốc La Mã.






Nhiều thế kỷ sau, Kitô giáo lại chia thành 2 nhóm : Nhóm Giáo hội La Mã ở phía tây châu Âu, và nhóm Giáo hội chính thống ở phía đông tập trung vào Constantinople của hoàng đế Byzantine (Năm 1453 thành phố Constan-tinople rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ, người Nga đưa giáo hội phía Đông về Moskva, cho nên theo lịch cũ của người Nga không chấp nhận việc thay đổi ngày 4/10/1582 thành ngày 15/10/1582 như quyết định của Giáo hội La Mã thời Giáo Hoàng Grégoire XIII ban hành. Sau Cách Mạng Tháng Mười, người Nga mới chấp nhận sửa lại ngày của lịch như bây giờ và phục tùng thống nhất một Giáo Hoàng tại La Mã).
Rồi ngay tại châu Âu, Kitô giáo cũng có sự canh tân bởi Luther và Calvin, hai người này không phục tùng Giáo hội La Mã, họ sáng lập hệ thống đạo Tin Lành (vào thế kỷ XVII và XVIII). Đó là quá trình của đạo Kitô (Thiên chúa giáo) cho đến nay.


Những tập tục trong mùa Giáng Sinh

Trong ngày Lễ Giáng Sinh (theo châu Âu còn gọi là lễ Noel), các giáo dân (trên toàn thế giới khoảng 1,3 tỷ người, chưa kể tín đồ theo đạo Tin Lành) từ các quốc gia trên trái đất làm lễ rất trọng thị. Trong đó tín đồ Thiên Chúa giáo người Việt chúng ta rất đông, mọi người ăn mặc thật đẹp như những ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền để đi lễ nhà thờ vào nửa đêm.
Trong dịp Lễ Giáng Sinh, nhà nhà đều treo đèn ngôi sao, tượng trưng lúc Ba Vua theo ánh sao trên trời chỉ đường đến nơi Chúa Hài Đồng mới sinh ra đời, họ cũng dựng cây thông cùng hang đá để nói về nơi Chúa Jesus được sinh ra.
Sau khi dự lễ nửa đêm trở về nhà, mọi người quây quần bên gia đình làm tiệc (réveillon) mừng Chúa giáng sinh, với những món ăn ngon nhất (như thịt Cừu, thịt Dê, thịt Chó – thay cho thịt Chiên – hay thịt Ngỗng. Nhà nghèo cũng thịt gà, thịt vịt…), cuối cùng món bánh kem Giáng Sinh theo truyền thống của người châu Âu du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc.





Lễ Giáng Sinh còn hào hứng với hình ảnh Ông già Noel đi tặng quà các em nhỏ. Còn trong gia đình, cha mẹ cùng các anh chị cũng mua quà để dưới gốc cây thông cho con, cho em mình. Bạn bè thân hữu gửi đi những thiệp mừng chúc tụng nhau hoặc gửi quà cho nhau. Làm không khí trong đêm Giáng Sinh vô cùng náo nhiệt và hào hứng.
Bên Âu – Mỹ người ta nhân dịp Lễ Giáng Sinh cho nghỉ đông, là lúc mọi người rãnh rỗi đi gặp gỡ chúc mừng nhau và cùng ăn mừng lễ cho đến tết Dương lịch mới dứt.


Nguyễn Việt
Nguồn : Một Thời Saigon
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (25-12-2013), manh thuong (26-12-2013), PéPò sữa (25-12-2013), stamp-history (25-12-2013), Tien (25-12-2013), tiny (25-12-2013)