Xem riêng 01 Bài
  #10  
Cũ 26-03-2010, 18:01
hat_de's Avatar
hat_de hat_de đang trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,596
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định gk vít rối ghê #:-s....

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Một trong những giá trị chính của tem phát hành là sự chính xác: chính xác các chi tiết cụ thể về người, vật, ...

Những điều bác Rồng nói rất có lý, và đó là những gì chúng ta vẫn hướng tới. Tuy nhiên nó ko phải là thực tế !

Sở dĩ gk khẳng định như vây bởi, việc thể hiện 1 đề tài nào đó trên tem, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tạm thời gạt chính trị sang 1 bên, mà bàn về tính khoa học và nghệ thuật trên con tem.

Nếu như tính chính xác về các chi tiết cụ thể về người, vật thể hiện cho mặt khoa học, buộc thiết kế phải thuật chuẩn xác với thực tế thì mặt nghệ thuật người nghệ sĩ lại có sáng tạo riêng. Đó là tính ước lệ, tính tựơng trưng. Phong cách nghệ thuật ko phải sinh ra để phản khoa học, mà nó diễn đạt ý tượng ko dựa trên sự tuyệt đối chính xác về mặt khoa học. Sự ước lệ tượng trưng đó có trong âm nhạc, sân khấu, hội hoạ ....và cả trên tem.

(gk sẽ chứng minh nó ở phần dưới)

còn về sự kiện và niên đại thì đó là lịch sử và ko chấp nhận việc ước lệ tượng trưng, đúng như bác Rồng nói

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Một trong những giá trị chính của tem phát hành là sự chính xác: chính xác các chi tiết cụ thể về người, vật,sự kiện, niên đại ...
!
vậy nên điều bác Rồng nói

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài

Giá trị chính xác đã khiến cho người có trách nhiêm thiêt kế mẫu tem phải tìm hiểu đề tài thiêt kế đến nơi đến chốn.
!
và chuẩn xác, nhưng việc tìm hiển tới nơi tới chốn đó gk cũng đã nêu trong bài post trên kia, và gk cũng nói thêm rằng việc tìm hiểu cặn kẽ, tới nơi tới chốn về mặt khoa học, kỹ thuật ko có nghĩa là thể hiện chính xác trên tem như vậy. Bởi đôi khi tính tượng trưng của con tem ko buộc nó phải tuyệt đối chính xác như 1 bản vẽ hoa học, hay cố gắng càng sát thực càng tốt. Vì nếu như vậy nó sẽ ko đạt được hiệu quả về mặt hình tượng nghệ thuật.

tiếp tới ý kiến

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Nếu người họa sĩ thuần túy chỉ biết nghệ thuật qua trí tưởng tượng của họ thì người vẽ tem cần phải học vẽ và học cả chữ nữa! Xin theo dõi Tạp Chí Tem để biết những họa sĩ trong Công Ty Tem Việt Nam hiện nay đã phải khổ công như thế nào mỗi khi thiêt kế mẫu tem.
gk nhất trí với bác, vẽ tem ko chỉ hoàn toàn bằng trí tưởng tượng nếu đó ko phải 1 đề tài ... tưởng tượng.

vẽ cách điệu, ước lệ, tượng trưng thì được, nhưng phản khoa học thì ko được, ví dụ việc cho cụ Chu Văn An đeo kính. ĐÓ hoàn toàn là trí tưởng tượng mà ko tham khảo các dữ kịên lịch sử. Lại còn in sai chữ, mẫu tem đó là 1 bài học đắt giá cho VN.

Việc hoạ sĩ phải khổ công cho mẫu thiết kế là điều nên.

- khổ công về tính chính xác về mặt khoa học
- và còn cả khổ công về sáng tạo cách điệu, tượng trưng.

trình bày thì hơi dài, trở lại ngưng phát hành.

Nếu bộ tem ko đạt về mặt thiết kế thì chỉnh thiết kế để tiếp tục phát hành.
Còn nếu vì 1 lý do "tế nhị" nào đó thì kể cả mẫu thiết kế đạt 10/10 về mặt khoa học và cả nghệ thuật cũng vẫn bị ngưng.
Bởi con tem ngoài là 1 tác phẩm nghệ thuật còn là 1 sản phẩm văn hoá, thậm chí 1 công cụ chính trị. Điều này đã khá rõ, ai cũng biết, và có rất nhiều ví dụ trong quá khứ và cả hiện tại, vậy gk xin ko minh hoạ nữa. Nhiều khi 1 bộ tem hoạt hình ra đời cũng gây căng thẳng chính trị giữa 2 quốc gia huống hồ vấn đề nhạy cảm.

Tóm lại nếu quyết định ngưng phát hành 1 mẫu tem chỉ vì lý do thiết kế hoàn toàn ko thuyết phục. Mẫu Hoàng Sa nếu ko sử dụng thiết kế trên thì có thể chỉnh lại tới khi nào đạt. Có thể nó đã được ngưng nhưng ko vì những lý cho bưu chính, mà 1 loại "chính" nào đó khác.

Trở lại vấn đề tính chính xác của thiết kế. gk nhất trí quan điểm về tính chính xác về niên đại, và tính chính xác các chi tiết cụ thể về người và vật, nhưng gk cho rằng điều đó chỉ có tính tương đối trong 1 số trường hợp. Vì nếu nhất nhất thế thì nhiều bộ tem đã ko được phát hành. Để minh hoạ cho ý kiến của mình xin mạn phép đưa 1 ví dụ mặc dù nó ko liên quan tới vấn đề Trường Sa & Hoàng Sa.

Sở dĩ sử dụng ví dụ sau bởi nó lý giải được cho tính chính xác khoa học về thời điểm sự kiện và thể hiện được tính tượng trưng của nghệ thuật.

Sau đây là 5 tờ lịch tem về cùng 1 sự kịên. Sự kiện con người lần đầu tiên rời khoang tàu vũ trụ để ra ngoài khoảng ko ngày 18.3.1965

đây là 1 tờ lịch tem của VN có hình khoang tàu và nhà du hành Lê-ô nốp bay bên ngoài

Name:  444.jpg
Views: 1261
Size:  24.7 KB

tờ lịch tem thứ 2 cũng của VN minh hoạ nhà du hành kể trên với 1 dải trắng uốn hình chữ S nếu bạn để ý kĩ

Name:  18.3 - VN.jpg
Views: 1281
Size:  27.6 KB

dải trắng đó tượng trưng do ống nối với khoang tàu, mà tờ lịch tem cùng nội dung sau nhưng của Mông-cổ mô tả

Name:  18.03.jpg
Views: 1236
Size:  24.9 KB

có thể nhìn rõ nó hơn qua tờ lịch tem của Nga

Name:  1st man in space !.jpg
Views: 1578
Size:  39.0 KB

và cả Hung-ga-ri

Name:  18-19!3.JPG
Views: 1237
Size:  8.8 KB

5 tờ lịch tem trên mô tả cùng 1 sự kiện, đó là việc tàu Phương đông 2 bay lên quỹ đạo thành công và đêm ngày 18.3 Lê-ô nốp đã ra ngoài khoang tàu trở thành nhà du hành đầu tiên đi bộ trong không gian. Tàu trở về trái đất ngày 19.3

Cái mà các tờ lịch tem hướng tới là thể hiện sự kiện con người lần đầu tiên bước ra ngoài khoảng ko mà vẫn tồn tại ko cần sự bảo vệ của khoang tàu.

Các chi tiết cần thể hiện gồm có:

1. nhà du hành
2. khoang tàu
3. dây nối
4. thời điểm diễn ra sự kiện.

Cái thứ 4 thì phải chính xác, ko thể cách điệu.

Còn 3 chi tiết mô tả người, vật thì có thể cách điệu, mang tính tượng trưng.

Thậm chí sự tượng trưng còn ... hơi trái ngược nhau 1 chút. Trong tờ lịch tem của Hung bộ đồ nhà du hành màu trắng bình dưỡng khí màu cam. Còn mẫu tem của Nga thì màu ngược lại. Ko rõ nước bạn Hung vẽ sai hay nước chủ nhà Nga vẽ sai. Nhưng xem ra cái bình dưỡng khí tròn ủng nhưn trên tờ lịch tem của chủ nhà là ... ko ổn tí nào.

Nếu vì vẽ ko chính xác mà tem ko được phát hành e rằng lượng tem trên thế giới giảm còn 1 nửa. Trong thực tế có sự dao động giữa tính chính xác về mặt khoa học và tính tượng trưng về mặt nghệ thuật.

Minh hoạ trên chỉ là 1 ví dụ rất nhỏ, bởi so với năm 1992, hàng trăm mẫu tem của rất nhiều nước phát hành kỉ niệm 500 năm sự kiện Christop Colombus tìm ra châu Mỹ nhiều khi chi tiết giữa chúng có sự khác biệt rất lớn. Điều đó 1 lần nữa cho thấy, tính chính xác là điều mà các mẫu thiết kế nên hướng tới, nhưng nếu nó ko chính xác thì hoặc là vẽ sai hoặc là cách điệu đi 1 chút. Nếu sai lớn thì phải chỉnh, còn ko sự khác biệt do cách điệu có thể chấp nhận được. Và cho tới bây giờ nó vẫn đúng.

Trở lại mẫu Hoàng Sa của bác Trâu, nếu sai lớn về niêm đại và chữ nghĩa thì phải chỉnh, còn hình ảnh ngọn sóng, mái đình hoàn toàn mang tính tượng trưng... cùng với hình đầu rồng trên con thuyền mỏng manh nó đại diện cho VN. Đó là 1 hình ảnh hoán dụ, có thể nói là từa tựa như việc dùng "áo vải" để nói về Nguyễn Huệ. gk vẫn cho rằng cho dù ko thể hiện thật chính xác về mặt khoa học thì việc dùng con thuyền tượng trưng cũng thể hiện được tinh thần chủ đạo của mẫu tem.

còn vấn đề quy trình phát hành tem thời VNCH, bản thân gk cũng ko biết, mà chỉ đưa ra giả thiết của mình

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Còn vấn đề tem thời VNCH như thế nào, tôi không muốn đề cập ở đây vì tôi không muốn dùng trí tưởng tượng để vẽ ra tiến trình quyết định phát hành hay không phát hành tem thời VNCH.
Chúng ta ko dùng trí tưởng tượng để vẽ ra tiến trình quyết định ngưng hay ko ngưng phát hành tem thời VNCH, và chúng ta cũng ko dùng trí tưởng tượng của mình để giả thiết về quyết định ngưng của trường hợp tem Hoàng Sa ngày đó.

Tại thiết kế hay tại chính trị, nếu ta khẳng định lúc này, đề là trí tưởng tượng của chúng ta.

Còn tư liệu hình mà bác đưa ra

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Tôi chỉ post thêm hình ảnh loại thuyền ba buồm đặc biệt mà tiền nhân chúng ta đã cấu tạo mỗi khi đi Hoàng Sa, một cuộc hải hành vô cùng nguy hiểm trong thế kỷ XIX, chứ không phải căn cứ trên lý thuyêt hay trí tưởng tượng mà viết đâu!
Nó rất quý, nó hoàn toàn ko phải sự tưởng tượng của những người sưu tầm chúng ta, nó là các ghi chép khoa học.
Còn các tờ lịch tem gk sử dụng trong phần minh hoạt hôm nay cũng hoàn toàn ko phải là tưởng tượng, nó là những mẫu tem có thật, và được phát hành chính thống. gk đưa lên minh hoạ cho thêm phần sinh động tranh luận của mình.

gk cũng xin được trình bày thêm là việc bổ sung ý kiến, bổ sung tranh luận hoàn toàn ko vì ý gì khác ngoài việc để làng tem chúng ta có những cái nhìn khách quan nhất.

Nếu có điều chi mạo phạm xin các bác bỏ quá cho và trân trọng cảm ơn các bác đã thẳng thắn khách quan tham gia viết bài.


mời các bác trở lại với vấn đề chính: Hoàng Sa
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran

Bài được hat_de sửa đổi lần cuối vào ngày 26-03-2010, lúc 18:03
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
đậu trắng (08-06-2011), lydainghia (27-05-2011), manh thuong (27-03-2010), Ng.H.Thanh (08-06-2011), Poetry (26-04-2011), thanhtruc (08-06-2011), Tuancan (08-06-2011)